TOP 7 cách giảm huyết áp cao khi mang thai
Cách giảm huyết áp cao khi mang thai bao gồm những biện pháp nào? Cao huyết áp ở thai kỳ là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi. Biến chứng của thai phụ nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, hãy cùng với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu các biện pháp giảm cao huyết áp thai kỳ qua bài viết dưới đây!
Tin liên quan:
- Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
- Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh: Hiểu rõ để kiểm soát tốt hơn
- Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Nguy cơ & Giải pháp từ Chuyên gia
- Bảng cân nặng chuẩn của mẹ bầu trong từng giai đoạn thai kỳ
- DHA cho bà bầu: Liều lượng khuyến nghị theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Cao huyết áp thai kỳ là gì?
Cao huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp của thai phụ tăng cao hơn so với mức huyết áp bình thường của cơ thể. Tùy vào thể trạng cũng như độ tuổi mà huyết áp của thai phụ có sự chênh lệch khác nhau. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (1) khi thai phụ được chẩn đoán là cao huyết áp thai kỳ là khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và huyết áp tâm trương >= 90mmHg.
Cao huyết áp thai kỳ bao gồm các thể lâm sàng sau:
- Cao huyết áp mạn tính: Là tình trạng cao huyết áp của thai phụ xuất hiện trước khi mang thai hoặc xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đồng thời, tình trạng cao huyết áp này kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh con.
- Cao huyết áp thai kỳ: Là tình trạng thai phụ có huyết áp cao xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và thường phục hồi bình thường trở lại sau 42 ngày sau sinh.
- Tiền sản giật: Là tình trạng thai phụ tăng huyết áp kèm theo các biểu hiện như tiểu đạm, giảm tiểu cầu,… Tiền sản giật là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và em bé. Do đó, các thai phụ cần đi khám định kỳ để được kiểm tra và phát hiện kịp thời từ đó có biện pháp điều trị và theo dõi sức khỏe của thai phụ trong suốt thai kỳ cho đến lúc sinh nhằm tránh các nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi và sản phụ.
- Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: Đây là trường hợp để chỉ các trường hợp sản phụ có cao huyết áp thai kỳ sau 20 tuần tuổi thai nhưng trước đó thai phụ không biết bản thân đã bị cao huyết áp hay chưa. Sau 42 ngày sau sinh bệnh nhân cần được đánh giá lại tình trạng cao huyết áp để kết luận bệnh lý. Nếu tình trạng cao huyết áp biến mất thì đây là tăng huyết áp thai kỳ còn ngược lại vẫn còn tình trạng cao huyết áp thì sản phụ bị tăng huyết áp mãn tính và cần được điều trị kịp thời.
Làm thế nào để giảm huyết áp khi mang thai? Hãy cùng theo dõi các cách giảm huyết áp cao khi mang thai với các thông tin liên quan đến cao huyết áp sau.
Nguyên nhân cao huyết áp trong quá trình mang thai
Một số nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp:
- Thai phụ bị cao huyết áp mạn tính
- Chế độ dinh dưỡng của thai phụ bị mất cân bằng, không phù hợp với sức khỏe như thai phụ ăn quá mặn, ăn quá nhiều đường bột gây tiểu đường thai kỳ,…
- Thai phụ có chế độ sinh hoạt không hợp lý như ăn quá nhiều đồ dầu mỡ gây béo phì, tăng cân quá mức, ít vận động thể chất, chế độ dưỡng thai mất cân bằng,…
- Thai phụ mang thai ở tuổi trên 35 là độ tuổi dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến thai kỳ trong đó có tăng huyết áp khi mang thai. Do đó, thai phụ cần trang bị kiến thức dinh dưỡng và sức khỏe mang thai một cách đầy đủ và khoa học. Từ đó bổ sung các kiến thức cũng như cách giảm huyết áp cao khi mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
- Thai phụ mắc các bệnh lý liên quan đến tiểu đường, tim mạch, thiếu máu,… khiến cho huyết áp cao bất thường.
- Một số nguyên nhân khác cũng khiến cho huyết áp tăng cao khi mang thai như thai phụ mang thai đôi, cơ thể thai phụ sản sinh quá nhiều nước ối, thai phụ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi,…
Cao huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp thai kỳ là một hiện tượng bệnh lý sức khỏe cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mức độ nguy hiểm của sản phụ còn phụ thuộc vào tình trạng cao huyết áp cũng như thời gian mắc cao huyết áp của thai phụ.
Dưới đây là một số biến chứng (2) thường gặp của thai phụ khi bị cao huyết áp thai kỳ:
- Tiền sản giật: Đối với phụ nữ mang thai mắc cao huyết áp thai kỳ thường đều có nguy cơ cao đối với bệnh lý tiền sản giật. Trong các số liệu lâm sàng cho thấy 25% phụ nữ mang thai bị cao huyết áp đều có nguy cơ tiền sản giật và trong số đó có đến 5-8% trường hợp tử vong.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ trong quá trình mang thai và sinh con. Đồng thời còn khiến cho quá trình hồi phục sức khỏe của thai phụ chậm hơn sau sinh.
- Dễ tái phát ở những lần mang thai tiếp theo gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của thai phụ với những lần sinh kế tiếp. Đồng thời, tình trạng có thể trở nặng hơn làm ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
- Có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, thận,…
Biến chứng đối với thai nhi khi mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ:
- Thai nhi chậm phát triển hoặc thậm chí bị chết lưu: Khi thai phụ bị cao huyết áp khiến cho thai nhi không nhận được đủ oxi và dinh dưỡng từ mẹ khiến cho trẻ chậm phát triển, không đạt các chỉ số sức khỏe cân nặng thông thường. Đối với trường hợp xấu nhất là thai nhi bị chết lưu do thiếu oxi khi còn trong bụng mẹ.
- Sinh non: Sinh non là nguy cơ đối với một vài trường hợp thai phụ bị cao huyết áp hoặc tiền sản giật cần được sinh sớm để tránh những nguy cơ xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Những em bé sinh non thường có hệ đề kháng kém và sức khỏe yếu.
Mách cho mẹ bầu cách giảm huyết áp cao khi mang thai
Cách giảm huyết áp cao khi mang thai cho thai phụ cần biết:
- Hạn chế các loại gia vị muối trong chế biến thức ăn hàng ngày:
- Bổ sung các loại ngũ cốc và thực phẩm giàu kali: như chuối, cải xoăn, khoai lang, quả bơ và hạt quả bí ngô,…
- Thường xuyên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày, các bài tập phù hợp cho người mang thai.
- Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, thư giãn bằng các hoạt động nhẹ nhàng theo ý muốn:
- Tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu, bia, trà, cà phê, ma túy,…
- Kiểm soát cân nặng theo sự theo dõi của chuyên gia dinh dưỡng
- Thực hiện đầy đủ y lệnh cũng như chỉ định thuốc nếu có từ bác sĩ: Nếu mẹ bầu có chỉ định sử dụng thuốc hạ huyết áp cần thực hiện nghiêm túc và luôn nhớ uống thuốc đúng giờ. Tuyệt đối, không nên ngưng sử dụng thuốc hoặc tự điều chỉnh liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi đồng thời đạt hiệu quả điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Mẹ bầu cao huyết áp nên ăn gì? Thực đơn cho người mang thai cao huyết áp
Khi mang thai dinh dưỡng do mẹ hấp thụ sẽ được chuyển sang cho con giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Do đó mẹ bầu cần được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của mẹ và thai nhi. Trung bình mỗi phụ nữ mang thai cần được cung cấp khoảng 2560 kcalo mỗi ngày đối với tam kỳ cá nguyệt đầu và giữa, còn tam kỳ cá nguyệt cuối cần cung cấp 2675 kcalo mỗi ngày để để đảm bảo cho việc phát triển của cả mẹ và em bé. Thông thường nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai sẽ cao hơn bình thường.
Vậy mẹ bầu nên ăn gì để giúp cho sự phát triển của thai nhi đồng thời ăn uống như thế nào là cách giảm huyết áp cao khi mang thai một cách hiệu quả nhất?
Nhu cầu các nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và các nguồn thực phẩm cần cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh bao gồm:
- Chất đạm (Protein): Đối với nhu cầu protein của phụ nữ mang thai cũng tăng cao so với nhu cầu hàng ngày. Theo khuyến nghị nhu cầu dành cho mẹ bầu là 60-90g/ngày. Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần cân bằng giữa lượng đạm thực vật và đạm động vật. Trong đó tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số >= 35% và nên lựa chọn các sản phẩm có giá trị đạm sinh học cao giúp nâng cao hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng. Các nguồn đạm động vật bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, thủy hải sản,… Các nguồn đạm thực vật bao gồm đậu tương, đậu xanh, các loại đậu và vừng lạc.
- Chất béo (Lipid): Theo khuyến nghị nhu cầu chất béo ở phụ nữ mang thai là 50-65g/ngày. Nên lựa chọn các chất béo có nguồn gốc là dầu, mỡ và các loại hạt có dầu như lạc, vừng, điều, oliu,…
- Chất đường bột (Glucid): Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể giúp vai trò sinh năng lượng cho các hoạt động sống. Khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai cần 300-400g/ngày. Các thực phẩm giúp cung cấp chất đường bột là gạo, bún, miến, phở, khoai lang, các loại củ chứa tinh bột,…
Vậy mẹ bầu bị cao huyết áp cần giảm ăn mặn như thế nào? Một số cách giúp mẹ bầu giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ khi mẹ bầu bị cao huyết áp:
- Nên tự nấu các thực phẩm hạn chế việc sử dụng các loại thức ăn có sẵn, đóng gói sẵn và nên giảm lượng muối ăn hàng ngày trong các món ăn.
- Nếu mua các thực phẩm đóng gói sẵn cần kiểm tra lượng muối bảo quản trong sản phẩm nên ít hơn 1,5g/100g thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, thịt nguội, giăm bông, thịt muối,… các loại thực phẩm muối chua, nước sốt ăn kèm,…
- Không nên sử dụng các loại hạt rang muối, giảm ăn pho mát vì lượng muối trong pho mát nhiều.
- Nên ăn các loại trái cây và hoa quả, rau củ tươi và hạn chế việc nêm nếm bằng muối trong chế biến.
Một số thực phẩm giàu vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu:
- Canxi: Canxi là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho việc hình thành khung xương và răng cho thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung canxi với các loại thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ sữa, sữa chua, cá, rau xanh, đậu,… Lượng canxi cần cung cấp cho mẹ bầu 1 ngày từ 300-1000mg.
- Magie: Những loại thực phẩm giàu magie như rau xanh, hạt ngũ cốc, đậu, hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu và các loại đậu, bông cải xanh, thịt bò, táo, chuối,… Theo khuyến cáo hàng ngày nên bổ sung từ 350-360mg/ngày đối với mẹ bầu.
- Kali: Kali đối với mẹ bầu giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, tránh được các biến chứng thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh. Kali có vai trò tạo nên cơ bắp và tim thai. Các loại thực phẩm giàu kali như khoai lang, khoai tây, cà chua, củ cải đường, măng tây, sữa chua, ngao, chuối, bơ,…
- Omega 3: Omega 3 có nhiều trong các loại cá biển. Omega 3 giúp thai nhi phát triển trí não, cải thiện hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ sinh non. Các loại cá chứa nhiều omega 3 như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá cơm và cá trích. Một số loại hạt như hạt lanh, hạt chia,…
Bà bầu cao huyết áp không nên ăn gì?
Đối với mẹ bầu việc duy trì một chế độ ăn khỏe mạnh là điều cực kỳ cần thiết. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cao huyết áp. Một số cách giảm huyết áp cao khi mang thai là thực hiện chế độ ăn khoa học. Những lưu ý trong việc lựa chọn các nguồn thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu cao huyết áp cần lưu ý:
- Không nên ăn mặn: Trước và trong quá trình mang thai mẹ bầu bị cao huyết áp không nên ăn mặn và các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao hơn 1,5g/100g thực phẩm. Cần tuân thủ chế độ ăn tốt giảm mặn để giúp giảm huyết áp, duy trì huyết áp ổn định giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
- Không nên ăn các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân là cá thu, cá mập, cá kiếm,… Đây là loại cá thường dễ bị nhiễm thủy ngân. Nếu ăn nhiều các loại cá trên thường gây tích lũy thủy ngân trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Không sử dụng các sản phẩm gây nguy hiểm cho thai nhi như các loại củ đã lên mầm như khoai tây, khoai lang, các loại hạt và thực phẩm bị mốc, lên men, ôi thiu,….
- Không nên ăn các loại thực phẩm chưa được chế biến kĩ như các loại gỏi, nem sống,…Đây là nguồn chứa các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Không nên ăn các nội tạng động vật. Việc ăn các nội tạng động vật khiến cho lượng mỡ máu tăng có hại cho tim mạch, gây cao huyết áp,…
Trên đây là các cách giảm huyết áp cao khi mang thai dành cho mẹ bầu để tham khảo giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể đăng ký tham gia khóa học dinh dưỡng dành riêng cho mẹ bầu, các lớp đào tạo dinh dưỡng của NRECI để được cung cấp các kiến thức cần thiết nhất, đầy đủ và hữu ích nhất về dinh dưỡng và sức khỏe. Từ đó giúp bạn và người thân được bảo vệ và chăm sóc một cách tốt nhất. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là đơn vị dinh dưỡng đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho mọi gia đình.
Xem thêm:
- Phụ nữ mang thai nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau sinh đầy đủ dưỡng chất, lợi sữa
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn chay trường cần lưu ý những gì?
Nguồn tài liệu tham khảo:
- (1): https://www.nhlbi.nih.gov/health/high-blood-pressure/pregnancy
- (2): https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm#HBP_before
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ