.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường-2

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

0

Năm 2019, Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) thống kê toàn thế giới có tới 463 triệu người (trong độ tuổi từ 20 -79) mắc bệnh tiểu đường, con số này dự kiến sẽ lên tới 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Tại Việt Nam, tỉ lệ người bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, chúng ta để tìm hiểu rõ về bệnh lý này từ đó biết được chế độ dinh dưỡng thế nào là phù hợp với người bệnh tiểu đường nhé!

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính, với những thuộc tính như tăng glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa đường, đạm, béo. Bệnh có xu hướng tiến triển các bệnh lý về mạch máu ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, thận, não, mắt và các động mạch ngoại biên.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Đái tháo đường là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam

Phân loại đái tháo đường

Đái tháo đường có thể phân loại theo cơ chế bệnh sinh là thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối như sau:

  • Đái tháo đường type 1: do tế bào bêta của tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, dẫn tới thiếu insulin tuyệt đối.
  • Đái tháo đường type 2: là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng do tế bào của cơ thể đề kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). Đây là loại phổ biến nhất chiếm 90-95% trong các thể bệnh đái tháo đường. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như người từ 45 tuổi trở lên, thừa cân hoặc béo phì, thói quen ăn uống giàu năng lượng thiếu kiểm soát, lối sống ít vận động, Gia đình có người bị đái tháo đường, đái tháo đường thai kì, tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng buồng trứng đa nang…

Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng rối loạn đường huyết ở bất kỳ mức độ nào được phát hiện ở lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai.

Các thể đặc biệt khác như: do thuốc, hóa chất, bệnh lý nội tiết, bất thường về cấu trúc gen,…

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Chẩn đoán đái tháo đường

Đái tháo đường được chẩn đoán dựa trên trên 1 trong 4 tiêu chí:

  • Đường huyết đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l), không sử dụng thức ăn hay đồ uống có năng lượng ít nhất sau 8 giờ. Hoặc
  • Đường huyết ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống . Hoặc
  • HbA1c ≥ 6,5%. Hoặc
  • Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của tăng đường huyết và đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều)

**Nếu chẩn đoán dựa vào đường huyết đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường-2
Chẩn đoán đái tháo đường dựa trên 1 trong 4 tiêu chí

Tiền đái tháo đường

Khái niệm tiền đái tháo đường để chỉ những người có mức đường huyết chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường nhưng cao hơn mức bình thường.

Tiêu chí chẩn đoán tiền đái tháo đường:

  • Rối loạn đường huyết đói: đường huyết đói 110 mg/dl (6,1 mmol/l) đến 125 mg/dl (6,9 mmol/l). Hoặc
  • Rối loạn dung nạp glucose: đường huyết từ 140 mg/dl (7,8 mmol/l) đến 199 mg/dl (11 mmol/l) tại thời điểm 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose . Hoặc HbA1c 5,7 – 6,4%.

Hậu quả của bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng mạn ảnh hưởng đến tim mạch và thần kinh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch chi, biến chứng trên mắt như bệnh võng mạc đái tháo đường, phù hoàng điểm có thể gây mù lòa, biến chứng thận như suy giảm chức năng thận, biến chứng nhiễm trùng, vết thương khó lành, nguy hiểm nhất là “bàn chân đái tháo đường” có thể dẫn đến việc chân bị hoại tử, cắt cụt chi,…

Ngoài ra các người tiểu đường có thể gặp các biến chứng xảy ra nhanh, đột ngột và nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời như hạ đường huyết, hôn mê…. Với những biến chứng nguy hiểm, đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách cho sức khỏe của cộng đồng. Nhằm góp phần can thiệp vào các yếu tố nguy cơ giúp hạn chế các biến chứng của căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ điều trị bằng thuốc thì việc điều chỉnh chế độ ăn cũng như lối sống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích vừa phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và cân bằng cả về số lượng và chất lượng để có thể ổn định đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn vừa đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ cho nhu cầu sống và làm việc tùy theo mỗi cá nhân và giảm biến chứng nặng cho bệnh nhân.

  • Với đái tháo đường type I, chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho bệnh ổn định cũng như hạn chế biến chứng.
  • Với đái tháo đường type II, chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là có thể kiểm soát được đường huyết ổn định ở giai đoạn đầu của quá trình điều trị.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường là cần hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn, đồng thời hạn chế các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn cần đảm bảo một lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý về số lượng thức ăn trong các bữa chính, phụ.

Việc kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn hàng ngày chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi đái tháo đường là một căn bệnh thường đi liền với chế độ ăn khá kiêng khem. Nếu bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân thiếu kiến thức về chế độ ăn đái tháo đường thì sẽ vô tình khiến mức độ bệnh của bệnh nhân thêm trầm trọng. Xây dựng thực đơn cũng như chế độ ăn cho người đái tháo đường cần phải đảm bảo những tiêu chí nghiêm ngặt để giúp sức khỏe của người bệnh được ổn định cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh nên được các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cũng như xây dựng thực đơn hợp lý cho tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Người bệnh đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn cũng như hạn chế tình trạng tụt đường huyết giữa các bữa ăn.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường-2
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người tiểu đường mà bạn đọc có thể tham khảo:

Nhóm đường bột

Thực tế, người bệnh tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn nhóm chất đường bột, trong khẩu phần ăn người bệnh vẫn có thể lựa chọn các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt như (gạo lứt, gạo còn vỏ cám, khoai củ…) được chế biến đơn giản bằng cách như hấp, luộc, hạn chế tối đa nướng, rán, xào. Bên cạnh đó người bệnh không nên ăn hoặc hạn chế các loại thực phẩm như: các loại nước ngọt, đồ uống có gas…

Nhóm Protein

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại thịt giàu đạm và ít chất béo bão hòa như cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da… với cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm bỏ bớt mỡ. Người bệnh không nên ăn các loại thịt nguội chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích hay thịt xông khói….

Nhóm chất béo

Thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường như: dầu đậu nành, vừng, hạnh nhân, olive, dầu cá…Những loại chất béo này cung cấp năng lượng cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như: nội tạng, da , mỡ của động vật như thịt bò, heo, gà…

Nhóm rau và chất xơ

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên các loại rau xanh nhiều hơn trong thực đơn của mình với cách chế biến đơn giản như hấp…

Ngoài ra, các loại trái cây với chỉ số đường huyết thấp như: thanh long, dưa gang, bơ… cung cấp vitamin khoáng chất, Những loại trái cây chín và có chỉ số đường huyết cao: Sầu riêng, hồng chín, xoài chín, các loại trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp, nên hạn chế hoặc dùng với lượng ít.

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Hiện nay, nhiều bệnh nhân tiểu đường đang có những quan niệm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày dẫn tới hậu quả không những đường huyết không thể kiểm soát tốt mà còn phát sinh thêm nhiều biến chứng khác.

Trên thực tế, một số bệnh nhân có đường huyết không thể ổn định trở lại vì nghe các thông tin truyền tai nhau nên đã hạn chế tối đa lượng tinh bột nạp vào như không ăn cơm, không ăn bánh mì, một số khác lại ăn miến dong thay cơm… đó là quan niệm sai lầm, bởi điều quan trọng là cần điều chỉnh lượng tinh bột trong ngày sao cho cung cấp từ 45 – 55% năng lượng cho cơ thể. Thiếu hụt tinh bột làm giảm lượng glucid trong cơ thể dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường-2
Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Một số người bệnh lại quá lạm dụng đường ăn kiêng, đây là chất tạo ngọt (hóa chất) do đó có nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh đường ruột. Nhóm khác lại tự ý thay thế các thực phẩm khác nhóm, theo đó thay vì không ăn tinh bột thì ăn nhiều chất đạm, chất béo không tốt,… Những sai lầm trên dẫn đến tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn.

Hy vọng với những nội dung mà NRECI chia sẻ có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý đái tháo đường cũng như về chế độ ăn hợp lý trong quá trình kiểm soát bệnh lý. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn tham khảo: 

  • https://vncdc.gov.vn/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-tuyp-2-nd14582.html
  • http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tiet-che/che-do-an-cho-nguoi-bi-tieu-duong.html
  • https://vncdc.gov.vn/dinh-duong-hop-ly-doi-voi-nguoi-bi-benh-dai-thao-duong-nd14913.html
  • https://benhvien108.vn/dinh-duong-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong.htm
  • https://vfa.gov.vn/dinh-duong-hop-ly/thuc-pham-tot-va-khong-tot-cho-benh-nhan-dai-thao-duong.html
  • https://vncdc.gov.vn/quan-ly-benh-dai-thao-duong-nd14581.html

Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD