.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt, sắt là khoáng chất luôn cần đủ để tạo ra hồng cầu cung cấp cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có khá nhiều mẹ bầu thiếu sắt, dẫn đến nhiều tác động không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy, để có chế độ ăn phù hợp, cân đối thực phẩm giàu sắt cho bà bầu hiệu quả, hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) theo dõi bài viết sau đây nhé!

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu đa dạng nhưng khi lựa chọn thực phẩm thiết kế chế độ ăn uống, các mẹ cần chú ý dạng sắt tồn tại. Điều này không chỉ giúp các mẹ dễ dàng hấp thu sắt mà còn đem đến hiệu quả cung cấp sắt tốt hơn. 

Trong thực phẩm, có 2 dạng sắt tồn tại: 

  • Sắt heme (sắt ferrous, có giá trị sinh học cao): Sắt này chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Sắt trong các loại động vật có tỷ lệ sắt heme chiếm khoảng 40%. Và loại sắt này dễ hấp thu hơn với tỷ lệ hấp thu khoảng 25%. 
  • Sắt non heme (sắt ferric, giá trị sinh học thấp): Sắt này có cả ở động vật lẫn thực vật. Chủ yếu trong ngũ cốc, rau, đậu, trái cây, các loại hạt. Sắt non heme chiếm khoảng 90% trong một khẩu phần ăn bình thường nhưng tỷ lệ  hấp thu thấp, chỉ khoảng 10%. 

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu chứa sắt heme 

Thịt bò nạc 

Thịt đỏ nhất là thịt bò là nguồn cung cấp sắt heme tốt nhất. Trong khẩu phần 85g thịt bò thăn nạc cung cấp khoảng 1,5mg sắt. Đối với phụ nữ mang thai, các mẹ nên ăn thịt chín hoàn toàn để tránh nhiễm khuẩn, khó tiêu. (1) 

Thịt gà 

Trong mỗi khẩu phần ăn khoảng 200g thịt gà cung cấp đến 1.5mg sắt. Việc ăn thịt gà khi mang thai là an toàn nhưng cũng như thịt bò cần phải nấu chín hoàn toàn. Điều này tránh nhiễm khuẩn nguy hiểm. (1) 

Cá hồi 

Cá hồi là loại cá khá nhiều chất sắt. Trong nửa pound cá hồi Đại Tây Dương được đánh bắt tự nhiên cung cấp đến 1.6mg sắt. Cá hồi được xem là an toàn đối với phụ nữ mang thai miễn là các mẹ chế biến kỹ và nấu chín hoàn toàn. (1) 

Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Cá hồi chứa nhiều sắt, acid béo omega 3 và dưỡng chất khác

Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu chứa sắt non heme 

Đậu lăng cùng một số loại đậu khác 

Đậu lăng và các loại đậu chứa nhiều chất xơ, protein và chất sắt. Trong 1 chén đậu lăng nấu chín sẽ cung cấp khoảng 6.6mg sắt. Và đậu thận trắng cũng chứa nhiều sắt như vậy trong cùng lượng là 1 chén. (1) 

Rau bina và cải xoăn 

Rau bina và cải xoăn là thực phẩm giàu sắt cho bà bầu cùng nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Một chén cải xoăn nấu chín chứa đến 1mg sắt và thậm chí rau bina còn nhiều hơn với 6.4mg sắt trong mỗi chén. (1) 

Bông cải xanh 

Bông cải xanh khá dễ ăn, dễ chế biến và giàu dinh dưỡng có lợi trong thai kỳ. Trong mỗi chén bông cải xanh cung cấp hơn 1mg sắt cùng lượng lớn vitamin C. Nhờ hàm lượng vitamin C lớn mà tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể. Khi mang thai, các mẹ không nên không ăn bông cải sống mà hãy chế biến chín hoàn toàn nhé. (1) 

Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Bông cải canh chứa nhiều sắt và vitamin C

Như vậy, thực phẩm giàu sắt cho bà bầu được chia thành 2 nhóm, sắt heme và sắt non heme. Trong đó, sắt heme chỉ có ở động vật  như thịt bò, thịt gà, cá và có tỷ lệ hấp thu cao. Còn sắt non heme chủ yếu trong rau củ, trái cây như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,… Sắt này khó hấp thu và mất nhiều thời gian chuyển hóa. 

Bí quyết cho cơ thể hấp thu sắt hiệu quả 

Để tăng hấp thu sắt hiệu quả cho mẹ bầu khi ăn uống, các mẹ cần chú ý một số cách sau: 

Thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày 

Để tăng cường hấp thu sắt, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm giàu sắt phù hợp: 

  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm cung cấp sắt heme: Sắt này có trong các loại thịt gà, thịt thăn bò, nghêu, hàu, cá, thịt cừu,…  (2) 
  • Tăng cường bổ sung vitamin C khi sử dụng nguồn thực phẩm non heme. Vitamin C không chỉ là chất chống oxy hóa mạnh, mà còn liên kết với sắt để tạo thành một phức hợp dễ hấp thu hơn. Vitamin C thường tìm thấy nhiều trong các loại rau, hoa quả như cam, bưởi, quýt, cà chua, ớt chuông,… (1), (3) 

Bên cạnh các thực phẩm giàu vitamin C tăng hấp thu sắt, các mẹ cần chú một số thực phẩm chứa chất ức chế hấp thu sắt như:

  • Các chế phẩm giàu canxi từ sữa như sữa chua, phô mai. Canxi có thể cản trở sự hấp thu sắt. Song, không có nghĩa là các mẹ hạn chế sữa. Nếu được bác sĩ khuyên bổ sung sắt, các mẹ hãy đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn phô mai hay các sản phẩm từ sữa trước khi dùng. (1)
  • Các muối cacbonat, oxalat, phosphat và phytate có trong bánh mì không men, ngũ cốc chưa tinh chế, và đậu nành cũng ức chế sự hấp thu sắt vào cơ thể. (3)
  • Chất xơ thực vật có thể ức chế sự hấp thu sắt nonheme. (3)
  • Nếu uống trà và cà phê trong bữa ăn có thể làm giảm hấp thụ sắt 50% thông qua sự hình thành phức hợp sắt không hòa tan với tanin. (3) 
  • Sắt trong lòng đỏ trứng hấp thu kém vì sự hiện diện của phosvitin. (3) 
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Thực phẩm bổ sung 

Như đã biết, nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai cao, vì thế chế độ ăn uống hàng ngày đôi khi vẫn không đủ cung cấp cho mẹ và bé. Lúc này, các mẹ nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để chọn sản phẩm thực phẩm bổ sung sắt phù hợp. Cụ thể như sau: 

  • Ưu tiên bổ sung Fe 2+ hơn sắt Fe 3+: Bổ sung đường uống là phương pháp đáp ứng sắt hiệu quả bao gồm uống sắt vô cơ trong dạng sắt ferrous (sắt 2+). Mặc dù cơ thể có thể sử dụng cả sắt ferrous (sắt 2+) và sắt ferric (sắt 3+) nhưng dạng sắt đã khử (sắt 2+) dễ đi vào trong ruột và tăng hấp thu tốt hơn.(3) 
  • Chia nhỏ hàm lượng, tránh dùng liều cao trong 1 lần uống: Theo tổ chức Y tế thế giới WHO,  khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung 30-60mg sắt mỗi ngày. (1) Dựa theo khuyến nghị mà các mẹ tham khảo bác sĩ phân chia liều uống phù hợp. Sắt thường được uống 3 lần/ ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và khả năng chịu đựng của mỗi người.
  • Thời điểm sử dụng: Sắt được hấp thu tốt nhất khi đói. Tuy nhiên, uống sắt khi đói có xu hướng gây kích ứng dạ dày và gây ta nhiều triệu chứng như buồn nôn, khó chịu vùng bụng trên rốn, chướng bụng. Các triệu chứng này kèm với ốm nghén làm các mẹ thêm khó chịu và mệt mỏi. 
  • Tránh sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cùng với canxi, kẽm: Khi bổ sung sắt, các mẹ nên tránh dùng chung với thực phẩm chứa kẽm và canxi. Nếu phải dùng thuốc bổ sung kẽm và canxi nên cách thời gian dùng sắt ít nhất 2 giờ. Hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian sử dụng phù hợp các loại thuốc. 
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm bổ sung nào

Nhìn chung, để tăng hấp thu sắt, các mẹ ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa sắt heme bổ sung vào thực đơn ăn uống. Sắt heme có chủ yếu trong thịt gia cầm, thịt bò, cá. Đồng thời, cần chú ý tránh các các thực phẩm có chứa chất ức chế hấp thu sắt như tanin, phytat, oxalat, canxi. Ngoài ra, để tăng hấp thu sắt, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm thực phẩm bổ sung sắt phù hợp và có cách sử dụng đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. 

Thực đơn giàu sắt cho bà bầu 

Sau đây là thực đơn mẫu cung cấp chất sắt cho bà bầu được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ tham khảo nhé:

Buổi Thực đơn Thực phẩm Trọng lượng Năng lượng  Protein Lipid Glucid Natri Kali Choles Sắt 
Sáng 6h  1 bát phở bò  Phở 150g 165 Kcal   2.6g 0 38.6g 0 0 0 0.3mg 
Giá  30g 13 Kcal 1.7g 0 1.6g 6.9mg  49.2mg  0 0.42mg 
Thịt bò  60g 71 Kcal 12.6g 2.3g 0 49.8mg 226.8mg 35.4mg 1.56mg 
Phụ sáng 11h  Sữa tươi không đường   Sữa  180ml 139 Kcal 5.9g 6.2g 14.9g 0 0 0 2mg 
Trưa 11h 
  • 2 chén cơm trắng
  • 1 dĩa tôm rang
  • 1 bát canh rau dền
  • 1 dĩa rau muống xào tỏi
  • Tráng miệng lê
Gạo  100g  344 Kcal  7.9g 1.0g 76.2g 5mg 241mg 1.49mg 
Tôm  50g  50 kcal  12g  0.15g 0.1g 55.5mg 129.5mg  76mg 1.1mg 
Rau dền  100g  19 Kcal  3.4g  1.4g  56mg 476mg  0 3.9mg
Rau muống  100g  29 Kcal 3g 0.3g  5.4g  113mg 312mg 1.7mg 
Lê  100g  67 Kcal  1g  0.1g 15g  1mg 116mg 0 0.5mg 
Chiều 14h  1 hộp sữa chua không đường 100g  60 Kcal 3.7g  3.0g  4.8g  0 0 0 0
Tối 17h 
  • 2 chén cơm trắng
  • 1 dĩa thịt gà kho gừng
  • 1 bát canh bí đỏ
  • 1 dĩa thịt bò xào cần tây
  • Tráng miệng chuối 
Gạo  100g  344 Kcal  7.9g 1.0g 76.2g 5mg 241mg 1.49mg 
Thịt gà ta  50g 100 Kcal 10.2g 6.6g 0 22.5mg 105mg 40mg 0.65mg 
Bí đỏ 100g 24 Kcal 0.3g  0 5.6g 8mg  349mg 0.8 mg 
Cần tây 100g 16 Kcal  0.7g  0.2g  3.4g  80mg 260mg 0 0.36mg 
Thịt bò  50g  91 Kcal  10.75g 5.35g  0g  36mg 159mg 35.4mg  1.56mg 
Chuối 200g 132 Kcal  1.8g 0.6g 30g 34mg 572mg 0.52mg 
Tối 21h  Sữa tươi  180ml 139 Kcal 5.9g 6.2g 14.9g 0 0 0 2mg 
Gia vị  Đường cát 20g 77 Kcal 0.2g  0 18.9g 0 0 0 0
Dầu thực vật 20ml 179 Kcal 0 19.9g 0 0 0 0 0
Muối  3g  0 0 0 0 1140mg 5.7mg  0 0
Giá trị dinh dưỡng khẩu phần  2059  91.55 52.9  277  586.7 3242.2 185 20.35 
Tỷ lệ  18%  23%  54% 

Trong chế độ ăn cho bà bầu cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thúc đẩy tăng trưởng của bé. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bên cạnh lựa chọn thực phẩm giàu sắt bổ sung nhưng đừng quên các nhóm chất khác cũng đóng vai trò quan trọng như canxi, vitamin A, vitamin D, kẽm…. Do đó, hãy luôn duy trì chế độ ăn cân bằng, đảm bảo đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Để thiết kế thực đơn ăn uống cung cấp dinh dưỡng phù hợp, các mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng. Tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI), các mẹ bầu sẽ được bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra sức khỏe, tư vấn chế độ ăn phù hợp cũng như khuyến nghị bổ sung các vi chất thiết yếu trong quá trình mang thai. Hy vọng rằng, những chia sẻ về các loại thực phẩm giàu sắt cho bà bầu sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi NRECI để cập nhật thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng hữu ích nhé!

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD