Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm trong từng giai đoạn
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Ăn dặm là giai đoạn mà bất kỳ bé nào cũng phải trải qua trong đời, và câu chuyện này của con có thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, cũng như kiến thức chăm sóc con của cha mẹ. Do đó, bên cạnh việc khám sức khỏe thì tư vấn dinh dưỡng định kỳ cũng là việc quan trọng. Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em dặm từ chuyên gia giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé yêu.
Tin liên quan:
- “Bỏ túi” 5 địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé ở TPHCM uy tín
- Top 5 trung tâm dinh dưỡng, địa chỉ khám dinh dưỡng cho người lớn ở TPHCM uy tín, chất lượng
- Thăm khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì?
- Có nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng không? Nên khám dinh dưỡng ở đâu?
- Tổng hợp các gói tư vấn dinh dưỡng cho bé tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm?
Theo hiệp hội hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ nên cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng, không ăn dặm sớm hơn mốc 4 tháng tuổi và cần phải xem xét các yếu tố sau để quyết định thời điểm ăn dặm phù hợp:
- Khả năng: Cổ bé phải cứng, lưng bé thẳng khi ngồi
- Hứng thú: Bé có phản xạ đòi ăn: mút tay, ngậm đồ chơi, bé há miệng khi đút thức ăn vào miệng
- Tăng trưởng: Bé có đang tăng trưởng tốt hay không? Đối với các bé đang bú sữa mẹ và tăng trưởng tốt thì tiếp tục cho bé bú mẹ hoàn toàn tới 6 tháng.
Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu được những loại thức ăn đặc, phức tạp hơn so với sữa mẹ. Đồng thời trong tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm của các chuyên gia cũng có biết, trẻ thật sự cần những loại thức ăn bổ sung để cơ thể có thể phát triển khỏe mạnh. Một phần vì nguồn sữa của mẹ sau 6 tháng sẽ không đủ cung cấp nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của bé.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, cha mẹ nên bắt đầu giai đoạn cho con ăn dặm khi bé 4-6 tháng tuổi. Cụ thể từ tháng thứ 6 trở đi, sẽ mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó lúc này bé sẽ cần đến 700 kcal/ngày đối với nhu cầu cơ thể phục vụ quá trình phát triển của cơ thể.
Trong trường hợp một số cha mẹ cho con ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi đối với hệ tiêu hóa của bé dưới 4 tháng tuổi, bởi bé dưới 4 tháng chỉ chấp nhận và thích hợp tiêu hóa các loại thức ăn lỏng. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường mang lại giá trị thấp hơn so với sữa mẹ, đồng nghĩa không đủ đáp ứng cho sự phát triển bình thường của con.
Ngược lại, nếu cha mẹ cho con ăn dặm quá muộn sau 6 tháng, hậu quả là các bé thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu mỗi ngày của bé trên 6 tháng tuổi, ăn dặm trễ cũng làm giảm cảm giác vị giác dẫn tới tăng nguy cơ biếng ăn. Điều này dẫn đến các bé chậm lớn, dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của bé quá yếu kém.
Nên lựa chọn những thực phẩm nào cho trẻ ăn dặm?
Giai đoạn 6 tháng tuổi chính là cột mốc quan trọng cho việc quyết định tập cho con ăn dặm – Giai đoạn giúp con có thể làm quen dần với “các loại đồ ăn đa dạng và có tính mới lạ” cần thiết đối với sự phát triển toàn diện về sau. Theo tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm của chuyên gia NRECI, cha mẹ nên chú ý chọn những thực phẩm có thể đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau:
- Chất đạm: Hãy ưu tiên chọn các loại đạm động vật giàu kẽm, vitamin, sắt như thịt gà, gan, trứng, cá, các loại thịt có màu đỏ như thịt bò,… Mỗi chén chảo khoảng 200ml của các bé sẽ cần từ 10 đến 25g đạm các loại thịt cá.
- Nhóm tinh bột: Những loại ngũ cốc đa dạng như nui, mì, khoai, bột gạo,… Lượng tinh bột sẽ tăng dần theo tháng tuổi. Ví dụ với khoảng 25-30g bột gạocho chén bột đặc (Áp dụng cho các bé 8 tháng tuổi).
- Chất béo: Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong mỗi khẩu phần ăn của các bé. Khoảng 35% tổng năng lượng (các bé từ 6 đến 24 tháng tuổi). Cần ăn đa dạng các loại dầu thực vật như dầu phộng, dầu hướng dương, dầu nành, dầu cải, dầu cá,… áp dụng xen kẽ với các loại chất béo no như mỡ heo. Mỗi chén bột hay cháo sẽ bổ sung thêm 5 đến 10ml dầu ăn hay mỡ, điều này còn giúp cho chén bột được mềm hơn, không bị quá khô và các bé sẽ dễ ăn hơn.
- Các loại rau củ giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin: Hãy ưu tiên các loại lá màu xanh đậm, củ quả màu vàng, cam,… Tất cả những loại rau củ quả này sẽ cung cấp nhiều vitamin A, C, folate,… Và cách chế biến là băm nhuyễn hay cắt thành miếng nhỏ phù hợp theo độ tuổi của từng bé, hạn chế dùng máy xay sinh tố.
- Gia vị trong quá trình cho con ăn dặm: Lưu ý là không nêm thêm gia vị vào thức ăn của các bé dưới 12 tháng tuổi, bởi hàm lượng natri, clo trong thực phẩm như sữa công thức, sữa mẹ đã có sẵn, đủ đáp ứng đối với quá trình phát triển của các bé. Mặt khác, cần tạo thói quen ăn ít muối ngay từ khi bé còn nhỏ, điều này cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn nhạt khi các bé trưởng thành nhằm mục đích phòng ngừa các bệnh mãn tính như cao huyết áp.
Khi cho con ăn dặm thì cha mẹ cần đa dạng các món ăn và chọn lựa thực phẩm có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp cho bé có thể phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể thăm khám với các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để được hỗ trợ xây dựng thực đơn cho con ăn dặm được tốt nhất.
Cách tập cho bé ăn dặm đúng cách
Trong tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, các chuyên gia cũng hỗ trợ cha mẹ biết cách cho bé ăn đúng cách. Thông qua việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ:
- Bón, đút cho con và hỗ trợ các bé lớn hơn tự ăn.
- Cha mẹ cần chậm rãi và kiên nhẫn khuyến khích bé ăn.
- Nếu có nhiều thực phẩm bé không muốn ăn, cha mẹ cần thử nhiều lần trước khi chắc chắn là bé có thích hay không. Các nghiên cứu cho thấy, bố mẹ cần thử từ 10-15 lần và có thể thay đổi mùi vị và đa dạng hơn các loại thực phẩm.
- Giảm những yếu tố gây phân tâm trong quá trình ăn như xem tivi, đi rong, hoặc sử dụng điện thoại.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn dặm sẽ giúp cha mẹ thực hiện nuôi con thuận lợi, khoa học. Đây cũng các những yếu tố giúp bé tăng trưởng hoàn thiện và là cách cho bé ăn dặm đúng cách.
- Cho bé tập ăn dặm từ các loại thức ăn gần giống với sữa mẹ hay giống với sữa công thức để bé quen dần. Cần tuân thủ nguyên tắc “ngọt-mặn” khi mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho con ăn dặm, bởi mùi vị gần giống với sữa mẹ. Tiếp đến dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết hơn.
- Nguyên tắc “ít-nhiều” nhằm luyện tập hệ tiêu hóa của bé thích ứng với lượng, thành phần thức ăn ngày một phong phú hơn. Cho bé ăn với lượng ít sau tăng dần, cụ thể tháng đầu nên cho bé ăn 1 đến 2 muỗng bột mỗi lần rồi sau tăng lên ⅓ chén, nửa chén,… Tất cả sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa tốt và cung cấp đủ năng lượng – các dưỡng chất cần thiết đối với nhu cầu tăng trưởng, phát triển của bé.
- Nguyên tắc “loãng-đặc” – Nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với các loại thức ăn mới, đồng thời hệ tiêu hóa có thể bắt nhịp trong quá trình tiêu hóa một số thức ăn phức tạp hơn.
- Nguyên tắc “tô màu chén bột” – Cần đảm bảo bổ sung cho các bé đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng hỗ trợ bé phát triển tốt, bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất kể trên.
- Nguyên tắc “không nên ép trẻ ăn” vào những lúc bé không muốn ăn nữa hay đang tỏ ra thái độ phản đối việc ăn dặm. Cha mẹ nên cho con tạm ngừng việc ăn dặm một khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, sau đó mới tiếp tục tập luyện cho bé không bị căng thẳng hay có cảm giác sợ hãi đối với việc ăn dặm.
Video hướng dẫn nấu cháo ăn dặm cho bé
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Khi cho bé ăn dặm, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm sẽ luôn nhắc nhở cha mẹ chú ý một số điểm sau:
- Vẫn duy trì cho con uống sữa mẹ/ sữa bột.
- Nên cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc để các bé có thể dễ tiêu hóa hơn.
- Cho bé bắt đầu tập ăn trái cây, rau củ cùng lúc.
- Tránh cho các bé uống sữa bỏ cũng như sử dụng mật ong. Vì đây là những thực phẩm có khả năng gây tình trạng dị ứng.
- Thức ăn cần được nấu chín, cắt to hay nhỏ phù hợp với độ tuổi của các bé
- Nên tập cho các bé ăn uống đúng giờ.
- Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến các loại thức ăn cho bé.
- Không nên nóng vội và ép cho các bé ăn nhiều.
- Tìm hiểu để không cho bé ăn những món có khả năng dị ứng.
- Không để bé ăn đồ ăn quá nóng.
- Không nên áp dụng khẩu vị của mình vào những món ăn dành cho con.
- Mẹ không nên thay đổi thói quen cho con bú sữa mẹ.
Tóm lại, ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của các bé, đòi hỏi cha mẹ cần có sự chu đáo và tinh tế. Để các bé ăn dặm được hiệu quả, hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ nên nắm những lưu ý kể trên. Từ đó sẽ thiết lập một thực đơn ăn dặm cho bé và tập cho bé có được thói quen ăn uống khoa học, hợp lý ngay khi còn bé.
Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm tại NRECI
Tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI), quy trình tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm sẽ được xây dựng đảm bảo tính khoa học, nhằm hỗ trợ tối đa cho các bậc phụ huynh trong việc đảm bảo dinh dưỡng để các bé có thể phát triển toàn diện.
Cụ thể quy trình gồm các bước:
Bước 1: Đánh giá chi tiết tình trạng dinh dưỡng thực tế của bé
- Các bác sĩ, chuyên gia lấy thông tin chi tiết về chiều cao, cân nặng của các bé.
- Kiểm tra thông qua tra cứu bảng cân nặng và chiều cao theo từng độ tuổi của WHO. Mục đích nhận định chính xác về tình trạng dinh dưỡng thực tế của các bé.
- Sử dụng biểu đồ tăng trưởng để đánh giá chi tiết tình trạng và có đưa ra hướng điều trị và tư vấn phù hợp.
Bước 2: Khai thác khẩu phần ăn hàng ngày và các vấn đề dinh dưỡng
- Các chuyên gia cần khai thác khẩu phần ăn của các bé trong vòng 24 giờ. Đồng thời tìm hiểu rõ về thói quen cha mẹ cho con bú, cách thức bú, lượng bú, cùng thời gian bú. Tất cả hỗ trợ đánh giá tình trạng thừa hay thiếu năng lượng của bé, và xem xét bé có nguy cơ thiếu hụt vi chất không.
- Khai thác thêm các vấn đề hỗ trợ liên quan, có ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng của các bé như: Môi trường sống, thời gian vận động, thời gian ngủ, tinh thần,… của các bé.
- Khai thác vấn đề bệnh lý trước đó và hiện tại của các bé (nếu có) như: Táo bón, hô hấp tái diễn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh lý bẩm sinh,…
Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm liên quan và đưa ra chẩn đoán thông qua hình ảnh
- Tiến hành xác xét nghiệm liên quan như: Công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm vi chất như kẽm, vitamin D, sắt,…
- Cho bé siêu âm, chụp hình X-quang (nếu cần) – Các phương pháp phù hợp tùy vào tình trạng bệnh lý, dựa theo độ tuổi nhất định.
Bước 4: Tư vấn cùng với các chuyên gia dinh dưỡng
- Bác sĩ tư vấn dinh dưỡng 1-1.
- Tư vấn chi tiết đến cha mẹ về nguyên tắc ăn dặm, cách thức ăn dặm đúng cách cũng như lưu ý những sai lầm hay mắc phải khi cho các bé ăn dặm.
- Cung cấp các video hướng dẫn phụ huynh nấu cháo chuẩn (phù hợp với từng thời điểm ăn dặm).
- Bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi tốc độ tăng trưởng của các bé.
- Tư vấn bổ sung các vấn đề dinh dưỡng khác đi kèm (nếu có).
Bước 5: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng giảm cân chi tiết đối với từng cá nhân
- Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hỗ trợ việc xây dựng một thực đơn ăn dặm mẫu, dựa vào tình trạng thực tế của các bé. Gồm: Số lượng bữa ăn, lượng ăn, và các loại thực phẩm nên bổ sung,…
- Hướng dẫn cha mẹ theo dõi cùng bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về khả năng dung nạp của bé, tái đánh giá cũng như có sự hỗ trợ điều chỉnh phù hợp với khả năng của mỗi bé.
Theo ý kiến bác sĩ Nguyễn Thị Hòa – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ luôn có sự thay đổi liên tục theo từng độ tuổi. Do đó, cha mẹ cần cho bé tư vấn dinh dưỡng định kỳ để có được sự điều chỉnh kịp thời về chế độ ăn. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cho bé vào 1000 ngày đầu đời rất quan trọng, bởi đây là giai đoạn hoàn thiện về não bộ, đồng thời là nền tảng đối với sự phát triển thể chất của bé sau này.“
Bác sĩ tư vấn dinh dưỡng tại NRECI
Ths.Bs. Đặng Ngọc Hùng
- Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng hiện đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).
- Bác sĩ đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt.
- Tác giả sách “DINH DƯỠNG CÂN BẰNG – ĂN TRONG TỈNH THỨC”, Truyện tranh Dinh dưỡng “HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ DINH DƯỠNG CÙNG GURU”.
Bs Nguyễn Thị Kim Hải
Bs Nguyễn Thị Kim Hải tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa Khoa tại Học viện Quân Y, Bác sĩ Chuyên khoa I Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Hiện Bs Hải đang là Trưởng phòng Dinh dưỡng người lớn tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng.
Bs Nguyễn Thị Hòa
Bs Nguyễn Thị Hoà tốt nghiệp Bs Y học Dự phòng – Đại học Y dược TP.HCM, chứng chỉ Dinh dưỡng Lâm sàng 6 tháng – Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Hiện Bs Hòa đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng trẻ em tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng.
Do đó, bố mẹ đến tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm vào những cột mốc 6, 9, 12, 15, 18, 24 tháng – Mục đích kiểm tra, tầm soát sớm các vấn đề dinh dưỡng, tránh gây cản trở sự phát triển của trẻ. Với những bé từ 2 tuổi trở đi, cha mẹ cũng cần chú ý cho con thăm khám định kỳ từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, với bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của trẻ như sụt cân, biếng ăn hay tăng cân nhanh chóng,… thì cha mẹ sẽ cần đưa con đến thăm khám với bác sĩ, chuyên gia nhằm có hướng khắc phục kịp thời.
Thực tế thì thực đơn ăn dặm cho các bé rất phong phú và đa dạng, đồng thời nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé cũng mang tính cá thể đặc thù. Do đó, cha mẹ nên đưa con đến với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được các bác sĩ tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm chuyên sâu. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cha mẹ lên thực đơn ăn dặm dinh dưỡng đa dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp sở thích của bé, góp phần kích thích bé ăn ngon, phát triển toàn diện nhất!
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ