Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Thay đổi một lối sống gồm chế độ dinh dưỡng và hình thức luyện tập thể thao chính là nền tảng trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2. Trong đó, thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 sẽ có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số người bệnh sẽ khó có thể kiểm soát được lượng đường từ các loại thực phẩm nào vào, dẫn đến cơ thể bị tăng đường huyết quá mức. Trong bài viết này, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn biết đâu là thực đơn dành cho người tiểu đường trong 1 tuần để có thể duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định nhất.
Tin liên quan:
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 nên bổ sung gì?
Trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 cần phải có sự đa dạng trong các món ăn, liên tục thay đổi để người bệnh không bị ngán. Bên cạnh đó, cần có sự ưu tiên trong việc cân bằng dinh dưỡng, lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Thực đơn 7 ngày cho người bị đái tháo niềng mà bạn có thể áp dụng:
Thực đơn | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
Thứ 2 | Phở (gà), hoa quả | Cơm (1 bát cơm), canh bí đỏ nấu cùng thịt + cá kho + đậu hũ+ tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: Sữa cho người tiểu đường |
Cơm (1 bát) + thịt kho + rau cải luộc + tráng miệng với hoa quả |
Thứ 3 | Bánh cuốn nóng, hoa quả | Cơm (1 bát), canh cá hồi nấu cùng măng chua + rau muống + thịt gà (kho) + tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: Sữa chua (ít đường) |
Cơm (1 bát) + canh cải xoong nấu với tôm + thịt luộc + dưa cải + tráng miệng với hoa quả |
Thứ 4 | Bún thang | Cơm (1 bát), canh chua rau cải + trứng cuộn + tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: Sữa không đường |
Cơm (1 bát) + rau càng cua (salad) + gà nấu cùng nấm + tráng miệng với hoa quả |
Thứ 5 | Bánh mì, hoa quả | Cơm (1 bát), canh ngao (nấu chua) + cá chiên + tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: Sữa không đường |
Bún mọc + tráng miệng với hoa quả |
Thứ 6 | Hủ tiếu, hoa quả | Cơm (1 bát), canh bí đao (nấu xương) + thịt bò xào cùng hoa thiên lý + tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: Sữa chua (ít đường) |
Cơm (1 bát) + rau muống (luộc) + đậu hũ nhồi thịt + tráng miệng với hoa quả |
Thứ 7 | Cháo (đậu đỏ) | Phở cuốn nóng + tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: sữa không đường |
Cơm (1 bát) + khổ qua xào trứng + cà tím nấu cùng thịt và đậu + tráng miệng với hoa quả |
Chủ nhật | Bún bò | Cơm (1 bát), canh bông cải nấu cùng tôm và thịt + đậu hũ sốt cà + tráng miệng với hoa quả.
Bữa xế buổi chiều: Sữa chua (ít đường) |
Cháo (sườn) + tráng miệng với hoa quả |
Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường tuýp 2 hay còn được mọi người biết với tên gọi là đái tháo đường tuýp 2, một loại bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate có đặc điểm răng glucose máu. Do cả hai lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và tác động của insulin đến cơ thể (hay gặp là đề kháng insulin). Do đó thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
Cơ chế của bệnh, khi mới mắc bệnh là sự đề kháng insulin, có nghĩa cơ thể của bạn đủ insulin nhưng không thể sử dụng nó đúng cách hay insulin không thực hiện được các chức năng.
Insulin chính là cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng của cơ thể là glucose vào bên trong các tế bào, từ dó các tế bào sử dụng để sản sinh ra nguồn năng lượng cho cơ thể.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2
Để xây dựng được một thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 thì theo chia sẻ của các chuyên gia, bạn cần nắm chắc các nguyên tắc dinh dưỡng cốt lõi. Mục đích phối hợp chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.
Nguyên tắc chung
Về nguyên tắc, người bệnh đái tháo đường không có loại thức ăn nào là tuyệt đối không được ăn, mà chỉ cần có sự hạn chế với một số loại thức ăn nhất định. Trong thực đơn của người bị tiểu đường tuýp 2 cần lưu ý phải hạn chế carbohydrate, tuy nhiên người bệnh vẫn phải đảm bảo cân đối giữa ba thành phần là carbohydrate, protein, lipid. Nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng.
Đồng thời, trong bữa ăn cần sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt nên có các loại giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ, hạn chế lượng muối,…
- Năng lượng: Năng lượng cho người tiểu đường 30-35kcal/kg/ngày phù hợp với từng đối tượng
- Chất đạm: Cần được người bệnh bổ sung với hàm lượng 0,8-1.2g/kg/ngày – đối với người lớn.
- Chất béo – Lipid: Nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng dự trữ, đồng thời còn tham gia vào hoạt động và cấu tạo của nhiều chất nội tiết trong cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ người bệnh bị xơ vữa động mạch. Do đó, từ các tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia khuyến khích bạn nên bổ sung chất béo có nguồn từ thực vật. Tỷ lệ chất béo trong mỗi bữa ăn nên đạt 25%.
- Chất bột đường – Nhóm Glucid: Nhóm chất trực tiếp làm tăng đường huyết, nhưng lại là chất tạo ra năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Do đó, bạn cần cung cấp một lượng vừa đủ để đường máu không bị tăng vọt, đồng thời cơ thể không thiếu năng lượng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị bổ sung thực phẩm Glucid tương đương 50-60%, so với tổng năng lượng mà bữa ăn cung cấp.
- Nhóm chất xơ: Cơ thể người không tiêu hóa được chất xơ nhưng nó lại tốt cho các hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất xơ cũng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, nhờ đó giúp người bệnh có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Hàm lượng chất xơ mỗi bữa, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn tối thiểu 14g/1000 KCal.
- Hàm lượng muối: Lượng muối mà người bệnh cần bổ sung mỗi ngày nên nhỏ hơn 5g.
- Nước: 1.5-2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và được điều hòa hơn.
Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 không nên ăn gì?
Để có được thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2, đầu tiên bạn cần biết các nhóm thực phẩm không nên bổ sung để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, cản trở quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:
Các loại thực phẩm hay đồ uống có chứa đường hấp thu nhanh
Nếu người bệnh uống quá nhiều nước ngọt hay ăn nhiều loại đồ ăn có chứa đường. Điều này không những khiến người bệnh mắc bệnh kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp phải những bệnh lý khác như gan nhiễm mỡ, tim mạch, tăng cholesterol, triglyceride có hại cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm là tinh bột tinh chế
Mì ống, cơm, bánh mì trắng đều là các loại thực phẩm có chứa lượng lớn tinh bột, làm cho lượng đường huyết gia tăng một cách đáng kể đối với những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Chúng chứa hàm lượng chất xơ thấp nên dễ tiêu hóa nhanh, một lượng đường lớn sẽ có khả năng hấp thu vào máu.
Chất béo chuyển hóa
Theo chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng, chất béo chuyển hóa sẽ góp phần làm răng chất béo xấu – cholesterol LDL, đồng thời làm giảm đi nồng độ chất béo tốt – cholesterol HDL, khiến cho bệnh tiểu đường dễ xảy ra các biến chứng, kháng insulin và tăng viêm.
Do đó người bệnh cần chú ý tránh xa chất béo chuyển hóa hiện có trong các loại đồ ăn như thịt xông khói, bỏng ngô, xúc xích, khoai tây chiên, các loại thức ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ,…
Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm cần hạn chế, việc người bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn gì thì dưới đây chính là các nhóm thực phẩm cần bổ sung mà bạn có thể tham khảo:
Bổ sung nhiều loại rau xanh
Rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm không những tốt cho sức khỏe của người bình thường mà còn vô cùng cần thiết đối với người bị đái tháo đường tuýp 2. Chúng sẽ hỗ trợ bổ sung nguồn khoáng chất, vitamin và chất xơ dồi dào cho cơ thể.
Ngoài ra, carbohydrate phức hơn và chất xơ có trong rau xanh còn giúp duy trì trạng thái no lâu, tránh tình trạng người bệnh tiêu thụ quá nhiều thức ăn, giảm thiểu các vấn đề đường huyết. Một số loại rau xanh mà bạn có thể tham khảo: Bông cải xanh, xà lách, đậu xanh, bí đao, súp lơ,…
Bổ sung thêm các loại trái cây
Trái cây sẽ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ cho cơ thể. Những người bị bệnh tiểu đường nên chọn ăn các loại quả mọng với chỉ số đường huyết GI thấp như bưởi, mận, quýt, táo, ổi, cà chua,…
Trong tư vấn dinh dưỡng hay các khóa học dinh dưỡng cho người tiểu đường, các chuyên gia cũng lưu ý rằng trái cây tươi sẽ tốt hơn so với trái cây sấy. Bởi khi đã loại bỏ nước thì lượng đường trong các loại quả sẽ cao gấp 3 lần so với khi chúng còn tươi, và ăn với hàm lượng lớn cũng không thấy no.
Điều này sẽ rất nguy hiểm vì có khả năng làm tăng đột biến hàm lượng đường trong máu. Do đó, khi ăn chỉ nên ăn các loại trái cây tươi!
Các loại đậu
Đậu lăng hay tất cả các loại đậu khác đều đem lại một nguồn chất xơ, protein dồi dào, hạn chế việc cơ thể hấp thụ quá nhiều carbohydrate có với những loại thực phẩm khác. Vì vậy mà đậu chính là một lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2.
Những sản phẩm từ sữa
Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm canxi, protein. Sữa giúp kích thích khả năng tiết insulin ở những người bị đái tháo đường. Tuy vậy, người bệnh cần chú ý sử dụng những loại sữa nguyên chất tách béo hay ít béo, đồng thời ít đường hoặc không có đường để hạn chế việc tăng đường huyết.
Bạn cần lưu ý, kể cả sữa không đường thì nó vẫn chứa một lượng carb nhất định, có khả năng làm tăng đường huyết. Do đó bạn chỉ nên uống khoảng 1 ly tầm 236ml một ngày vào bữa ăn phụ, ví dụ là buổi tối trước khi đi ngủ.
Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt sẽ đòi hỏi thời gian tiêu hóa lâu hơn, giúp giảm khả năng tăng lượng đường trong máu. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có chứa carbohydrate đã qua tinh chế như bánh mì trắng, mì ống,… Thay vào đó hãy chuyển sang ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, bột yến mạch, kiều mạch,…
Bổ sung các loại chất béo tốt
Một số loại chất béo tốt cần kể đến là omega-3, alpha-lipoic acid,… tham gia hình thành tế bào cũng như các hormon trong cơ thể. Trong đó, alpha-lipoic acid đã được chứng minh là cơ thể hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất béo tốt như các loại hạt: Hạt óc chó, hạnh nhân, điều,… các loại cá béo như cá hồi, cá thu,…
Bổ sung thịt gia cầm, cá
Protein có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người đái tháo đường. Cũng giống với những loại thực phẩm giàu chất béo tốt, giàu chất xơ, protein tiêu hóa chậm, chỉ làm cho chỉ số đường huyết tăng nhẹ. Do đs bạn có thể chọn nguồn protein từ các loại thực phẩm như trứng, cá hồi, ức gà không da, phi lê cá trắng,…
Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Trong quá trình xây dựng thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng sẽ thông tin đến bạn một số điểm cần lưu ý:
- Người bệnh chỉ nên ăn các món chứa nhiều tinh bột ở mức vừa phải. Cụ thể tiêu thụ khoảng 50-60% hàm lượng tinh bột so với những người có thể trạng bình thường.
Không ăn các loại đồ ăn đóng hộp hay đồ ăn nhanh như pate, thịt nguội, xúc xích,… - Nên ăn các món ăn được chế biến theo cách hấp, luộc, đồng thời nên hạn chế các món hầm nhừ, chiên, xào nhiều dầu mỡ, hay nướng …
- Người bị đái tháo đường nên ăn thịt nạc, ăn cá để bổ sung thêm đạm. Mặt khác không nên ăn nội tạng, da, mỡ của động vật.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin. Ưu tiên các loại trái cây có chứa ít đường như cam, táo, quýt, dâu,… Đồn thời hạn chế các loại trái cây có chứa nhiều đường như xoài, nho, mít, sầu riêng,…
- Trong các bữa ăn, người bệnh nên ăn rau trước khi ăn cơm, cần đa dạng thực đơn, ăn đúng giờ để cơ thể không bị đối hay quá no, nếu có thể cần cố định thời gian ăn uống trong ngày.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tham khảo thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2. Thực tế, người bệnh cần chú ý thăm khám thường xuyên với bác sĩ để được theo dõi tình trạng bệnh đúng nhất. Đồng thời, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đang có các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng phù hợp với đối tượng là người bệnh tiểu đường. Thông qua đó bạn có thể tham khảo để tham gia các khóa học, chắc chắn các chuyên gia sẽ mang đến những kiến thức bổ ích nhất cho bạn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Đọc thêm:
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường chuẩn khoa học
- Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh, khoa học
- Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì? – Giải đáp từ Chuyên gia
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ