Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong từng giai đoạn
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ KIM HẢI – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Người Lớn
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, việc quan tâm đến vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ là điều rất quan trọng. Ngay từ khi sinh cho đến khi lớn, mỗi giai đoạn trẻ sẽ có từng cột mốc phát triển khác nhau do đó nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Việc tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh định kỳ sẽ tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng, phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ.
Tin liên quan:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong mỗi giai đoạn
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh được hiểu chung là tất cả những vấn đề liên quan đến ăn uống của bé trong giai đoạn sơ sinh. Chế độ ăn uống hợp lý của các bé sơ sinh phải là các bé có chế độ ăn theo từng lứa tuổi, sức khỏe, thực đơn phù hợp và nhu cầu cơ thể của từng bé.
Trong giai đoạn đầu đời, các bé trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau như từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, từ 4-6 tháng tuổi, tù 8-10 tháng tuổi và từ 10-12 tháng tuổi. Với mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh sẽ có mức năng lượng, dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Để các bé khỏe, tăng trưởng và phát triển đều, các mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sau đây:
0-6 tháng tuổi
- Sữa mẹ: Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời, cung cấp đầy đủ protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Tần suất bú: Trẻ cần được bú mẹ theo nhu cầu, khoảng 8-12 lần/ngày trong 4 tháng đầu, sau đó giảm dần còn 6-8 lần/ngày.
- Sữa công thức: Nếu không thể bú mẹ, trẻ cần được bú sữa công thức 6-8 lần/ngày, bắt đầu với lượng 57-85g/lần.
- Không ăn dặm trước 4-6 tháng: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, việc ăn dặm sớm có thể gây hại cho sức khỏe.
Lưu ý:
- Cho trẻ bú cả sữa đầu (chứa nhiều nước) và sữa cuối (chứa nhiều chất béo) để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Tham khảo: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có cần bổ sung Canxi?
6-10 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ vẫn cần bú mẹ hoặc uống sữa công thức 3-5 lần/ngày, tuy nhiên, thức ăn dặm trở thành nguồn dinh dưỡng chính.
Thực phẩm phù hợp:
- Tinh bột: Ngũ cốc (gạo, lúa mạch, yến mạch…), khoai tây, khoai lang, bí đỏ… (nấu chín, nghiền nhuyễn).
- Trái cây: Chuối, táo, bơ, dâu tây, cam… (nghiền nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ).
- Chất đạm: Thịt (xay nhuyễn), cá (lọc xương), trứng (lòng đỏ), các loại đậu (đậu xanh, đậu Hà Lan…).
- Bữa phụ: Bánh mì (cắt nhỏ), nui (nấu chín), bánh quy giòn (ít đường), bánh ngũ cốc (ít đường), bánh gạo…
Lưu ý:
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá trễ sau 6 tháng tuổi để tránh nguy cơ chậm phát triển.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức không đủ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.
10-12 tháng tuổi
Giai đoạn này, trẻ đã quen với việc ăn dặm và có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, với lượng khuyến nghị từ 710ml đến 950ml mỗi ngày, chia thành 3-4 cữ bú.
Ngoài trái cây, ngũ cốc và rau củ, trẻ cần được bổ sung thêm chất đạm từ thịt. Nên cho trẻ ăn 1 loại thịt mỗi tuần, khoảng 3 muỗng canh mỗi bữa, chia thành 3 bữa ăn trong ngày. Thịt cần được hầm nhừ và xé nhỏ. Lượng trái cây và rau củ cũng nên tăng lên 3 muỗng canh mỗi bữa, chia thành 3 bữa ăn trong ngày.
Trẻ có thể ăn thêm lòng đỏ trứng gà 3-4 lần mỗi tuần.
Lưu ý, trẻ trong giai đoạn này có thể bắt đầu bò và tập đi, nên nhu cầu năng lượng tăng cao. Trẻ có thể ăn ít hơn trong mỗi bữa nhưng sẽ ăn nhiều bữa hơn, khoảng 4-6 lần mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính.
Mỗi trẻ có thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho con mình.
Đọc thêm: Xây dựng thực đơn cho trẻ 9 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng cần thiết
Vì sao bố mẹ nên tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh?
Giai đoạn sơ sinh đánh dấu sự phát triển vượt bậc của trẻ, nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi liên tục từ sữa mẹ, sữa công thức sang ăn dặm. Tư vấn dinh dưỡng định kỳ, đặc biệt ở các mốc 6-9-12-15-18 và 24 tháng tuổi, giúp cha mẹ:
- Phát hiện sớm các vấn đề dinh dưỡng: Như suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì, rối loạn tiêu hóa,… để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ.
- Đánh giá chế độ ăn: Xác định trẻ có đang thiếu hay thừa các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi, vitamin D,… từ đó điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp.
- Xây dựng thực đơn khoa học: Nhận tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng về cách xây dựng thực đơn ăn dặm, thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Phòng ngừa bệnh tật: Học cách chăm sóc trẻ đúng cách, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
Tư vấn dinh dưỡng định kỳ là sự đầu tư quan trọng cho sức khỏe và tương lai của con bạn.
Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần trang bị những gì?
Chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ sơ sinh đi tư vấn dinh dưỡng?
Để buổi tư vấn đạt hiệu quả cao nhất, cha mẹ nên chuẩn bị một số thông tin quan trọng về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ:
- Lịch trình ăn ngủ: Ghi lại chi tiết thời gian bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức, thời gian ăn dặm (nếu có) và giấc ngủ trong ngày.
- Nhật ký ăn uống: Ghi lại chi tiết các bữa ăn của bé trong khoảng 2 tuần trước khi đi tư vấn, bao gồm:
- Ngày/tháng/năm: Thời gian cụ thể của từng bữa ăn.
- Thực đơn: Bé đã ăn gì, lượng ăn vào bao nhiêu (ml sữa, số thìa bột/cháo).
- Tình trạng tiêu hóa: Số lần đi tiêu mỗi ngày, tính chất phân (lỏng, đặc, màu sắc).
- Sử dụng thuốc/thực phẩm bổ sung: Nếu có, ghi rõ loại và liều lượng.
Thông tin sức khỏe cần thiết khi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ
Để bác sĩ có thể đánh giá và tư vấn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị những thông tin sau:
- Tiền sử bệnh lý: Trẻ có đang mắc bệnh gì không? Có đang điều trị bằng thuốc không? (Nếu có, hãy cung cấp tên thuốc và liều lượng).
- Tình trạng sức khỏe hiện tại: Trẻ có biểu hiện bất thường nào không? Ví dụ: chậm tăng cân, biếng ăn, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,…
- Thói quen ăn uống: Trẻ bú mẹ hay bú bình? Ăn dặm hay ăn cơm? Khẩu phần ăn hàng ngày gồm những gì?
- Mức độ vận động: Trẻ có hoạt động thể chất thường xuyên không?
Câu hỏi cần trao đổi với bác sĩ
Chuẩn bị sẵn những câu hỏi sẽ giúp buổi tư vấn hiệu quả hơn:
- Trẻ có đang phát triển đúng chuẩn không?
- Trẻ có cần bổ sung thêm vitamin hoặc khoáng chất không?
- Nên cho trẻ ăn dặm/ăn cơm như thế nào là hợp lý?
- Có cần thay đổi loại sữa công thức không?
- Nếu trẻ đang mắc bệnh, cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?
Hồ sơ khám bệnh
- Lần khám đầu tiên: Mang theo sổ khám bệnh, đơn thuốc (nếu có) của trẻ.
- Các lần khám tiếp theo: Mang theo hồ sơ khám dinh dưỡng trước đó để bác sĩ theo dõi sự phát triển của trẻ.
Vì sao bố mẹ nên chọn tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tại NRECI?
Hiện nay, các phòng khám, trung tâm dinh dưỡng rất nhiều, do đó có nhiều mẹ băn khoăn trong việc lựa chọn nơi uy tín để khám dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Song, một trong những trung tâm dinh dưỡng được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn tư vấn dinh dưỡng cho trẻ chính là Viện Dinh dưỡng NRECI. Vậy điều gì mà khiến các bậc phụ huynh gửi gắm lòng tin nhiều như thế tại NRECI?
Đội ngũ nhân sự
Viện hội tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Cử nhân dinh dưỡng ưu tú có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Dinh dưỡng, tốt nghiệp các trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Học Viện Quân Y, ĐH Phạm Ngọc Thạch,… và từng công tác các bệnh viện lớn như BV Hùng Vương, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, BV Tai Mũi Họng Sài Gòn,…
Trang thiết bị vật tư: Viện trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ việc tư vấn, chẩn đoán với số liệu, hình ảnh chuẩn xác. Từ đó, giúp chẩn đoán tình trạng của trẻ chính xác, mang đến hiệu quả cao.
Quy trình tư vấn kỹ càng
- Tiến hành đo chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng và phân tích thành phần cơ thể (với bé lớn)
- Khai thác khẩu phần ăn trong vòng 24h, thói quen ăn uống, sinh hoạt
- Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh
- Tư vấn 1-1 với Bác sĩ
- Xét nghiệm máu và một số xét nghiệm khác (nếu cần) do còn tùy vào tình trạng của mỗi trẻ.
- Xây dựng thực đơn chi tiết, phù hợp theo từng cá thể
- Có sự theo dõi khả năng dung nạp chế độ dinh dưỡng cùng Bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng trong quá trình điều trị cho trẻ.
Danh sách các phòng khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tại TP.HCM
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) là địa chỉ uy tín tại TP.HCM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng toàn diện cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, NRECI cam kết mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Đội ngũ chuyên gia:
- ThS.BS Đặng Ngọc Hùng
- ThS.BS Lê Thị Thu Huyền
- BS.CKI Nguyễn Thị Kim Hải
- BS. Nguyễn Thị Hòa
- BS. Nguyễn Võ Trà Mi
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
- Website: https://nreci.org/
- Điện thoại: 0888844732
Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh là một địa chỉ uy tín để khám dinh dưỡng cho bé và người lớn. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu chuyên môn, kinh nghiệm. Trung tâm còn cung cấp các lớp đào tạo, khóa học dinh dưỡng cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh nằm tại địa chỉ 180 Đ. Lê Văn Sỹ, Phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm mở cửa từ 7h30 sáng đến 12h trưa và từ 13h chiều đến 16h30 chiều, đóng cửa vào thứ Bảy và Chủ Nhật.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm các địa chỉ sau đây:
- Bệnh viện Nhi đồng 1
- Bệnh viện Nhi đồng 2
- Bệnh viện Đa khoa Vinmec
- Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về tư vấn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh giúp các mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của dinh dưỡng. Bởi tư vấn dinh dưỡng chính là tiền đề giúp bé lớn lên khỏe mạnh, phát triển hết tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, để hiệu quả và tốt cho trẻ, các mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám/ trung tâm uy tín. Liên hệ với Viện NRECI ngay để được tư vấn, giải đáp chi tiết hơn về khóa học dinh dưỡng cũng như các vấn đề về dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn nhé!
- 8 cách tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ toàn diện
- Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu? Liều lượng bao nhiêu là đủ?
- Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa, nguyên nhân do đâu?
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải, có 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn dinh dưỡng ở các đối tượng trẻ nhỏ, người lớn, người mang bệnh lý nền… Can thiệp và điều trị các vấn dinh dưỡng thành công như suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng đạm bò, các bệnh lý mãn tính như suy thận, đái tháo đường, ung thư… giúp người bệnh hồi phục sau những tổn thương, phòng ngừa các biến chứng do dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tôi luôn đặt mục tiêu hướng dẫn, xây dựng được cho người bệnh những thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối phù hợp với mỗi thói quen của người bệnh để họ có thể duy trì một sức khỏe bền vững. Song song đó, tôi còn chia sẻ những kiến thức dinh dưỡng bổ ích trên các tờ báo như Saigon Times, Pháp luật TPHCM, Saigon tiếp thị…
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)