Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai cho mẹ khoẻ - con phát triển toàn diện
Vitamin là vi chất dinh dưỡng, dù cơ thể cần lượng nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu. Việc bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai cho mẹ bầu là điều vô cùng cần thiết và được các bác sĩ khuyến cáo. Bởi không chỉ giúp cơ thể mẹ bầu đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. Vậy trong từng giai đoạn mang thai mẹ bầu cần bổ sung những loại vitamin nào, như thế nào là đúng cách. Tất cả có trong bài viết này, cùng theo dõi nhé.
Tin liên quan:
Các vitamin – khoáng chất cần thiết cho bà bầu khi mang thai
Vitamin là vi chất dinh dưỡng cần lượng nhỏ trong cơ thể, tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được mà hầu hết các vitamin cần được bổ sung qua khẩu phần ăn hay dạng thuốc bổ sung.
Vitamin có nhiệm vụ duy trì quá trình chuyển hóa để đảm bảo tốt nhất cho sự sinh trưởng và khả năng hoạt động bình thường của cơ thể. Theo Bộ Y tế, bất kỳ loại vitamin, khoáng chất nào nằm trong danh sách 13 loại vitamin và 15 khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe cơ thể đều quan trọng đối với mẹ bầu trong thai kỳ. Bởi vitamin, khoáng chất không chỉ duy trì, hỗ trợ sức khỏe của mẹ mà còn cần cho sự tăng trưởng, phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mang thai, nhu cầu vitamin, khoáng chất tăng, cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt. Nếu không bổ sung đầy đủ sẽ dẫn đến thai nhi thiếu chất, gây ra nhiều ảnh hưởng cho thai kỳ.
Thế nên, sau đây là một số vitamin – khoáng chất cần thiết, dễ bị thiếu hụt mà bà bầu cần bổ sung khi mang thai:
Sắt
Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể mẹ bầu. Bởi sắt là thành phần chính của hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể đến từng tế bào để nuôi dưỡng thai nhi. Sắt trong tự nhiên được cung cấp qua các loại thực phẩm, bao gồm các loại thịt đỏ, hải sản, các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, các loại đậu và hạt.
Trong thời gian mang thai, nhu cầu sắt của thai phụ tăng lên đáng kể, bởi cần sắt để tạo ra them 50% dung tích máu, giúp vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng hơn đến với thai nhi.
- Đối với cơ thể mẹ bầu: sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt – đây là một bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, việc bổ sung sắt kết hợp với folate đúng giúp giảm đến 73% nguy cơ bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ. Khi mẹ thiếu máu sẽ gây ra các tình trạng như mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, ù tai, nguy hiểm hơn tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non và thai lưu.
- Đối với thai nhi: sắt giữ vai trò quan trọng trong hình thành não bộ, hệ thống thần kinh và tế bào cơ bắp của thai nhi. Đồng thời, cũng giúp tạo ra hồng cầu hỗ trợ thai nhi nhận đầy đủ dưỡng chất và oxy từ máu của mẹ một cách hiệu quả. Việc bổ sung đủ cho thai nhi ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Thế nên, ngay từ khi nhận tin mang thai, Bộ Y tế khuyến mẹ các mẹ ngoài bổ sung sắt có cơ thể với hàm lượng từ 30mg sắt nguyên tố/ ngày và nên bổ sung trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Đọc thêm: Người lớn cần bao nhiêu sắt? Cách bổ sung sắt cho người lớn
Canxi
Canxi là khoáng chất cần thiết giúp cho việc xây dựng, bảo vệ xương răng. Không chỉ vậy, khoáng chất này còn tham gia vào quá trình co bóp của cơ bắp, hỗ trợ dẫn truyền thần kinh và giúp tuần hoàn. Nguồn canxi trong tự nhiên thường có nhiều trong các loại thực phẩm: sữa, sữa chua, phô mai, thủy hải sản (đặc biệt các loài giáp xác như cua, ghẹ, tôm,…), các loại củ, quả, trái cây, rau lá xanh.
Trong thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ tăng lên rõ rệt, nhất là vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi lúc này thai nhi phát triển mạnh nhất về kích thước và cân nặng mà không thể tự tổng hợp nên nguồn lấy canxi chính là từ mẹ.
- Đối với thai nhi: canxi giúp thai nhi hình thành xương, răng, phát triển cơ, tim và hệ thống dẫn truyền thần kinh.
- Đối với mẹ bầu: canxi giúp duy trì mật động xương, ngăn tình trạng loãng xương, giòn xương, tê bì tay chân, co giật, chuột rút trong suốt thai kỳ.
- Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần: 800mg canxi/ngày,
- Giai đoạn 3 tháng giữa cần mẹ cần: 1000mg canxi/ngày,
- Giai đoạn 3 tháng cuối cần mẹ cần: 1200-1500 mg canxi/ngày
Acid Folic
Acid folic (folate) còn được gọi là vitamin B9 – đây là một loại vitamin cần thiết cho việc hỗ trợ tăng sinh các tế bào mới trong cơ thể. Đặc biệt, vitamin này rất cần thiết đối với mẹ bầu và thai nhi.
Nguồn gốc:
- Folate: chỉ chứa trong các thực phẩm tự nhiên như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt. Acid folic: chỉ chứa trong các viên vitamin dành cho bà bầu và không tồn tại trong thực phẩm tự nhiên.
Vai trò của acid folic trong thời gian mang thai:
- Đối với thai nhi: Folate rất cần thiết cho sự phát hiện hệ thống thần kinh ở thai nhi. Theo nghiên cứu, các mẹ bổ sung acid folic mỗi ngày trước khi thụ thai và trong 30 ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp giảm đến 85% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, thiếu folate cũng khiến trẻ sinh ra suy dinh dưỡng, dị tật nứt đốt sống, dị tật thai vô sọ và dị tật hở hàm ếch. Bên cạnh đó, folate cũng giúp cải thiện sự phát triển toàn diện của thai nhi, có cả sự phát triển của tế bào và DNA.
- Đối với mẹ bầu: folate giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu folate hiệu quả.
Mặc dù, folate quan trọng nhưng theo thống kê có đến 49,3% mẹ bầu thiếu hụt dưỡng chất này trong thai kỳ. Do đó, theo khuyến cáo, các mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 600mcg/ngày trong suốt thai kỳ để tốt cho cả mẹ và bé.
Đọc thêm: Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu bằng cách nào?
Magie
Magie giữ vai trò quan trọng trong điều hòa trạng thái thần kinh, chức năng vận động của hệ cơ. Đồng thời, bổ sung đầy đủ magie giúp cơ thể chống lại suy nhược, mệt mỏi, giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh và ngăn ngừa tai biến tai mạch. Khi theo thức ăn vào cơ thể, hàm lượng magie hấp thu chỉ khoảng 30-40% và vitamin D3 là chất giúp cơ thể tăng hấp thu magie tốt hơn. Trong tự nhiên, magie có nhiều trong các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, các loại hạt, các loại đậu, thịt, hải sản,…
- Đối với mẹ bầu: bổ sung magie trong thai kỳ ngăn ngừa tiền sản giật, sinh non và giảm tử vong sản khoa. Hơn nữa, magie còn giảm bớt triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, giữ xương răng chắc khỏe và phòng ngừa lắng đọng canxi sỏi thận. Ngoài ra, magie còn giúp các mẹ giảm stress, cải thiện tinh thần, giảm chứng khó tiêu, táo bón, giảm chuột rút, đau đầu, đặc biệt giảm nôn và buồn nôn hiệu quả.
- Đối với thai nhi: magie cần cho sự phát triển của bào thai, cải thiện tuần hoàn thai nhi.
Theo khuyến cáo, nhu cầu magie cho phụ nữ có thai và cho con bú là 400mg/ ngày.
Iot
Iot trong tự nhiên có nhiều trong nước biển, và các loại hải sản, sinh vật biển như cá, tôm, cua, ghẹ, rong biển,… Ngoài ra, iot còn được bổ sung qua một số thực phẩm như muối, bánh mì.
- Đối với mẹ bầu: vai trò iot đối với cơ thể mẹ bầu rất quan trọng. Trong cơ thể, tuyến giáp cần khoáng chất iốt để sản xuất các hormone kiểm soát sự trao đổi chất, giúp cơ thể tăng trưởng. Khi mang thai, nhu cầu iot của cơ thể mẹ bầu tăng lên cao, khoảng 50% để đáp ứng hormone tuyến giáp của cả mẹ và bé.
- Đối với thai nhi: các hormone sinh ra từ tuyến giáp giúp phát triển não cũng như hệ thống thần kinh của thai nhi.
Nếu thiếu iot trong thời gian mang thai, gia tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra sẽ chậm phát triển cho tổn thương não, trọng lượng nhẹ. Ngoài ra, trẻ thiếu iod ngay từ trong thai kỳ dễ mắc dị tật bẩm sinh như liệt chân tay, nói ngọng, điếc, câm.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, hàm lượng iốt bổ sung hằng ngày được đề xuất cho phụ nữ mang thai là 220 mcg/ ngày.
Các loại vitamin cần thiết
Ngoài các vitamin và khoáng chất kể trên, các mẹ bầu cần quan tâm và bổ sung các loại sau đây để cơ thể khỏe và thai nhi có điều kiện phát triển toàn diện:
- Vitamin A: cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong duy trì sức khỏe của mắt, hệ thống miễn dịch, chức năng sinh sản và tăng sinh tế bào trong cơ thể. Trong tự nhiên, vitamin A có trong các loại thực phẩm: thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, cá, sữa,… Mẹ nên bổ sung vitamin này theo chỉ định của bác sĩ, thường là theo liều 650 mcg vitamin A / ngày.
- Vitamin C: giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và tăng cường sức khỏe tổng thể cho mẹ. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các mẹ nên bổ sung đều đặn 110mg vitamin C /ngày trong suốt thai kỳ để duy trì được sức khỏe tốt.
- Vitamin D: giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe của xương và men răng. Do đó, giúp mẹ bầu ngăn ngừa loãng xương, thai nhi có hệ xương răng và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ bầu cần cần bổ sung 20 mcg vitamin D /ngày. Và các mẹ nên phơi nắng để cơ thể tự tổng hợp vitamin D.
- Vitamin nhóm B: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B12,…
Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé trong thời gian mang thai, tuy nhiên tình trạng của mỗi mẹ bầu mỗi khác. Do đó, để đáp ứng nhu cầu cơ thể và giữ sức khỏe tốt, các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng, ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia trong ngành.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng giúp mẹ khoẻ, bé thông minh
Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai
Mỗi giai đoạn trong thai kỳ mẹ bầu và thai nhi cần bổ sung vitamin phù hợp để đáp ứng đúng nhu cầu sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai như sau:
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hình thành cấu trúc và chức năng của não bộ thai nhi. Do đó, acid folic là dưỡng chất vô cùng quan trọng, cần được bổ sung ngay trước khi mang thai để ngăn dị tật ống thần kinh thai nhi.
Để 2 bán cầu não của thai nhi hình thành và phát triển tốt, các mẹ cũng nên bổ sung iod. Tiếp đến là sắt và vitamin B12 cần thiết cho sự tạo máu, phát triển tế bào hồng cầu, các cơ,…
Giai đoạn 3 giữa thai kỳ
Đến giai đoạn 3 tháng giữa, thai nhi phát triển nhanh về trí não. Từ tuần thứ 20 đến cuối thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi cũng tăng nhanh nhiều.
Do đó, các mẹ bầu cần bổ sung nhiều năng lượng để em bé khỏe mạnh. Bên cạnh đa dạng các chất dinh dưỡng như protein để hình thành cấu trúc mô, cơ quan chức năng và phát triển thể chất thì cần chú ý vitamin: vitamin C, vitamin E, selen, kẽm, vitamin D, canxi, magie, DHA ….
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Ở giai đoạn 3 tháng cuối này được xem là giai đoạn nước rút, não bé phát triển nhanh và không ngừng hoàn thiện do đó, DHA là dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của bé. Các mẹ được khuyến nghị bổ sung tăng năng lượng và tăng nhu cầu canxi, dha cho trẻ.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin cho mẹ bầu
Trong thai kỳ, các mẹ cần bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi. Nếu băn khoăn, các mẹ có thể nhờ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia hay có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng cho bà bầu từ chuyên gia, bác sĩ. Điều này, giúp các mẹ biết cách bổ sung dưỡng chất, thiết kế thực đơn phù hợp, cũng như nắm rõ chất nào cần thiết và hàm lượng bổ sung như thế nào.
Sau đây là một số nhóm thực phẩm giàu vitamin cho mẹ bầu tham khảo:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Các loại sữa chua, phô mai, váng sữa,… không chỉ giàu đạm và đa dạng vitamin và còn giàu canxi và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, sức khỏe.
- Các loại cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu,… giàu chất béo omega 3 tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, cần chọn cá rõ nguồn gốc bởi cá biển có hàm lượng thủy ngân không phù hợp với phụ nữ mang thai.
- Trứng: giàu đạm cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết: vitamin A, B2, B6, B12, vitamin D, choline, sắt, canxi, kali, photpho, axit béo omega-3,…
- Các loại thịt nạc: Thịt nạc như thịt bò, thịt gà, thịt heo,… không chỉ cung cấp protein mà còn cung cấp sắt tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
- Các loại ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngô,… đều giàu chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Các loại hạt: hạt dẻ, hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt bí, hạt điều,… cũng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất béo omega 3.
- Các loại đậu: cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate và canxi vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ và bé. Một số loại đậu: đậu Hà lan, đậu nành, đậu phộng, đậu lăng, đậu xanh,…
- Các loại rau lá màu xanh đậm: nhiều chất xơ, vitamin A, C, K cùng các khoáng chất canxi, kali, sắt, folate,… Một số loại rau tốt cho bà bầu: cải bó xôi, cải ngọt, rau ngót, xà lách, mồng tơi,…
- Các loại trái cây: dâu tây, việt quất, cherry, bơ, đu đủ, thanh long, xoài, táo, quýt,… giàu chất xơ, và vitamin, khoáng chất, nhất là vitamin A, C,…
Lưu ý khi bổ sung vitamin cho mẹ bầu
Để vitamin hấp thu tốt nhất vào cơ thể, hỗ trợ sức khỏe cũng như sự tăng trưởng cho cả mẹ và bé, các bà cần chú ý một số điều sau đây:
- Ngoài bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm trong chế độ ăn, các mẹ để đáp ứng nhu cầu cần bổ sung thêm sản phẩm thuốc bổ sung. Do đó, cần chú ý lựa chọn sản phẩm theo chỉ định của bác sĩ, rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Không nên lạm dụng vitamin tổng hợp và không sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ nên bổ sung vitamin vào sau ăn bữa sáng và bữa trưa. Điều này giúp tiến trình tiêu hóa, hấp thu và phân tán vi chất diễn ra hiệu quả hơn.
- Nên duy trì giờ bổ sung vitamin ổn định
- Các mẹ nên nhớ rằng các dạng thuốc bổ sung không thể thay thế thức ăn nên không được bỏ bữa hay chỉ tập trung bổ sung thuốc.
- Bổ sung đúng hàm lượng theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ bởi việc bổ sung vượt hàm lượng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Một số vitamin và khoáng chất bổ sung cùng nhau sẽ giảm tác dụng, chẳng hạn như sắt và canxi, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách bổ sung phù hợp.
- Không uống đồng thời sữa, cà phê,… với vitamin vì làm giảm tác dụng của vitamin. Nên uống các đồ uống này sau khi uống vitamin sau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai giúp mọi người hiểu hơn về vai trò của vitamin đối với mẹ bầu và thai nhi. Từ đó, có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là một trong những đơn vị cung cấp các giải pháp dinh dưỡng phù hợp, tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu cũng như tham gia các khoá học dinh dưỡng phù hợp.
Xem thêm:
- Cách ăn uống khoa học cho bà bầu vào con không vào mẹ
- 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? Một số lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Bầu thiếu máu nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu thiếu máu chuẩn khoa học
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org