.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường chuẩn khoa học

0

Theo thống kê, có khoảng 2-10% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng gia tăng đường huyết trong thời gian mang thai mà không phải tiểu đường type 1 và 2 trước đó. Hầu hết các trường hợp đều xuất hiện triệu chứng không rõ ràng nên các mẹ bầu thường khó phát hiện. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất trong thai kỳ, các mẹ nên trau dồi kiến thức cũng như nắm được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường nhằm thiết kế thực đơn phù hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Tiểu đường thai kỳ là gì? 

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trong thai kỳ mà không có bằng chứng về tiểu đường type 1 và 2 trước đó. Nếu phụ nữ mang tháng trong 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết sẽ được chẩn đoán là tiểu đường từ trước mang thai (chưa được phát hiện).

Thời điểm thích hợp nhất để các mẹ thực hiện tầm soát là ở tuần 24-28. Bởi đây là thời điểm chuẩn và tốt nhất để phát hiện sự bất thường trong chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ.

Nếu trong lần khám đầu tiên, các mẹ bầu nào có nguy cơ cao thì nên thực hiện tầm soát từ sớm. Và đến thời gian 24-28 tuần, sẽ thực hiện kiểm tra lặp lại bằng cách kiểm tra nghiệm pháp dung nạp 75g glucose – 2 giờ.

  • Lần khám đầu tiên trong 2 tháng đầu thai kỳ: xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ. Nếu như mức glucose huyết tương lúc đói tăng bất thường ≥ 126 mg% hoặc mức glucose huyết tương bất kỳ tăng ≥ 200mg% được chẩn đoán tiểu đường.
  • Lần khám tiếp theo: thời gian từ tuần 24-28. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về tầm soát tiểu đường, hướng dẫn ăn uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam – 2 giờ vào lần khám thai định kỳ sau đó. Các mẹ đặc biệt ghi nhớ và chú ý mực đỏ vào sổ khám thai ngày tái khám kèm kiểm tra lượng glucose huyết tương.
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Giờ Glucose huyết tương (mg/dl hay mg%) Glucose huyết tương (mmol/l)
Đói ≥ 92 ≥ 5.1
1 giờ ≥ 180 ≥ 10.0
2 giờ ≥ 153 ≥ 8.5

Nếu có từ 01 giá trị lớn hơn hay bằng là chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ không được điều trị sớm sẽ tăng các biến chứng cho cả mẹ và bé.

Đối với người mẹ

  • Tiền sản giật – rối loạn tăng huyết áp: Tiền sản giật là một hội chứng của bệnh lý toàn thân do thai nghén thường từ tuần thứ 20. Biểu hiện bởi 3 triệu chứng đặc trưng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.
  • Mổ lấy thai: thai to, tăng nguy cơ sinh mổ hơn so với các trường hợp thường khác.
  • Đái tháo đường type 2 tiếp diễn: Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có thể tiếp tục mắc tiểu đường type 2 sau khi sinh.
  • Tăng nguy cơ sinh non và sảy thai tự nhiên

Đối với thai nhi

  • Thai to và tăng trưởng quá mức: Lượng đường trong máu của mẹ cao hơn bình thường là nguyên nhân khiến cho thai nhi phát triển quá mức, dẫn đến cân nặng lúc sinh khá to, thường trên 4kg.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao gia tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh bé trước ngày dự sinh. Hoặc một số thai phụ được khuyên mổ lấy thai sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: trẻ sinh non từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp dẫn đến khó thở.
  • Hạ đường huyết: những trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ khi chào đời có thể bị hạ đường huyết. Lý do máu của thai nhi có mức insulin cao để chống lại lượng đường tăng thêm từ mẹ qua nhau thai. Sau sinh, nguồn cung cấp đường trong máu đột ngột dừng lại trong khi mức insulin trong máu trẻ vẫn cao.
  • Vàng da sơ sinh: trẻ bị vàng da, khiến da và lòng trắng của mắt bị đổi màu vàng. Mặc dù có thể tự khỏi nhưng cần phải theo dõi và giám sát.
  • Béo phì ở trẻ em
  • Đái tháo đường cho bé: Những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiểu đường sau này.

Vì sao nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường?

Các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng hay tham khảo các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng để có thêm kiến thức về dinh dưỡng trước, trong và sau khi mang thai. Điều này giúp các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cân đối thực phẩm, thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp trong thời gian mang thai.

Việc xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học và lành mạnh cho bà bầu tiểu đường đem đến nhiều lợi ích:

  • Giúp mức đường huyết của thai phụ ổn định trong giới hạn cho phép, không tăng mạnh hay tụt quá mức trong máu.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp và chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
  • Giữ cân nặng của mẹ và bé ở mức hợp lý.
  • Ngăn chặn các biến chứng tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
  • Giúp sức khỏe của mẹ và bé được tốt, luôn khỏe mạnh và có ca sinh suôn sẻ.
Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường giúp ổn định đường huyết ở mức cho phép

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Để kiểm soát lượng đường huyết cho phép, ổn định, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất trong thai kỳ, các mẹ bầu nên tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng như sau:

Kiểm soát tăng cân thai kỳ

Tình trạng dinh dưỡng trước mang thai Mức tăng cân
3 tháng đầu 3 tháng giữa 3 tháng cuối
Bình thường (18,5≤BM<25) tăng 1kg tăng 4-5 kg tăng 5-6kg
Gầy (BMIく18,5) Đạt 25% cân nặng trước khi có thai
2% 10% 13%
Thừa cân, béo phì (BMI≥25) Đạt 15% cân nặng trước khi có thai
1% 6% 8%

Hạn chế sử dụng muối: Trong chế biến món ăn, các mẹ hạn chế sử dụng muối, chỉ dùng dưới 5g muối/ngày và nên sử dụng muối iốt.

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày : Các mẹ thừa cân, béo phì, nên bổ sung khoảng 33% tổng năng lượng, không thấp hơn mức 1600-1800 kcal.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng

  • Nhu cầu chất đạm (protein): tư vấn dinh dưỡng với thực đơn cân đối đạm động vật và thực vật, trong đó đạm động vật khoảng 35% tổng khẩu phần ăn trong ngày.
  • Nhu cầu chất béo (lipid): cần bổ sung lượng 20-30% tổng năng lượng khẩu phần ăn trong ngày. Trong đó, tỷ lệ chất béo từ động vật không nên vượt 60% tổng chất béo.
  • Nhu cầu chất bột đường (Glucid): tuân thủ 55-60% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Trong đó, lượng này nên được chia cho cả ngày với 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Hàm lượng tối thiểu trong ngày là 175g glucid
  • Chất xơ: Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần ăn ít nhất 400g rau củ quả trong ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: cần bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường

Để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ hay tham gia các khóa đào tạo dinh dưỡng từ các chuyên gia. Sau đây là chế độ dinh dưỡng mà bà bầu tiểu đường thai nên tham khảo:

Nhóm tinh bột

Các mẹ cần bổ sung nhóm này để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì gây tăng đường huyết. Nên bổ sung các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít tăng đường huyết: ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nâu, bún tươi, gạo lứt còn vỏ,… và hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy,…

Nhóm đạm

Các mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu,…

Cân đối các nhóm chất trong quá trình thai kỳ

Nhóm chất béo

Cân đối chất béo động vật và thực vật, và không nên bổ sung chất béo từ động vật nhiều. Các mẹ nên bổ sung chất béo không bão hòa, acid béo omega 3, 6,9.

Nên ăn cá tối thiểu 2 – 3 bữa/tuần, ưu tiên những loại cá giàu acid béo omega 3 (mỡ cá, cá hồi). Và bổ sung các loại hạt và dầu hạt trong chế biến món ăn: dầu ô liu, dầu lạc, hướng dương, hạt chia,…

Các mẹ không nên bổ sung thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích, thức ăn nhanh, mỡ động vật, da động vật, nội tạng, bơ, margarine, sốt mayonnaise, kem phô mai,…

Nhóm rau củ, trái cây

Đối với rau xanh, các mẹ bầu nên ăn ít nhất 300-400 g mỗi ngày. Và nên ăn rau trước bữa chính để hạn chế gia tăng đường huyết sau ăn.

Đối với trái cây, nên chọn trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thấp, nên bổ sung khoảng 200g mỗi ngày. Các loại các cây tốt: bơ, dâu, dưa gang, thanh long, bưởi, cam, quýt, kiwi xanh, nho ta, lê, táo, chuối,…

Lưu ý: thai phụ thường có xu hướng tăng đường huyết vào buổi sáng nên ăn tránh ăn trái cây buổi sáng, thời điểm phù hợp là trưa, chiều hay xế chiều.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Đây là nguồn cung cấp năng lượng và đa dạng các chất, nhất là đạm, canxi,… Các mẹ nên bổ sung các sản phẩm sữa tách béo/ ít béo, không đường, giàu canxi, sữa đậu nành không đường, sữa chua không đường,…

Nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để chọn các loại sữa chuyên biệt có chỉ số đường huyết thấp cho người bệnh tiểu đường.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng thai kỳ

Bên cạnh thiết lập chế độ dinh dưỡng, các mẹ cũng cần chú ý một số điều sau đây:

  • Phân chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn cách nhau từ 2-3 giờ. Chia đều lượng tinh bột cho cả ngày để duy trì mức đường huyết ổn định
  • Trong bữa ăn chính và bữa nhẹ, nên bổ sung chất đạm lành mạnh để kiểm soát đường huyết cơ thể. Bên cạnh đó, chất đạm cũng giúp cơ thể dễ chịu và nạp đầy năng lượng cho hoạt động
  • Trong các bữa ăn nhẹ, bữa phụ, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa không đường, sữa chua không đường, sữa đậu nành không đường, trái cây chỉ số đường huyết thấp,…
  • Các mẹ nên ăn ít tinh bột vào bữa sáng hơn bữa trưa hay tối.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ,…
  • Không xay và hầm quá nhừ tinh bột (ví dụ: cháo) vì dễ làm tăng đường huyết
  • Uống nhiều nước trong ngày, nên uống đủ 6-8 ly nước mỗi ngày
  • Ăn uống điều độ, đúng hàm lượng, đúng giờ
Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng đầu
Mẹ bầu có thể chia thành nhiều bửa ăn trong ngày

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường, giúp các mẹ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn. Từ đó, biết cách thiết kế thực đơn phù hợp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để có kiến thức chuẩn và khoa học, các mẹ có thể tham gia các khóa đào tạo dinh dưỡng hay khóa học dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD