.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Lượng cơm cho người tiểu đường

Lượng cơm cho người tiểu đường mỗi ngày là bao nhiêu?

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống phù hợp để duy trì mức đường huyết cân bằng và tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra. Trong thực đơn dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường, các món ăn giàu tinh bột như cơm cần phải ăn với lượng phù hợp. Câu hỏi đặt ra là lượng cơm cho người tiểu đường được tính toán như thế nào, kiểm soát với lượng bao nhiêu? Sau đây là câu trả lời từ bác sĩ Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI).

Người bệnh tiểu đường có ăn cơm được không?

Cơm trắng chứa nhiều carbohydrate, ít chất xơ, và có chỉ số đường huyết cao, điều này có nghĩa là nó có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Do đó, tiêu thụ quá nhiều cơm trắng có thể làm cho tình trạng tiểu đường nặng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thêm cơm trắng vào bữa ăn nếu ăn một lượng hợp lý.

Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn những thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, mì ống, cơm và các loại rau củ chứa tinh bột, nhưng cần duy trì một thực đơn cân đối và điều độ.

Lượng cơm cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm

Lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu?

Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ lượng carbohydrates trong giới hạn an toàn và chọn dạng carbohydrates phức hợp như như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.

Dưới đây là hai phương pháp để ước lượng khẩu phần ăn một cách đơn giản:

Phương pháp đĩa ăn:

  • Sử dụng một đĩa ăn có đường kính khoảng 1 gang tay (khoảng 20cm). Trong 1 bữa ăn nên:
    • 1/2 đĩa nên là rau củ không chứa tinh bột, ví dụ như cải xoong, bắp cải, xà lách, măng tây, cà tím, bông cải xanh, củ cải, cải thảo, su hào, rau chân vịt, bông cải Brussel, đậu bắp, dưa chuột, đậu xanh.
    • 1/4 đĩa nên là thực phẩm chứa chất đạm như thịt gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hủ.
    • 1/4 còn lại nên là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa.
  • Dùng nước lọc sau bữa ăn.
Lượng cơm cho người tiểu đường
Lượng cơm cho người tiểu đường bằng 1/4 theo quy tắc đĩa thức ăn

Phương pháp bàn tay:

  • Phương pháp này ước lượng phần ăn dựa trên lòng bàn tay.
  • Trong một bữa ăn, sử dụng lượng chất xơ như rau củ tương đương với kích thước 2 lòng bàn tay.
  • Lượng tinh bột hoặc trái cây tương đương với kích thước 1 nắm tay.
  • Chất đạm (thịt, cá, trứng) tương đương với kích thước 1 lòng bàn tay.
  • Chất béo như bơ, dầu hạt, mỡ cá,… lượng tương đương với kích thước 1 ngón tay cái.
  • Bổ sung thêm 200ml sữa không đường.
Lượng cơm cho người tiểu đường
Lượng cơm cho người tiểu đường theo quy tắc bàn tay trong dinh dưỡng

Các phương pháp trên giúp ước lượng được lượng cơm cho người tiểu đường và các thành phần dinh dưỡng khác trong bữa ăn. Từ đó, người bệnh có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Những loại thực phẩm có thể thay thế cơm trắng mà vẫn kiểm soát đường huyết

  • Gạo lứt: So với gạo trắng thì gạo lứt vẫn giữ được lớp vỏ và mầm, nên có vị chát hơn. Loại gạo này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Đây là sự lựa chọn thích hợp cho người có nhu cầu giảm cân và người có đường huyết cao.
  • Khoai lang: Khoai lang có chứa nhiều chất xơ, có công dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo trong đường ruột, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hãy chế biến đơn giản khoai luộc, không ăn khoai lang nướng.
  • Kiều mạch: Kiều mạch có hàm lượng chất xơ rất cao và cũng chứa các thành phần như quercetin, rutin, có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch rất giàu chất xơ và chứa thành phần β-glucan, tiêu hóa trong cơ thể rất chậm, giúp tạo cảm giác no lâu. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột yến mạch thay thế cơm trắng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Lượng cơm cho người tiểu đường
Người tiểu đường có thể thay thế cơm trắng bằng khoai, gạo lứt, yến mạch,…

Chú ý: Không nên chỉ ăn ngũ cốc thô hoặc mịn làm lương thực chính hàng ngày mà nên kết hợp với các loại thực phẩm khác để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng.

Các chuyên gia khuyến nghị rằng lượng lương thực cơ bản hàng ngày nên đảm bảo cung cấp từ 250 – 400 gram và tỷ lệ ngũ cốc trong lượng lương thực là 1:3, tức là lượng ngũ cốc ăn vào hằng ngày ít nhất là 50 gram.

Gợi ý các thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Ngoài câu hỏi lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu, bạn đọc cũng nên tham khảo về những thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Một số thực phẩm tốt mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày là:

  • Cá béo: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích cung cấp axit béo omega 3 như DHA và EPA, có lợi cho tim mạch và giúp kiểm soát đường huyết.
  • Trứng: Thường xuyên ăn trứng giúp giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện độ nhạy insulin và cân bằng hàm lượng cholesterol.
  • Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá khác đều cung cấp ít calo và tinh bột, giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn.
  • Bông cải xanh: Cung cấp vitamin C và magie, giúp hạ đường huyết và bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Hạt chia: Cung cấp nhiều chất xơ và giúp hạn chế tăng đường huyết sau bữa ăn.
  • Hạt lanh: Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và cân bằng đường huyết.
  • Dầu oliu nguyên chất: Chứa axit oleic và polyphenol giúp hạ mức đường huyết và cholesterol trong máu.
  • Dâu tây: Chứa chất chống oxy hóa anthocyanin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát đường huyết.
  • Các loại bí: Các loại bí như bí đỏ, bí ngòi xanh và bí ngòi vàng chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi và có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết.
Lượng cơm cho người tiểu đường
Chú ý thiết kế thực đơn hợp lý cho người tiểu đường

Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Trên đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi lượng cơm cho người tiểu đường mỗi ngày là bao nhiêu? Ngoài ra, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng. Trong mỗi khóa học dinh dưỡng, bạn sẽ được các bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp giảng dạy, cung cấp những kiến thức hữu ích khi chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể đặt lịch tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ tại NRECI để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, khoa học giúp ổn định đường huyết và sống khoẻ hơn mỗi ngày.

Đọc thêm:

5/5 - (6 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD