.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp

Bầu cao huyết áp nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Hiện nay, tình trạng cao huyết áp thai kỳ xuất hiện phổ biến, là nỗi lo lắng của rất nhiều bà bầu. Việc chăm sóc, thiết kế chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị cao huyết áp lại là điều không hề đơn giản. Làm thế nào để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi mà không làm tăng huyết áp? Và hôm nay, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp phù hợp nhất.

Cao huyết áp thai kỳ là gì?

Định nghĩa

Trước khi tìm hiểu thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về hiện tượng này.

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch nhằm cung cấp máu cho các mô trong cơ thể. Huyết áp được biểu thị bằng hai chỉ số: Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu), với giá trị bình thường từ 90-120 mmHg, và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương), với giá trị bình thường từ 60-80 mmHg.

Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
Cao huyết áp thai kỳ là hiện tượng phổ biến hiện nay

Huyết áp thai kỳ tăng cao (hay còn gọi là tăng huyết áp do mang bầu) là một hiện tượng mà áp lực máu tăng lên sau tuần thứ 20 của thai kỳ và thường trở lại mức bình thường trong vòng sáu tuần sau khi sinh. Huyết áp được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ khi từ 140/90 mmHg, trong khi mức tăng nặng được đánh giá khi huyết áp đạt ≥160/100 mmHg.

Nguyên nhân huyết áp cao khi mang thai

Tăng huyết áp thai kỳ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học và tiêu thụ nhiều muối khi mang thai.
  • Thiếu hoạt động thể chất và không chăm sóc thai nhi đúng cách.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột, khí hậu quá nóng hoặc lạnh.
  • Mang thai ở độ tuổi trên 35.
  • Có bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý khác có liên quan gây biến chứng cao huyết áp khi mang thai.
  • Những thay đổi trong hoocmon, hoặc nhau thai khiến cho tăng huyết áp thai kỳ.

Triệu chứng cao huyết áp thai kỳ mẹ bầu không nên xem thường

Thường thì các triệu chứng của cao huyết áp ở phụ nữ mang thai xuất hiện trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ, bao gồm:

  • Sưng phù ở chân và tay.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Rối loạn thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực thoáng qua.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Đau đầu, đau vùng thượng vị, đau sau xương ức và khó thở.
  • Đạm niệu
Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
Sưng phù tay, chân là biểu hiện của tăng huyết áp thai kỳ

Tham khảo bài viết: Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai

Những hậu quả của tăng huyết áp thai kỳ

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Tiền sản giật: Thống kê cho thấy 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, và 5-8% trong số đó gặp tử vong do sản giật.
  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau sinh: Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của phụ nữ sau khi sinh.
  • Tăng nguy cơ cao huyết áp trong các lần mang thai sau này: Phụ nữ đã từng bị huyết áp cao trong thai kỳ có nguy cơ cao tái phát tình trạng này trong những lần mang thai sau.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan: Huyết áp cao trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, thận và các vấn đề sức khỏe khác.

Đối với thai nhi có mẹ mắc huyết áp cao thai kỳ:

  • Chậm phát triển hoặc chết lưu: Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ có thể dẫn tới chậm phát triển và nhẹ cân. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến hiện tượng thai chết lưu trong tử cung.
  • Sinh non: Một số trường hợp bà bầu bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể được chỉ định sinh sớm hơn để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao và các vấn đề sức khỏe khác.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng

Số lượng và chất lượng các món ăn cần được điều chỉnh theo tính chất của từng bữa: Bữa ăn sáng, trưa và tối.

  • Thực đơn cần bao gồm đầy đủ các món ăn chính dựa trên cơ cấu của từng bữa ăn.
  • Thực đơn cần đảm bảo đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của bữa ăn và có hiệu quả kinh tế.
  • Ưu tiên nhóm thực phẩm mà bà bầu nên ăn, bao gồm đạm thực vật, chất béo có nguồn gốc thực vật, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
  • Cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ những thực phẩm gây hại cho sức khỏe của bà bầu bị tăng huyết áp như các món ngọt, món ăn chứa nhiều tinh bột hay chất béo có nguồn gốc động vật.
Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
Cần cẩn thận khi thiết kế thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp

Bà bầu huyết áp cao không nên ăn gì?

Để tránh nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ, các bà bầu có thể kiểm soát bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp và duy trì lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp:

  • Thực phẩm ngọt đường như bánh kẹo, trái cây ngọt, kem,…
  • Thực phẩm chế biến có nhiều muối như cá khô, thịt nguội, dưa muối chua, cà muối,…
  • Thực phẩm giàu chất béo từ động vật như đồ ăn nhanh, nội tạng động vật (tim, gan, thận) và các món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.
  •  Rượu, nước ngọt, cà phê, chè đặc và các chất kích thích khác.

Cao huyết áp thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp

Các mẹ bầu khi được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cần lưu ý hạn chế tiêu thụ muối, ước lượng khoảng dưới 5g/ngày (Natri ≤ 2000mg/ngày). Trong trường hợp được chẩn đoán có phù và suy tim, nên giảm lượng muối ăn còn 2-4g/ngày.

Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
Bà bầu bị cao huyết áp cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng bà bầu bị cao huyết áp cần có những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa đạm thực vật: Là nguồn cung cấp protein cần thiết và dễ tiêu hóa. Các nhóm thực phẩm này bao gồm đậu nành và các sản phẩm liên quan.
  • Chất béo có nguồn gốc từ thực vật: Lạc, dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành, v.v.
  • Thực phẩm giàu canxi: Giúp mẹ bầu tránh tình trạng co giật và mệt mỏi do thiếu canxi trong máu. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi. Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa tươi, sò huyết, hải sản,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho bà bầu bị tăng huyết áp. Một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, bưởi, đu đủ, cà chua,…
  • Nhóm thực phẩm giàu kali: Giúp ổn định huyết áp, cân bằng pH và điện giải trong máu, hạn chế triệu chứng mệt mỏi, đau bụng và chuột rút. Các thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, măng tây, đậu hạt,…
  • Nhóm rau củ giàu chất xơ: Mẹ bầu bị tăng huyết áp cần cung cấp đủ chất xơ để ổn định huyết áp và ngăn ngừa triệu chứng tiêu chảy, táo bón và trĩ.
  • Thực phẩm khác: Có tác dụng ổn định huyết áp như táo (giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, chống ung thư, bảo vệ dạ dày), củ dền (tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch và bổ máu), cần tây (giảm mỡ máu, ổn định huyết áp), khoai tây (tốt cho não và ổn định huyết áp) và tỏi (giảm huyết áp, chống ung thư).

Trên đây là một số tư vấn để bạn có thêm kinh nghiệm thiết kế thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để được chia sẻ kiến thức để áp dụng trực tiếp vào thực tế cuộc sống.

Xem thêm các bài viết chăm sóc sức khoẻ mẹ bầu: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD