
Xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối như thế nào? Tiểu đường thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp ở mẹ bầu và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn nước rút chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Do đó, các mẹ cần chú ý sức khỏe, kết hợp điều trị đúng cách với điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để ổn định đường huyết cũng như đáp ứng dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé. Để hiểu hơn về tình trạng cũng như tham khảo thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Tin liên quan:
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường là tình trạng glucose huyết tương tăng và rối loạn dung nạp glucose do thiếu hụt insulin, kháng insulin hoặc do cả hai. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đường huyết tăng được phát hiện lần đầu ở phụ nữ mang thai phân thành 2 nhóm, cụ thể là:
- Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy/ overt diabetes): Có mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán tiểu đường tiêu chuẩn, thường được phát hiện trong thời gian 3 tháng đầu mang thai và không biến mất sau khi sinh em bé.
- Tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus – GDM): Có mức glucose huyết tương thấp hơn đái tháo đường mang thai, phát triển trong suốt thai kỳ và tự khỏi sau khi sinh con.
Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không thể sản xuất đủ lượng insulin trong thời gian mang thai. Insulin là hormone giúp vận chuyển đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Hơn nữa, cơ thể phụ nữ mang thai có thể tạo ra nhiều hormone hơn và kèm theo sự tăng cân khiến cho các tế bào trong cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả – đây được gọi là tình trạng kháng insulin.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Hầu hết các mẹ bầu không có triệu chứng bất kỳ nào biểu hiện bị tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối. Đa phần, các mẹ phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ qua thăm khám hoặc tầm soát bệnh.
Cách tốt nhất để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ vào 3 tháng cuối là thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu và thường thực hiện khoảng từ tuần 24-28 của thai kỳ. Mặc dù khó nhận biết nhưng nếu theo dõi sức khỏe, các mẹ vẫn có thể nhận ra điểm bất thường. Nếu như phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây, các mẹ không nên chủ quan mà nên thăm khám càng sớm càng tốt nhé:
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Trong thời gian 3 tháng cuối, thai nhi lớn chèn ép lên bàng quang sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhưng tần suất đi tiểu của phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ có thể nhiều hơn nữa, đặc biệt là vào ban đêm.
- Thường xuyên khát nước: Dù không phải vận động nhiều, không hề ăn đồ ngọt, mặn hay uống nước ngọt, các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát, muốn uống nước nhiều và miệng khô.
- Mệt mỏi nhiều: Bẹ bầu khi mang thai mệt mỏi là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, khi mắc tiểu đường thai kỳ, các mẹ luôn ở trạng thái mệt mỏi, uể oải dù không hề vận động hay sử dụng lực nhiều.
- Mờ mắt: Khi hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, mẹ bầu có thể có nguy cơ bị mờ mắt ngắn hạn.

Ngoài các triệu chứng thường gặp kể trên, mẹ bầu mắc tiểu đường 3 tháng cuối còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như ngứa ran, cảm giác tê ở bàn tay, bàn chân, ngứa ngáy vùng kín, khó lành vết thương,…
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Trong thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ bầu và bé con cần phải đảm bảo. Dù chỉ tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối vô cùng nguy hiểm, các mẹ nên theo dõi sức khỏe cũng như khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm. Từ đó, có biện pháp điều trị cũng như thay đổi thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối hợp lý. Nếu các mẹ chủ quan, tiểu đường thai kỳ sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Hầu hết các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ được phát hiện sớm sẽ được kiểm soát tốt để có sức khỏe bình thường trong suốt thai kỳ và sinh ra em bé khỏe mạnh. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tiểu đường trong tam cá nguyệt thứ 3 sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé:
Biến chứng đối với mẹ bầu
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai: Thông thường, phụ nữ mang thai mắc tiểu đường 3 tháng cuối sau khi sinh lượng đường trong máu có thể trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của các chị em này sau sinh sẽ cao hơn.
- Sinh non: Khi lượng đường trong máu cao có thể gia tăng nguy cơ chuyển dạ sớm dẫn đến sinh con trước ngày dự sinh. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị mẹ bầu sinh sớm bởi em bé phát triển quá lớn hoặc lo ngại các biến chứng thai lưu.
- Tăng huyết áp, tiền sản giật: Đây là 2 biến chứng vô cùng nguy hiểm của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng của mẹ bầu và bé con.
- Đa ối: Đây là tình trạng có quá nhiều nước ối, gây đau nhiều trước khi sinh.
- Tăng nguy cơ mổ lấy thai: em bé quá to không thể sinh thường nên khả năng cao bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy thai
- Tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
- Viêm đài bể thận

Biến chứng đối với thai nhi
- Thai chết lưu: Các mẹ không kiểm soát, điều trị tốt tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng thai nhi, khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
- Thai nhi tăng trưởng quá to: Lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường là nguyên nhân khiến cho em bé phát triển nhanh và quá mức. Điều này khiến cho em bé có cân nặng khá lớn, thường trên 4 kg. Một khi thai nhi quá to sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh bình thường.
- Nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp: Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh non cao. Trẻ sinh non có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở nghiêm trọng cho trẻ.
- Hạ đường huyết: Đôi khi, em bé được sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay khi chào đời. Không những vậy, có những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể co giật cho bé.
- Tăng nguy cơ bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành
- Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật thường gặp là: vô sọ, não úng thủy, nứt đốt sống, dị tật thần kinh khác, dị tật thận, dị tật tim, không có hậu môn.
- Vàng da bẩm sinh
- Tăng hồng cầu

Như vậy, mắc tiểu đường trong tam cá nguyệt thứ 3 hay suốt thai kỳ đều vô cùng nguy hiểm. Các mẹ nên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm để có biện pháp điều trị, phòng tránh và kiểm soát tốt. Từ đó, cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Nếu được chẩn đoán tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, kiểm soát đường huyết từ bác sĩ, các mẹ cần thiết kế và duy trì thực đơn dinh dưỡng, ăn uống hợp lý. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối vô cùng quan trọng, phải tuân thủ nguyên tắc và đáp ứng ổn định đường huyết cũng như nguồn dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Việc thiết kế thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có thể gặp khó khăn. Do đó, các mẹ đừng quá lo lắng bởi có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ điều trị cho mình hay các chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, các mẹ có thể nâng cấp, bổ sung kiến thức dinh dưỡng cho mẹ và bé từ các khóa học dinh dưỡng hay đào tạo dinh dưỡng do trung tâm dinh dưỡng tổ chức.
Nguyên tắc về chế độ ăn khoa học
Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối bị tiểu đường cần thỏa 2 yếu tố: duy trì ổn định lượng đường trong máu ở mức an toàn, cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thế nên, các mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:
- Dung nạp lượng calo vừa đủ trong ngày, nên cung cấp từ 1.800 – 2.500 calo cho cơ thể. Nếu các mẹ có cân nặng trung bình nên bổ sung từ 2.200 – 2.500 calo/ngày, còn các mẹ thừa cân thì chỉ nên cung cấp 1800 calo/ ngày.
- Không nên ăn 1 lần quá no hay để cơ thể quá đói. Các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên ăn 6 bữa/ ngày.
- Bổ sung đa dạng thực phẩm, không nên bổ sung 1 loại thực phẩm quá nhiều.
- Mặc dù bổ sung đa dạng thực phẩm, nhưng các mẹ nên kiêng các thực phẩm có chỉ số GI cao, các loại thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ,… Ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI<55, chế biến đơn giản như cơm gạo lứt, khoai lang luộc, bắp luộc… duy trì lượng carbodydrat trong khoảng 45-55% với nhu cầu cơ thể.
- tăng cường chất xơ trong rau xanh 300-400g rau trong chế độ ăn
- Lượng thịt, trứng, đậu trong 3 tháng cuối thai kỳ được tăng cường và bổ sung hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé
- Chất béo cũng không nên bỏ qua vì giai đoạn này là nguyên liệu cần thiết cho phát triển trí não em bé. Vì vậy. bà bầu tiểu đường thai kỳ nên chọn các loại chất béo không bão hòa (dầu nành, dầu hướng dương, dầu oliu…) thay vì ăn nhiều mỡ và da động vật.
- Nên ăn theo thứ tự rau củ, cá/thịt/trứng, cuối cùng là tinh bột như vậy cơ thể sẽ hấp thu tinh bột chậm hơn.

Chỉ số GI là gì? Tiểu đường thai kỳ lựa chọn thực phẩm chỉ số GI như thế nào?
Chỉ số GI có tên gọi đầy đủ là Glycemic Index – đây là chỉ số thể hiện tốc độ đường huyết tăng khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể. Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể biết được thực phẩm nào có tốc độ ảnh hưởng đến đường huyết nhanh, chậm. Từ đó, lựa chọn thực phẩm nào tốt và cần tránh thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tức là, khi ăn thực phẩm đó, lượng đường trong máu trong cơ thể mẹ bầu tăng đều và giảm với tốc độ chậm dần. Nhờ đó, các mẹ dễ dàng kiểm soát nguồn năng lượng, tránh gây nên biến chứng nghiêm trọng.
Ngược lại, các thực phẩm có chỉ số đường huyết quá cao không được khuyến khích bởi không tốt cho phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ. Bởi khi ăn những thực phẩm này, chỉ số đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng nhanh và giảm đột ngột.
Hiện nay, World Healthy Foods đã có nghiên cứu và xác định mức của chỉ số GI là rất thấp, thấp, trung và cao. Do đó, các mẹ khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn hằng ngày nên chú ý để tốt nhất cho sức khỏe.
- Các thực phẩm có chỉ số GI thấp (GI<55): Các loại rau, các loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng,… Một số loại trái cây tươi: cam, bưởi, táo, cam, đào, lê, nho, kiwi, chuối, mận,… Sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mì, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Các thực phẩm có chỉ số GI trung bình (56-69): Nước cam, dưa hấu, dứa, cháo gạo, khoai tây nấu chín,…
- Các thực phẩm có chỉ số GI cao (GI>70): Khoai tây, xôi nếp, bánh mì trắng, gạo tẻ, mì ống, bơ, bí ngô, bánh quy,…

Tuy nhiên, khi lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mẹ nên chú trọng về lượng ăn loại thực phẩm đó. Vì nếu mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn nhiều cũng sẽ gây tăng đường huyết, khó kiểm soát. Do đó, các mẹ nên được tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho phù hợp.
7 thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Mỗi mẹ bầu sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau do đó thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối sẽ có sự khác nhau ở mỗi mẹ. Do đó, các thực đơn trên các trang mạng đều là thực đơn tham khảo, không dành cho tất cả mỗi người. Mặc dù đều mang thai và đều bị tiểu đường ở 3 tháng cuối nhưng mỗi mẹ sẽ cần mức năng lượng khác nhau, đồng thời, quá trình chuyển hóa cũng khác nhau.
Vì vậy, các mẹ không nên máy móc thực hiện tương tự nhau, mà nên thăm khám, lắng nghe tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn từ bác sĩ mới đạt kết quả tốt. Ngoài ra, các mẹ có thể tự mình tham gia các khóa học dinh dưỡng hay đào tạo dinh dưỡng để nắm được nguyên tắc và có thể tự lên thực đơn cho bản thân, gia đình phù hợp nhất.
Sau đây là 7 thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối các mẹ tham khảo nhé:
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
Thực đơn 1 | Phở bò | 1 chén cơm gạo lứt với cá hồi áp chảo, 1 ít salad trộn. | 1 bát cơm trắng, canh rau cải thịt băm, tôm nướng |
Thực đơn 2 | Cháo yến mạch nấu với thịt nạc, cải bó xôi. | 1 bát cơm trắng, gà nướng, súp bí đỏ, bông cải xanh luộc | 1 bát cơm gạo lứt, thịt bò thăn áp chảo, măng tây luộc |
Thực đơn 3 | 1 trái ngô luộc, 1 quả trứng luộc, salad trộn với ⅓ quả bơ. | 1 phần cá nướng, salad trộn | 1 bát cơm gạo lứt, canh hẹ và lườn gà áp chảo. |
Thực đơn 4 | 1 lát bánh mì ngũ cốc, ½ quả táo, 1 ly sữa tươi không đường | 1 bát cơm gạo lứt, canh mồng tơi nấu tôm, 1 trứng luộc. | Bún nấu gà cùng một số loại rau ăn |
Thực đơn 5 | Bún bò | 1 bát cơm gạo lứt ,ức gà, 1 quả táo | Cháo yến mạch nấu với tôm, 1 bắp ngô, 1 phần salad |
Thực đơn 6 | 1 bát bột yến mạch nấu chín với hạt điều, thanh long ruột đỏ | Thịt bò áp chảo, măng tây luộc, khoai lang luộc | 1 bát cơm gạo lứt, 1 phần cá hồi nướng |
Thực đơn 7 | 1 quả trứng ốp la, 2 lát bánh mì ngũ cốc, 1 miếng nhỏ bơ | 1 bát cơm trắng với 150g thịt nạc heo và 1 phần salad trộn. | Bún gạo lứt, salad thịt nạc |
Bên cạnh thực đơn các bữa ăn chính, các mẹ bầu thường hay đói nên các bữa phụ nên ăn nhẹ các thực phẩm như sữa chua ít đường, không đường, các loại hạt, các loại ngũ cốc nguyên hạt, một số loại trái cây có chỉ số GI thấp. Tùy theo sở thích và khẩu vị của mẹ mà chọn thực phẩm bữa ăn phụ phù hợp nhé.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức về bệnh cũng như dinh dưỡng để theo dõi sức khỏe, thay đổi thói quen, chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn, chỉ dẫn và có thể tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Nhu cầu về việc học dinh dưỡng thực tế, trau dồi kiến thức cho bản thân và gia đình, các mẹ hãy liên hệ ngay với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được tư vấn chi tiết nhé!
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?
- Thạc sĩ Y học Cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì.
Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Đăng ký Khóa học dinh dưỡng
