.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Bầu thiếu máu nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu thiếu máu chuẩn khoa học

0

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu không can thiệp, bổ sung đầy đủ sắt sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi, thậm chí gây nên nhiều biến chứng rất nguy hiểm như sinh non, trẻ yếu ớt và có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn trẻ bình thường. Vậy mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào để đủ lượng sắt cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ hơn về thiếu máu thai kỳ, từ đó, biết cách thiết kế thực đơn cho bà bầu thiếu máu phù hợp nhất nhé.

Bệnh lý thiếu máu ở bà bầu, nguyên nhân do đâu?

Khi mang thai, chất sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Quá trình mang thai làm tăng nhu cầu về máu lên đến 50%. Chính sự gia tăng này đồng nghĩa với cơ thể cần nhiều tế bào hồng cầu và nhiều chất sắt hơn để tạo ra các tế bào máu đó. Khi mẹ không đủ chất sắt, cơ thể sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Tình trạng thiếu máu của mẹ bầu phổ biến trong giai đoạn thai nhi phát triển. Nếu như có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và bổ sung không đủ sẽ khiến cho cả mẹ lẫn con có nguy cơ cao mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Mẹ bầu có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, folate hay vitamin B12

Nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ bầu bị thiếu sắt: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu folate, thiếu vitamin B12.

  • Thiếu máu do thiếu sắt: đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà các mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Loại thiếu máu này xảy ra khi cơ thể không đủ chất sắt để sản xuất huyết sắc tố – một loại protein có trong các tế bào hồng cầu. Loại protein này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác của cơ thể. Nếu như bị thiếu máu do thiếu sắt, máu sẽ không thể cung cấp đủ oxy đến các mô trên toàn cơ thể.
  • Thiếu máu do thiếu folate: Folate là vitamin nhóm B được tìm thấy nhiều trong một số thực phẩm. Khi mang thai, cơ thể mà rất cần folate để tạo ra các tế bào mới, bao gồm cả tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu folate có thể trực tiếp gây nên một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh, nhẹ cân.
  • Thiếu vitamin B12: trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu không bổ sung đủ vitamin B12, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 trong thai kỳ dẫn đến nhiều nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, thậm chí là sinh non.

Có khá nhiều yếu tố dẫn đến các nguyên nhân thiếu máu này, các mẹ bầu nên tìm hiểu và cân nhắc để tránh mắc phải các yếu tố sau đây:

  • Chế độ ăn ít các thực phẩm giàu sắt, folate, vitamin B12
  • Đa thai là tình trạng mang thai nhiều con
  • Hai lần mang thai gần nhau
  • Nôn nhiều vì tình trạng ốm nghén nặng
  • Mang thai sớm ở tuổi dậy thì
  • Bị thiếu máu trước khi mang thai

Một số biểu hiện nhận biết bà bầu bị thiếu máu

Có khá nhiều biển hiện, dấu hiệu nhận biết bà bầu bị thiếu máu. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ để nhận biết và can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Rối loạn tiêu hóa: thiếu máu trong thời gian mang thai khiến các mẹ thường gặp tình trạng đau bụng, dễ nôn ói, kém ăn, táo bón hay đi phân lỏng xen lẫn,… Nếu tình trạng kéo dài và không rõ nguyên nhân, các mẹ cần thăm khám càng sớm càng tốt để xác định tình trạng, sức khỏe.
  • Da, niêm nhợt nhạt: biểu hiện này dễ nhận thấy bởi khi quan sát màu sắc da của các mẹ có thể thấy xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống. Đồng thời, môi trở nên tái nhạt, lòng bàn tay kém hồng hào và hơi lạnh. Và niêm mạc mí mắt có dấu hiệu thiếu các mạch máu nhiều hơn, lưỡi cũng trở nên nhạt màu.
  • Tóc gãy rụng nhiều, móng tay khô: mẹ bầu bị thiếu máu, tóc và móng sẽ thiếu hụt dưỡng chất và trở nên yếu hơn bình thường. Lúc này, có thể thấy móng tay nhạt màu, giòn, dễ gãy mà không chịu tác động gì. Cùng với đó, tóc trở nên dễ gãy rụng, thậm chí rụng nhiều, từng mảng, chùm lớn khi chải hay vuốt tóc.
  • Cơ thể mệt mỏi: các mẹ có thể cảm thấy cơ thể trong trạng thái hồi hộp, khó thở nhẹ, trống ngực đánh liên tục,… Nếu như thiếu máu nghiêm trọng, mẹ bầu có thể mệt mỏi và ngất xỉu thường xuyên, giảm khả năng gắng sức và hoa mắt kéo dài.
  • Ảnh hưởng ý thức: thời gian mang thai bị thiếu máu, có thể khiến các mẹ gặp các vấn đề về thần kinh hay ý thức bị ảnh hưởng như khó tập trung, mơ hồ, mất ngủ, giảm trí nhớ, dễ cáu gắt,…
  • Dễ bị nhiễm trùng: quá trình mang thai để cơ thể thiếu máu sẽ khiến sức đề kháng của thai phụ suy giảm nhanh chóng. Điều này khiến các mẹ bầu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, nứt nẻ môi,…
Thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt là dấu hiệu thường gặp của mẹ bầu thiếu máu

Bổ sung thực phẩm giàu sắt cho bà bầu thiếu máu

Sắt thường có trong nhiều loại thịt động vật và các loại rau củ quả với hàm lượng khá phong phú. Có 2 loại sắt:

  • Sắt heme: là loại sắt dễ dàng được cơ thể hấp thụ, có thể tìm thấy sắt heme trong các loại thịt, cá cũng như những nguồn cung cấp protein động vật khác.
  • Sắt non-heme: loại sắt này có trong các loại ngũ cốc, rau, các loại đậu, trái cây và hạt. Tuy nhiên, sắt non-heme khó hấp thu cũng như cần thời gian nhiều hơn cho quá trình chuyển hóa.

Do đó, các mẹ cũng như người thân cần tìm hiểu thật kỹ về các thực phẩm giàu sắt. Các mẹ có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung các thực phẩm giàu sắt tốt nhất trong suốt thai kỳ.

Sau đây là một số thực phẩm giàu sắt phổ biến để các mẹ tham khảo:

  • Thịt bò nạc: đây là loại thịt giàu sắt heme tốt cho mẹ bầu. Có thể nói, 1 khẩu phần với 85g thịt bò nạc, cung cấp khoảng 1,5mg sắt. Ngoài chất sắt, thịt bò còn cung cấp hàm lượng protein cao, selen, kẽm và một số vitamin nhóm B,…
  • Cá hồi: thịt cá hồi giàu hàm lượng omega 3, và bổ máu tốt cho mẹ và thai nhi trong thời gian mang thai. Đồng thời, bổ sung cá hồi đúng cách còn ngăn được các bệnh về tim mạch, đột quỵ, huyết áp,….
  • Thịt ức gà: phần thịt này không chỉ được đánh giá cao về protein mà còn giàu sắt tốt cho thai phụ. Trung bình 100g ức gà sẽ cung cấp khoảng 0,7 mg sắt.
  • Lòng đỏ trứng gà: đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, không chỉ giàu sắt mà còn giàu protein, canxi, magie, cùng nhiều loại dưỡng chất khác tốt cho mẹ và bé.
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu ngự,… giàu protein và hàm lượng sắt. Không chỉ vậy, các loại đậu còn giàu chất xơ, ít calo, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ.
  • Cải bó xôi: không chỉ giàu chất sắt mà rau còn giàu chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình 1 bát canh cải bó xôi có thể cung cấp đến 3,2mg sắt. Ngoài ra, các loại rau lá xanh khác: rau bina, bắp cải, cải xoăn,… cũng rất giàu sắt, chất xơ tốt cho mẹ bầu.
  • Súp lơ xanh: mỗi 1 bông cải xanh 30g sẽ cung cấp 1mg sắt cùng với đó là vitamin C, canxi, crom, vitamin A,…
  • Chuối: là loại quả giàu chất sắt, cùng các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Không chỉ bổ sung sắt cho cơ thể mà chuối còn giúp các mẹ giảm được tình trạng khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai.
  • Bí đỏ: với hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp protein, các loại vitamin A, B, D,… canxi và giàu chất sắt tốt cho mẹ và bé.
  • Các loại hạt: rất giàu dinh dưỡng như protein, sắt, magie, photpho,… đặc biệt là omega 3 tốt sự phát triển trí não của bé. Các mẹ nên bổ sung các loại hạt dinh dưỡng: óc chó, macca, hạt bí, hạnh nhân, hồ đào, hạt chia,…
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám: yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa cho mẹ bầu.
Thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Bổ sung cho mẹ các thực phẩm chứa nhiều sắt

Xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Việc xây dựng thực đơn ăn uống mỗi ngày cho các mẹ bầu vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi dựa vào thực đơn, có thể cân đối các nhóm thực phẩm để các mẹ được bổ sung đa dạng thực phẩm và đầy đủ dưỡng chất.

Điều này cũng giúp các mẹ có một chế độ dinh dưỡng tốt, giúp cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh. Ngược lại nếu ăn qua loa, không có thực đơn dinh dưỡng phù hợp, khoa học sẽ khiến mẹ không bổ sung đầy đủ các chất. Điều này dẫn đến thiếu máu, thiếu chất không chỉ ở mẹ bầu mà còn khiến thai nhi chậm phát triển.

Đồng thời, xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu hoàn hảo sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh tật cũng như các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Không phải ai cũng am hiểu nguyên tắc, kiến thức về dinh dưỡng, do đó các mẹ hay người thân nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Nếu như muốn tự mình trải nghiệm, bổ sung thêm kiến thức để chăm sóc cơ thể cũng như em bé tốt nhất, có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng của các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Từ đó, các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân, nắm được nguyên tắc thiết kế thực đơn dinh dưỡng, ăn uống hằng ngày khoa học và phù hợp nhất.

Sau đây là một số món ăn cho các bữa mà các mẹ có thể bỏ túi cho mình:

Bữa sáng

  • Cháo yến mạch. Các chuyên gia cho biết, trong cháo yến mạch giàu sắt, protein, chất xơ hòa tan, magie, canxi, photpho,… Không chỉ cung cấp bữa sáng đầy năng lượng cho mẹ bầu mà còn ngăn chặn tình trạng thiếu máu hiệu quả.
  • Bún/ phở: tùy vào khẩu vị mà các mẹ lựa chọn nấu tại nhà hay ăn tại quán. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mẹ có thể ăn phở gà, phở bò,…
  • Bánh mì nguyên hạt, 1 cốc sữa và 1 quả chuối
  • Bánh mì kẹp trứng: bổ sung protein, sắt cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể hoạt động.

Bữa phụ sáng

Các mẹ bổ sung các loại trái cây hay các loại hạt: chuối, đu đủ, kiwi, táo,…

Bữa trưa

  • Thịt bò xào súp lơ xanh, canh cá chép
  • Thịt kho, canh rau đay
  • Cá kho, canh cải nấu thịt
  • Cá áp hồi chảo, bông cải xanh luộc
  • Tôm rim, canh cải thìa
  • Gà kho, mướp xào.

Bữa xế chiều

Các mẹ lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các bánh dinh dưỡng từ hạt, ngũ cốc, sữa chua, sữa.

Bữa tối

  • Đậu hũ nhồi thịt, mướp đắng xào trứng
  • Thịt bò xào cần tây, canh củ quả
  • Canh bí đỏ nấu thịt bằm, trứng gà luộc
  • Cá trích nướng, đậu đũa xào
  • Trứng sốt cà chua, canh cua nấu rau đay.
Thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần đa dạng thực phẩm

Những lưu ý khi thiết kế thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Khi thiết kế thực đơn cho bà bầu thiếu máu, để thực đơn dinh dưỡng hiệu quả, cần chú ý một số điều sau đây:

  • Đảm bảo đầy đủ 3 bữa chính trong ngày bổ sung thêm 2 bữa ăn phụ để có năng lượng đảm bảo cho sự hoạt động của một ngày.
  • Không nên để cho bà bầu nhịn ăn
  • Để hấp thu sắt tốt nhất, cần tránh các thực phẩm làm ngăn chặn sự hấp thu sắt gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu như thực phẩm giàu canxi, thực phẩm chứa oxalate: rau chân vịt, chocolate, mùi tây, cải xoăn…thực phẩm chứa tanin: cà phê, trà, rượu, bia, táo, nước ép các loại quả mọng…
  • Ngũ cốc bổ sung với lượng phù hợp bởi chất xơ và phytate có khả năng làm giảm sự hấp thu sắt và các khoáng chất trong các thực phẩm khác.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, acid folic
  • Tránh bổ sung các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chế biến sẵn, đóng hộp cho bà bầu.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về thực đơn cho bà bầu thiếu máu giúp các mẹ cũng như người thân hiểu hơn về tính trạng. Từ đó, biết cách chăm sóc, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp để mẹ và bé khỏe, phát triển tốt trong suốt thai kỳ.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD