Bị sỏi thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người sỏi thận
Bị sỏi thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận vô cùng quan trọng vì nếu bổ sung không đúng có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Cùng NRECI tìm hiểu về bệnh lý sỏi thận cũng như dinh dưỡng cho người suy thận qua bài viết bên dưới nhé!
Sỏi thận là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Một trong những cách điều trị hiệu quả nhất cho bệnh sỏi thận chính là chế độ ăn uống khoa học. Bởi nếu có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng sỏi ngày càng nghiêm trọng. Do đó, để biết chi tiết về bị sỏi thận nên ăn gì cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cho bệnh nhân sỏi thận, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu chung về bệnh lý sỏi thận
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận còn được gọi là sạn thận – bệnh xảy ra khi mà các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản,… thành những tinh thể rắn. Các tình thể này được gọi là sỏi, và kích thước của sỏi có thể nhỏ hay lớn, đôi khi tăng lên đến vài cm.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm đi và nồng độ chất khoáng trong trong thận tăng cao. Nếu như cơ thể xuất hiện một trong hai hiện tượng này hay xuất hiện cả hai trong nhiều ngày thì nguy cơ hình thành sỏi và mắc sỏi thận rất cao.
Trường hợp bệnh nhân hình thành sỏi có kích thước nhỏ thì có thể tống ra ngoài qua việc đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, với những viên sỏi có kích thước lớn không thể tống ra ngoài mà chúng di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang,… Điều này gây nên những cọ xát, những tổn thương cho các cơ quan, thậm chí sỏi tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn đường tiểu để lại những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn cần lưu ý
Nguyên nhân gây sỏi thận
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Việc nắm được các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mọi người phòng tránh cũng như có phương pháp điều trị, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây sỏi thận:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: thói quen ăn mặn, thực phẩm nhiều muối, nhiều dầu mỡ dẫn đến tăng thể tích tuần hoàn. Điều này đồng nghĩa các khoáng chất được lọc qua thận nhiều hơn tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Thói quen “lười uống nước”: khi lượng nước trong cơ thể quá ít không đủ để để thận lọc và thải ra ngoài khiến nước tiểu đậm đặc. Điều này tạo điều kiện cho khoáng chất kết tinh hình thành sỏi.
- Mất ngủ kéo dài: Sự tái tạo tổn thương ở mô thận diễn ra khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, do đó, bị mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận cũng như tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Nhịn đi tiểu: Nếu như nhịn đi tiểu thường xuyên, các chất thải, chất khoáng không được thải ra ngoài sẽ lắng đọng và dần hình thành sỏi.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Khi mắc sỏi thận nếu như không đi kiểm tra và thăm khám có lẽ bệnh nhân sẽ không phát hiện. Tuy nhiên, việc dựa vào triệu chứng của bệnh có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh và can thiệp điều trị sớm nhất.
- Đau dọc vùng hông lưng sau
- Cảm giác đau từng cơn
- Cảm giác đau khi đi tiểu
- Đi tiểu ra máu
- Tiểu gắt, tiểu buốt
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn dù không mắc bệnh về đường tiêu hóa
- Sốt và cảm giác ớn lạnh thường xuyên.
Người bệnh sỏi thận nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng và được xem là chìa khóa vạn năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Bởi thiết kế một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh, đồng thời, nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày giúp bệnh nhân có sức chống lại bệnh.
Trong xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận, người thân nên tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Chú ý cân bằng đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đủ bữa ăn trong ngày tránh tình trạng bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn, nên chế biến các món ăn thanh đạm, lượng muối được khuyến cáo cho người bệnh tầm khoảng dưới 5g/ ngày
- Uống nhiều nước mỗi ngày thường khoảng 2-2.5 lít tùy theo thời tiết và tính chất công việc
- Tích cực vận động
Bị sỏi thận nên ăn gì?
Bị sỏi thận nên ăn gì? là vấn đề mà nhiều bệnh nhân và người thân loay hoay tìm kiếm, khiến họ trở nên lo lắng. Bởi không biết bổ sung như thế, nên ăn những gì để tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.
Dưới đây là một số thực phẩm mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân bổ sung để hạn chế sỏi thận phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể hằng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, còn hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, làm giảm sự lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu, hạn chế hình thành sỏi thận. Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, các loại rau xanh đậm,…
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Nhiều người nghĩ sỏi thận do canxi nên hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, nếu lượng canxi trong cơ thể thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên tăng nguy cơ tạo sỏi. Thực phẩm giàu vitamin canxi như phô mai, sữa chua, các loại hạt, các loại rau màu xanh đậm, sữa. Thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi tốt hơn: cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng,…
Thực phẩm giàu vitamin B6
Đây là loại vitamin rất tốt đối với người bị sỏi thận. Vitamin B6 là loại vitamin mà cơ thể không tự sản xuất được, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là có khả năng làm giảm hình thành oxalat. Thực phẩm giàu vitamin B6: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đỏ, bông cải, cà rốt, các loại cá,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển hóa và sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như hệ bài tiết. Vậy bị sỏi thận nên ăn rau gì bổ sung chất xơ? Một số thực phẩm giàu chất xơ: cần tây, bắp cải, bông cải xanh, và các loại rau củ quả.
Bổ sung các loại trái cây
Các loại trái cây họ cam, quýt, chanh, bưởi… giàu vitamin C có khả năng giảm hình thành oxalat, đồng thời làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật và còn giúp hòa tan một số sỏi.
Bổ sung nước lọc
Nước lọc đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của những bệnh nhân sỏi thận. Bởi nước giúp thận lọc và thải độc, loại bỏ khoáng chất ra ngoài. Đồng thời, những viên sỏi nhỏ sẽ được thải ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên uống khoảng từ 2- 2.5 lít nước mỗi ngày.
“Tránh xa” nhóm thực phẩm có hại cho người sỏi thận
- Hạn chế nước ngọt, cà phê: kiêng nước ngọt, nước có ga, cà phê, trà quá đậm,…vì những loại nước này dễ làm lắng đọng, kết tủa tinh thể và hình thành sỏi.
- Kiêng bia rượu và đồ uống có cồn làm tăng áp lực lọc cho thận
Qua những thông tin trong bài viết về bị sỏi thận nên ăn gì, NRECI hy vọng mọi người bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe cơ thể và gia đình. Từ đó, có kinh nghiệm chăm sóc, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất, nâng cao sức khỏe.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
- Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ