.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Khám, tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì, thừa cân 

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Thừa cân, béo phì là vấn đề nóng, được rất nhiều người quan tâm hiện nay khi tỷ lệ người mắc phải tình trạng này đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Thừa cân, béo phì cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để tránh những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Do đó, việc khám, tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì cần được quan tâm đặc biệt, giúp cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với luyện tập để nâng cao hiệu quả.

Tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa bất thường, có thể tác động xấu đến sức khỏe. Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng béo phì ngày một gia tăng, đặc biệt là trong vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ béo phì gia tăng với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam, từ 2,6% năm 2010 đến 3,6% năm 2014 (tương đương với tốc độ tăng 38%).

Tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì
Tình trạng béo phì ở người trưởng thành không ngừng gia tăng

Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố vào thời điểm năm 2018 ở Việt Nam trong giai đoạn 1975 – 2015 cho thấy tần suất thừa cân, béo phì trên người trưởng thành ở Việt Nam là 2,3% vào năm 1993, năm 2015 tăng lên 15%, tỷ lệ ở thành thị cao gấp gần 2 lần so với nông thôn gấp (22,1% với 11,2%).

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận lối sống của người Việt Nam có sự thay đổi lớn trong những năm trở lại đây như ít vận động hơn, trong chế độ ăn có nhiều mì ăn liền, nhiều muối, ăn ít rau và hải sản, uống nhiều nước ngọt. Một thống kê năm 2021 tại Việt Nam cũng thu được kết quả tương tự với tỷ lệ thừa cân, béo phì ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm đến 18% tổng số lượng người thừa cân, béo phì trên cả nước.

Đáng chú ý, bạn có thể theo dõi bảng chỉ số BMI trong bảng dưới đây theo đánh giá tiêu chuẩn của WHO – Tổ chức y tế thế giới và IDI & WPRO dành riêng cho người châu Á.

Phân loại WHO BMI (Kg/m²) IDI & WPRO BMI (Kg/m²)
Cân nặng thấp/gầy Dưới 18.5 Dưới 18.5
Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân 25 23
Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9
Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9
Béo phì độ II 35 – 39.9 30
Béo phì độ III 40 40

Thừa cân, béo phì nguyên nhân do đâu?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh béo phì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Nguyên nhân về dinh dưỡng

Nguyên nhân dinh dưỡng gây béo phì là: Bổ sung năng lượng hoặc thức ăn vượt quá mức cần thiết cho cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ăn quá nhiều, bao gồm: Thói quen ẩm thực của gia đình; chế độ ăn có quá nhiều chất béo, tiêu thụ nhiều đồ ngọt; trẻ em bú mẹ dưới 3 tháng tăng nguy cơ béo phì ở độ tuổi đến trường.

Nguyên nhân di truyền

Tế bào mỡ được phân chia qua 2 cách:

  • Quá sản: Khi tế bào mỡ tăng về cả thể tích và số lượng (gấp 3 – 4 lần), thường xảy ra ở trẻ em hoặc trong giai đoạn dậy thì, khó điều trị.
  • Phì đại: Tế bào mỡ trở nên lớn hơn do tăng tích tụ mỡ mà không tăng số lượng tế bào, thường gặp ở người lớn, có triển vọng điều trị tốt hơn.

Nguyên nhân nội tiết

Béo phì có thể xuất phát từ các vấn đề nội tiết, bao gồm:

  • Thương tổn hạ đồi do chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, suy giảm sản xuất gonadotropin.
  • Hội chứng béo phì – sinh dục.
  • Suy giáp.
  • Cường thượng thận.
  • U tụy tiết insulin.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
Tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì
Béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân mô bệnh học

  • Sự tăng sản số lượng tế bào mỡ quá mức trong khi kích thước tế bào mỡ vẫn duy trì ở giới hạn bình thường.
  • Phì đại tế bào mỡ khi kích thước tế bào mỡ tăng lên nhưng số lượng tế bào mỡ không tăng, thường xảy ra khi tế bào mỡ đạt kích thước cực đại.

Nguyên nhân do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể góp phần làm tăng nguy cơ gây béo phì, bao gồm:

  • Hormone steroid.
  • Thuốc kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, IMAO).
  • Thuốc benzodiazepine.
  • Thuốc Lithium.
  • Thuốc chống loạn thần.

Nguyên nhân khác

  • Lối sống thiếu vận động, không có thói quen chơi thể thao, hay nằm hoặc xem điện thoại, TV trong thời gian rảnh.
  • Bỏ hút thuốc lá. Một số người khi bỏ hút thuốc lá có hiện tượng lên cân nhanh nên cần lưu ý kiểm soát trọng lượng cơ thể sau khi bỏ hút thuốc lá.
  • Hút thuốc khi mang thai: Nếu người mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị béo phì sau này.

Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì  

Béo phì được công nhận là một bệnh mạn tính bởi các tổ chức y tế hàng đầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) (2).

Béo phì có tác động tiêu cực đến mọi mặt của sức khỏe và có thể rút ngắn tuổi thọ. Nó gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, là nguyên nhân của 200 loại bệnh khác nhau, bao gồm tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều loại ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa. Việc tự điều trị béo phì thường không hiệu quả, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì
Béo phì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời

Vai trò của dinh dưỡng đối với người thừa cân béo phì

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân thừa cân và béo phì. Một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp bệnh nhân kiểm soát lượng calo dung nạp: Người thừa cân và béo phì thường tiêu thụ nhiều calo hơn so với nhu cầu của cơ thể. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp họ kiểm soát được lượng calo cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.
  • Cung cấp dưỡng chất cần thiết: Một chế độ ăn uống cân đối cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của bệnh nhân mà không gây tăng cân.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm: Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp, ổn định đường huyết, cải thiện chức năng tim mạch, bệnh gan mỡ, bệnh dạ dày và một số loại ung thư.
  • Tốt cho tâm lý: Dinh dưỡng cân đối có thể cải thiện tâm trạng cho người béo phì. Những thay đổi phù hợp trong chế độ ăn uống có thể giúp bệnh nhân kiểm soát cơn thèm ăn, giảm cảm giác căng thẳng và lạc quan, vui vẻ hơn, đặc biệt là khi có một vóc dáng thon gọn hơn.
Tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì
Cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người béo phì

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn uống hoặc kế hoạch giảm cân nào. Điều đó đảm bảo rằng chế độ này phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Khám và tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì, thừa cân tại NRECI

Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) là địa chỉ khám và tư vấn dinh dưỡng uy tín, được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Quy trình khám, tư vấn dinh dưỡng tại NRECI bao gồm những bước chính như sau:

Bước 1: Đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân

Ở bước này, người bệnh sẽ được thăm khám cơ bản với việc đo chiều cao, cân nặng. Bác sĩ sẽ thực hiện phân tích thành phần cơ thể về khối lượng cơ – xương – mỡ – nước, tỷ lệ phân bổ cơ – mỡ theo từng thành phần, tỷ lệ eo – hông, tỷ lệ mỡ nội tạng.

Bước 2: Khai thác khẩu phần ăn và các vấn đề về dinh dưỡng

Ở bước 2, bác sĩ sẽ khai thác bệnh nhân về khẩu phần ăn trong 24 giờ cũng như các thói quen, sở thích ăn uống hàng ngày của người bệnh nhằm xác định được nguyên nhân thừa năng lượng; thực đơn có cân đối giữa các nhóm thực phẩm hay không; có nguy cơ bị thiếu hụt vi chất nào hay không.

Ngoài ra, bác sĩ của NRECI còn khai thác thông tin về các vấn đề liên quan, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh bao gồm giấc ngủ, vận động, môi trường sống, tinh thần,…

Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi, kiểm tra các vấn đề bệnh lý mà bệnh nhân đã và đang mắc phải như rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, hô hấp tái diễn, bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên,…

Bước 3: Thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán thông qua hình ảnh

Công đoạn thứ ba trong quá trình khám, tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì, thừa cân, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán thông qua hình ảnh, cụ thể:

Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu; xét nghiệm về vi chất như kẽm, sắt, vitamin D,… Bên cạnh đó, người bệnh còn được siêu âm, chụp X-quang các bộ phận và một số biện pháp kỹ thuật khác phù hợp với tình trạng bệnh lý theo từng độ tuổi, đối tượng nhất định.

Bước 4: Khám, tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì cùng chuyên gia dinh dưỡng

Đây là công đoạn quan trọng, bác sĩ sẽ trực tiếp khám và tư vấn dinh dưỡng 1 – 1 với bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chẩn đoán những nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, cung cấp thông tin về lộ trình và thời gian can thiệp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng cung cấp các kiến thức, tư vấn người bệnh cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe trong quá trình điều trị về dinh dưỡng, vận động, tâm lý.

Bước 5: Xây dựng thực đơn giảm cân chi tiết theo cá thể

Bước cuối cùng nhưng đòi hỏi bệnh nhân và người nhà cần chú ý lắng nghe. Lúc này, bác sĩ sẽ khai thác thêm thông tin về thói quen cũng như sở thích ăn uống của người bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ thiết kế thực đơn dinh dưỡng để giảm cân theo từng người chi tiết số bữa ăn, lượng ăn, các loại thực phẩm nên sử dụng phù hợp với mức năng lượng đã được Bác sĩ chỉ định và đảm bảo quá trình giảm cân đa dạng các loại thực phẩm để vừa đẹp phải vừa khỏe.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Dinh dưỡng để đạt được hiệu quả là quả một quá trình. Do đó Viện hiểu được hành trình ấy chưa bao giờ dễ dàng, có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi khi bước vào một chế độ ăn mới, đôi khi lại nản do chững cân. Do đó, Viện đã xây dựng một đội ngũ Bác sĩ và chuyên viên dinh dưỡng đồng hành cùng mỗi người bệnh đến khám để theo dõi về khả năng dung nạp của bệnh nhân, tái đánh giá và điều chỉnh thực đơn kịp thời, động viên tinh thần và đồng hành mọi lúc cùng người bệnh để đạt được mục tiêu dinh dưỡng, xây dựng từng thói quen để đảm bảo giảm cân khoa học và bền vững.”

Mẫu thực đơn giảm cân cho bé 15 tuổi, cao 158cm, cân nặng: 85kg, BMI: 34,0
Được Bác sĩ đánh giá trong tình trạng béo phì độ II, cân nặng tiêu chuẩn là 62kg => bé cần giảm 23kg để đạt được cân nặng tiêu chuẩn.

Mục tiêu:
– Giảm 2-4kg/tháng
– Tập luyện, uống 3 lít nước/ngày, chế độ ăn theo thực đơn mẫu

Khám, tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì
Thực đơn giảm cân

Bác sĩ tư vấn dinh dưỡng tại NRECI

Ths.Bs. Đặng Ngọc Hùng

  • Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng hiện đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).
  • Bác sĩ đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
  • Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt.
  • Tác giả sách “DINH DƯỠNG CÂN BẰNG – ĂN TRONG TỈNH THỨC”, Truyện tranh Dinh dưỡng “HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ DINH DƯỠNG CÙNG GURU”.

ThS.BS Dinh Dưỡng Đặng Ngọc Hùng

Bs Nguyễn Thị Kim Hải

Bs Nguyễn Thị Kim Hải tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa Khoa tại Học viện Quân Y, Bác sĩ Chuyên khoa I Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Hiện Bs Hải đang là Trưởng phòng Dinh dưỡng người lớn tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng.

BS Dinh Dưỡng Nguyễn Thị Kim Hải

Bs Nguyễn Thị Hòa

Bs Nguyễn Thị Hoà tốt nghiệp Bs Y học Dự phòng – Đại học Y dược TP.HCM, chứng chỉ Dinh dưỡng Lâm sàng 6 tháng – Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Hiện Bs Hòa đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng trẻ em tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng.

BS Dinh Dưỡng Nguyễn Thị Hòa

Qua bài viết này, có thể thấy béo phì là bệnh lý có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng nên cần được phát hiện và khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe. Nếu bản thân và các thành viên trong gia đình đang có dấu hiệu thừa cân, béo phì thì hãy chia sẽ với chúng tôi để được tư vấn dinh dưỡng cho người béo phì, can thiệp điều trị một cách hiệu quả, an toàn.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD