.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần nhận biết sớm

0

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Việc nhận biết dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ sớm giúp mẹ bầu được điều trị nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Hãy cùng NRECI tìm hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ và thực đơn gợi ý cho mẹ bầu mắc bệnh lý này. Theo dõi ngay.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ.Theo định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) được hiểu là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong suốt thời gian mang thai”.

Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin ở phụ nữ có thai, thường xuất hiện từ tuần thai thứ 24. Theo các nghiên cứu y khoa thì có khoảng 30% phụ nữ bị tiểu đường trong khi mang thai.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thứ 24

Tiểu đường thai kỳ thường gặp ở giai đoạn nào trong thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ nhưng hay gặp nhất ở thời điểm từ 24 tuần trở đi. Vì vậy ở thời kỳ này, các mẹ cần duy trì khám thai định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án xử trí phù hợp.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ chủ yếu do rối loạn hormone khi mang thai làm chu trình chuyển hóa đường của insulin bị rối loạn.

Trong quá trình mang thai, để cung cấp đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi, cơ thể mẹ bầu sẽ tự động kháng insulin ở một mức độ nhất định nào đó. Tuy nhiên, đến khoảng tam cá nguyệt thứ 2 thì nhu cầu năng lượng của bé tăng cao có thể làm tình trạng kháng insulin diễn ra quá mức. Đặc biệt, ở các mẹ sử dụng nhiều đồ ngọt, tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn. Lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng gây bệnh tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu có thể nhận biết tiểu đường thai kỳ qua những dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu thường xuyên: Khi lượng glucose trong máu quá cao, bắt buộc thận phải hoạt động hết công suất để xả ra ngoài theo đường nước tiểu. Điều này khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.
  • Luôn cảm thấy khát nước: Lượng đường trong máu tăng cao khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và khiến cơ thể bị mất nước, khô miệng, thường xuyên có cảm giác khát nước.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm: Lượng đường huyết cao sẽ là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của nấm và các hệ vi sinh vật khác.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Do insulin không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nên khiến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Vì thế mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Mờ mắt trong thời gian ngắn
  • Ăn uống mất kiểm soát, luôn cảm thấy đói và ăn uống nhiều hơn bình thường ở những tháng giữa và cuối của thai kỳ.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Cơ thể mệt mỏi, luôm khát nước là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có ít nhất 01 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Glucose huyết tương lúc đang đói ≥ 5.1 mmol/L (hoặc ≥ 92 mg/dL)
  • Glucose huyết tương sau 1 giờ ≥ 10.0 mmol/L (hoặc ≥ 180 mg/dL)
  • Glucose huyết tương sau 2 giờ ≥ 8.5 mmol/L (hoặc ≥ 153 mg/dL)

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ thường gặp

Nếu không nhận biết sớm dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ để kịp thời điều trị thì bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

Đối với mẹ

  • Tăng huyết áp
  • Tiền sản giật/sản giật
  • Sảy thai, thai lưu
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Đẻ non
  • Đa ối
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường sau đó và mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo

Đối với thai nhi

  • Thai to
  • Chậm phát triển trong tử cung
  • Suy hô hấp cấp chu sinh
  • Tử vong chu sinh
  • Dị tật sơ sinh
  • Tăng nguy cơ bị hạ đường huyết khi sinh
  • Hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng lượng bilirubin máu gây vàng da sơ sinh
  • Dễ béo phì
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi

7 thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần phải đảm bảo nguyên tắc chủ chốt đó là phải cân bằng giữa 2 yếu tố là dinh dưỡng và đường huyết. Bởi vì nếu ăn kiêng quá mức cần thiết thì mẹ bầu sẽ bị suy giảm đề kháng, thiếu chất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

7 thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mà bạn có thể tham khảo ngay:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối Bữa phụ (Khoảng 9h sáng và 15h chiều)
Ngày 1 200g khoai lang luộc;
  • 1 bát cơm nhỏ
  • 2 miếng thịt gà
  • 1 đĩa bắp cải luộc
  • 2 miếng đậu phụ sốt cà chua;
  • 1 miếng thanh long;
  • 60g Ức gà nướng
  • 2 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
  • 1/2 củ Khoai lang nướng
  • 1 đĩa Salad rau xà lách
180ml sữa không đường
Ngày 2 1 bánh mì kẹp trứng, cà chua, dưa chuột;
  • 1 bát cơm
  • 1 bát su hào luộc
  • 60g thịt bò xào;
  • 1 miếng dưa hấu;
  • 1 bát Cơm gạo lứt
  • 100g Tôm nướng
  • 1 bát Canh rau nấu thịt nạc
  • 3 quả dâu tây
180ml sữa không đường
Ngày 3
  • 1 bát con cháo yến mạch
  • 1 ly sữa không đường;
  • 1 bát cơm
  • 1 bát salad dưa chuột
  • 4 miếng chả
  • 1 bát canh bí đỏ thịt bằm;
  • 1 miếng lê;
  • 1 bát Cơm diêm mạch
  • 1 miếng phi lê cá hồi áp chảo
  • 1 bát canh kim chi
  • 1 quả ổi
180ml sữa không đường
Ngày 4 1 bát cháo thịt bò (40g thịt bò, 60g gạo tẻ và 150g rau cải);
  • 1 bát bún mọc
  • 3 quả táo ta;
  • 1 bát cháo yến mạch nấu tôm
  • 1 bắp luộc
  • 1 đĩa Salad rau bina
180ml sữa không đường
Ngày 5 bánh canh cá lóc
  • 1 bát cơm
  • 1 bát bắp cải luộc
  • 2 miếng đậu phụ sốt cà chua
  • 8 miếng thịt luộc
  • 2 – 3 quả chôm chôm;
  • 1 bát Miến nấu gà
  • ½ củ Khoai lang
  • 1 đĩa Salad ức gà
180ml sữa không đường
Ngày 6 1 bát phở gà hoặc 1 tô bún riêu/1 bát bún mọc cỡ vừa;
  • 1 bát cơm
  • 50g tôm
  • 1 bát canh mồng tơi
  • 1 múi bưởi
  • 130g Thịt nướng
  • 1 đĩa Súp lơ xanh luộc
  • 1 củ Khoai tây
180ml sữa không đường
Ngày 7 1 đĩa bánh cuốn cùng thịt heo luộc và dưa chua.
  • 1 bát cơm
  • 3 – 4 miếng thịt kho trứng
  • 1 bát canh măng chua cá hồi
  • rau cải luộc 1 đĩa
  • ⅓ hoặc ½ quả cam hoặc táo.
  • 1 củ khoai (160g)
  • 170g Đậu hũ
  • 1 đĩa Salad rau trộn
  • 1 đĩa Rau luộc
180ml sữa không đường

Xem chi tiết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường chuẩn khoa học

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ để phát hiện và điều trị sớm. Một thực đơn dinh dưỡng hợp lý là điều rất cần thiết với mẹ bầu mắc bệnh lý này. Thực đơn 7 ngày chỉ mang tính tham khảo, mẹ bầu có thể liên hệ với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được tư vấn dinh dưỡng phù hợp thể trạng. Bên cạnh đó, các khoá học dinh dưỡng tại NRECI còn trang bị cho mẹ bầu các kiến thức chăm con chuẩn chỉnh, khoa học.

Khoá học dinh dưỡng Nhi khoa mang đến cho mẹ những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ ngay từ những giai đoạn đầu đời. Cách bổ sung vi chất, xây dựng thực đơn cho trẻ,… và những vấn đề khác sẽ được đội ngũ giảng viên tại NRECI chia sẻ trong khoá học Nhi khoa. Bố mẹ có thể xem thêm chi tiết khoá học tại Khoá học Dinh dưỡng Nhi khoa nhé!

Xem thêm: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thiếu hụt vitamin D gây bệnh gì?
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Khuyến nghị bổ sung vitamin D chuẩn Chuyên gia
Vitamin D là một trong những vi chất thiết yếu đối với sức khỏe cơ thể. Vitamin D giúp xương...
[RECAP] Talkshow “Từ cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!”
Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã có một cuối tuần cháy hết mình khi buổi Talkshow...
Thực phẩm tốt cho gan
 10+ thực phẩm tốt cho gan, tăng cường sức khỏe  
Gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bảo vệ và hỗ trợ gan hoạt động...
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD