
Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người mắc bệnh tiểu đường và theo sự phát triển kinh tế – xã hội, tỷ lệ bị bệnh này có xu hướng ngày càng gia tăng đặc biệt là ở người trẻ.
Tin liên quan:
Để phòng và điều trị bệnh tiểu đường, việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên theo định kỳ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy, chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu và làm sao để duy trì ở mức ổn định? Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu những thông tin liên quan về chỉ số đường huyết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường hay còn gọi là glucose, chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và đóng vai trò quan trọng như một nguồn nhiên liệu không thể thiếu cho các cơ quan đặc biệt như não bộ, máu và cơ. Vậy, chỉ số đường huyết là gì và đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Định nghĩa
Chỉ số đường huyết là một thông số đo lường nồng độ glucose trong máu. Mức độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong suốt ngày, thậm chí từng phút và chịu sự ảnh hưởng đặc biệt từ thói quen ăn uống hàng ngày. Trong máu luôn có lượng đường cần thiết và nếu nồng độ đường trong máu thường xuyên cao, có thể gây ra bệnh tiểu đường và tác động xấu đến nhiều cơ quan quan trọng, đặc biệt là thận và mạch máu.
Chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại khác nhau: chỉ số đường huyết bất kỳ, chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ và sau ăn 2 giờ , cùng với đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C. Chúng giúp đo lường nồng độ glucose trong máu tại thời điểm kiểm tra. Nhờ đó, bạn có thể xác định liệu người đó có mức đường huyết bình thường, tiền đái tháo đường hay đang mắc bệnh đái tháo đường.

Đơn vị đo đường huyết
Trước khi xác định chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu thì bạn cần hiểu rõ về đơn vị đường huyết. Đơn vị đo đường huyết thường được sử dụng là mmol/L (milimol trên một lít) hoặc mg/dL (miligam trên một decilit). Cả hai đơn vị này đều dùng để đo lường nồng độ đường (glucose) trong máu. Tùy vào khu vực và quốc gia, một trong hai đơn vị này có thể được ưa chuộng hơn.
Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết bình thường được xác định dựa trên các giới hạn thông thường cho nồng độ glucose trong máu. Nếu bạn muốn biết “mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?” thì bảng chỉ số đường huyết chuẩn với các chỉ số nằm trong khoảng giá trị sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
- Đường huyết bất kỳ: 70-140 mg/dL (tương đương 3,9-7.8 mmol/L).
- Đường huyết lúc đói: 70-100 mg/dL (tương đương 3,9-5.6 mmol/L).
- Sau bữa ăn: 70-140 mg/dL (tương đương 3,9-7.8 mmol/L).
- Chỉ số HbA1C: Dưới 5.7%.
Các chỉ số đường huyết bình thường có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, bệnh lý và mức độ biến chứng, nhưng sự chênh lệch không quá lớn. Ví dụ khi bạn thực hiện xét nghiệm đường huyết, kết quả thăm khám có thể cụ thể như sau:
- Đường huyết lúc đói:
Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng sau khoảng thời gian ít nhất 8 giờ không nạp calo, khi mà bạn chưa tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 70 mg/dL (tương đương 3.9 mmol/L) đến 100 mg/dL (tương đương 5.6 mmol/L) được xem là bình thường.
Thông qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế đã phát hiện rằng những người có mức đường huyết lúc đói trong khoảng trên không đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc thậm chí lâu hơn.

- Đường huyết sau khi ăn:
Người bình thường và khỏe mạnh thường có chỉ số đường huyết sau khi ăn dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L) được đo trong khoảng thời gian 1 – 2 giờ sau khi ăn.
- Chỉ số Hemoglobin A1c (HbA1c):
Mức HbA1c dưới 5,7% là trong khoảng bình thường. HbA1c thường được sử dụng để xác định chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?
Chỉ số đường huyết cao hay còn được gọi là tình trạng tăng đường huyết hoặc tăng đường máu, là một vấn đề liên quan đến sức khỏe đáng lo ngại. Điều này có thể là dấu hiệu cho nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến cơ thể và chế độ dinh dưỡng.
Chỉ số đường huyết ở người trưởng thành
Chỉ số đường huyết cao ở người trưởng thành được xem là khi nồng độ glucose trong máu vượt quá mức bình thường, tức là nằm ngoài khoảng giá trị thông thường. Giới hạn cao cho chỉ số đường huyết thường được xác định bởi các tổ chức y tế và nhóm chuyên gia, nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu kiểm soát đường huyết và tình trạng sức khỏe của từng người.
Người bình thường thường có chỉ số đường huyết an toàn nằm trong khoảng 70mg/dL và mức đường huyết cao là từ 140mg/dL trở lên. Tuy nhiên, điều này có thể biến đổi dựa trên mục tiêu kiểm soát đường huyết và tình trạng sức khỏe của từng người cũng như thời điểm kiểm tra đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết của bạn cao hơn giới hạn thông thường, bạn nên đến các bác sĩ kiểm tra để được tư vấn dinh dưỡng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chỉ số đường huyết trong thai kỳ
Trong thai kỳ, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và thai nhi, do đó lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thường thấp hơn so với những người không mang thai. Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng liệu đối với phụ nữ mang thai mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Dựa vào những nghiên cứu hiện tại, các giá trị đường huyết bình thường trong thai kỳ thường nằm trong các khoảng sau đây:
- Đường huyết lúc đói: thấp hơn 95 mg/dL. (tương đương 5.3 mmol/L)
- Đường huyết 1 giờ sau ăn: thấp hơn 140mg/dL (tương đương 7.78 mmol/L)
- Đường huyết 2 giờ sau ăn: thấp hơn 120 mg/dL (tương đương 6.67 mmol/L)

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?
Khi bị tiểu đường, chỉ số đường huyết của bệnh nhân sẽ có các giá trị như sau:
- Đường huyết bất kỳ: lớn hơn 200 mg/dL (tương đương 11.1 mmol/L).
- Đường huyết lúc đói: lớn hơn 126 mg/dL (tương đương 7 mmol/L).
- Chỉ số HbA1C: lớn hơn 6.5%.
Để đảm bảo kết quả chính xác hơn, nên tiến hành đo hai lần liên tiếp, bởi vì có thể các thông số này có sự dao động không đồng nhất.
Giai đoạn tiền tiểu tiểu đường, chỉ số đường huyết của bệnh nhân sẽ có các giá trị như sau:
- Đường huyết bất kỳ: lớn hơn 140 mg/dL (tương đương 7.78 mmol/L).
- Đường huyết lúc đói: lớn hơn 100 mg/dL (tương đương 5.56 mmol/L).
- Chỉ số HbA1C: lớn hơn 5.7%.
Có khoảng 40% người có chỉ số đường huyết trong giai đoạn tiền tiểu đường như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 – 5 năm tới. Vì vậy, nếu bạn đang ở trong khoảng chỉ số này, cần có lộ trình điều trị phù hợp để tránh tình trạng bệnh nặng và giảm thiểu chi phí điều trị sau này.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?
Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao liên quan chặt chẽ đến mức đường huyết cao trong thời gian dài. Đối với bệnh nhân tiểu đường, mức đường huyết cao cũng cho thấy khả năng điều trị bệnh không hiệu quả. Theo các tài liệu được công bố, ngưỡng nguy hiểm cho đường huyết lúc đói (sau ít nhất 8 tiếng không ăn) là cao hơn 130 mg/dL cho người bị tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL cho người không mắc bệnh.
Ngoài ra, mức đường huyết vượt quá 200 mg/dL bất kỳ thời điểm trong ngày cũng được coi là nguy hiểm cho cả bệnh nhân tiểu đường và người không mắc bệnh. Đường huyết cao có thể là dấu hiệu cho thấy có rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là ở người không mắc bệnh tiểu đường và cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.
Trong trường hợp mức đường huyết vượt quá 250 mg/dL, đây có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và là tình huống nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu và tầm quan trọng của việc duy trì đường huyết trong khoảng an toàn để cải thiện sức khỏe. Hơn nữa, bạn cũng có thể liên hệ với NRECI để tham gia các khóa học dinh dưỡng để tạo cho mình chế độ ăn uống hợp lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường. Bên cạnh đó, những kiến thức dinh dưỡng này còn là hành trang bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- Hỏi đáp tiểu đường: Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?
- Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần nhận biết sớm
- Tiểu đường ăn bao nhiêu cơm? Lượng cơm cho người tiểu đường mỗi ngày
- Thạc sĩ Y học Cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì.
Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Đăng ký Khóa học dinh dưỡng
