.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng cùng những lời khuyên từ chuyên gia

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Kết thúc giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, các trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn ăn dặm để cung cấp dưỡng chất và năng lượng đáp ứng nhu cầu cơ thể. Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé theo chuẩn dinh dưỡng, hợp lý và khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hơn nữa, ăn dặm đúng cách giúp các bé tránh được những tình trạng như còi xương, thấp còi, chậm phát triển và suy dinh dưỡng. Trong bài viết này, những chia sẻ sẽ là kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh để thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng ngon miệng. 

Thời điểm ăn dặm hợp lý cho bé 

Cho bé ăn dặm còn được gọi là cho bé ăn bổ sung có nghĩa là cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hay đặc. Giai đoạn cho bé ăn dặm phù hợp từ 6-24 tháng tuổi. 

Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ nhưng không đủ đáp ứng tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bên cạnh sữa mẹ, các mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung. 

Các mẹ cần nhớ rằng, các loại thức ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ ngoài sữa mẹ chứ không thay thế được sữa mẹ. Và thức ăn bổ sung trong chế độ ăn dặm là các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng, đủ về số lượng để trẻ lớn và phát triển tốt. 

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Giai đoạn cho bé ăn dặm phù hợp từ 6-24 tháng tuổi

Đa số các trường hợp thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm hợp lý nhất là khi trẻ từ 6 tháng tuổi (180 ngày). Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non, yếu, rất dễ dẫn đến đau dạ dày, khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến dễ còi xương, chậm lớn. 

Cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng, thế nên, khi từ 5 tháng tuổi, các mẹ nên tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng tuổi cũng như bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng cho bé ăn. Bên cạnh thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm thì bé cũng sẽ có một số biểu hiện sẵn sàng ăn dặm mà các mẹ cần chú ý:

  • Trẻ thích nhìn những người khác ăn uống và với tay lấy thức ăn 
  • Trẻ thích đưa thứ nào đó vào miệng 
  • Trẻ nhỏ đã có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng 
  • Trẻ bắt đầu cử động nhai và dịch chuyển hàm lên xuống.
  • Trả có khả năng giữ cổ thẳng và lưng thẳng.  

Cho bé ăn dặm phù hợp từ 6-24 tháng tuổi để cung cấp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng, nhưng không thay thế sữa mẹ. Bắt đầu ăn dặm khi bé tròn 6 tháng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu và đau dạ dày. Các dấu hiệu bé sẵn sàng cho ăn dặm bao gồm thích nhìn người khác ăn, đưa thứ gì đó vào miệng, kiểm soát lưỡi tốt hơn và có khả năng giữ cổ thẳng, lưng thẳng.

Món ăn dặm đầu tiên nên cho bé ăn là gì?

Khi bé mới tập ăn dặm, các mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Bởi các loại thực phẩm này có vị gần giống với sữa mẹ, bé không bị thay đổi khẩu vị đột ngột. 

Cách tốt nhất là các mẹ nên nghiền mịn các thực phẩm đó và trộn với sữa mẹ hay bột dinh dưỡng trong lần đầu tiên để bé cảm thấy quen thuộc với vị, không bị xa lạ mà bỏ ăn. Khi bé quen dần, các mẹ mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng tuổi, các mẹ không nên nêm muối, bột ngọt, bột nêm hay nhiều gia vị vào các món ăn của bé. 

Ngoài ra, khi mới cho bé ăn dặm, các mẹ đừng nôn nóng mà hãy bắt đầu cho bé ăn với lượng ít và loãng. Khi bé đã quen với chế độ ăn mới, các mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và độ đặc.

Bé nên bắt đầu ăn dặm với thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Ban đầu, mẹ có thể nghiền mịn thức ăn và trộn với sữa mẹ hoặc bột dinh dưỡng. Tránh sử dụng muối, bột ngọt, gia vị và bắt đầu với lượng ít và loãng, sau đó tăng dần lượng thực phẩm và độ đặc khi bé quen với chế độ ăn dặm.

Lưu ý về cách lựa chọn thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của bé 

Vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ gần như đã cơ bản hoàn chỉnh và sẵn sàng để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng mới. Tuy nhiên, khi mới cho ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thích nghi với các loại thức ăn không phải sữa mẹ. Vì vậy khi lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như sau: 

Nhóm cung cấp chất bột đường

Tinh bột có chủ yếu trong các loại gạo, bột, khoai, sắn và các loại đậu,… Các mẹ có thể lựa chọn thay đổi những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, khi chế biến, các mẹ không nên nấu lẫn vào để tránh tình trạng bé khó tiêu. Chẳng hạn như khi mới cho bé ăn dặm, các mẹ không nên trộn thêm gạo nếp, không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vào khi nấu cháo hay cơm vì dễ gây chán ăn và chậm tiêu ở trẻ. 

Khi trẻ đã trên 1 tuổi có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn thay vì chỉ cháo và súp. Lúc này, các mẹ có thể chọn bún, phở, bánh đa, hủ tiếu, mì,…. cho trẻ ăn. 

Nhóm chất béo 

Trẻ em khác với người lớn, trẻ cần cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật trong chế độ ăn hằng ngày. Các mẹ nên chọn và bổ sung đầy đủ cả dầu và mỡ bằng cách luân phiên giữa các bữa ăn. 

Khi chọn dầu ăn, các mẹ nên chọn cho bé các loại dầu nguyên chất, chưa qua chế biến để đảm bảo dinh dưỡng. Trong đó, các mẹ nên chọn các loại dầu từ hạt: dầu olive, dầu đậu nành, dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành,… Song, các mẹ nên chú ý tránh cho bé ăn nhiều dầu gấc bởi có thể khiến trẻ thừa vitamin A dẫn đến vàng da. Nếu chọn dầu gấc bổ sung cho trẻ, các mẹ chỉ nên bổ sung 1-2 lần/ tuần. 

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Lựa chọn chất béo tốt từ dầu hạt

Nhóm chất đạm

Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, thủy hải sản, trứng, các loại đậu… Khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn các loại thịt nạc và trứng để bổ sung. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến, thăm khám dinh dưỡng cho bé với bác sĩ để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Bởi không phải cứ cho trẻ ăn nhiều đạm là tốt, ngược lại ăn quá nhiều khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc chứng biếng ăn. 

Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ

Các loại rau, củ, quả là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là nhóm thực phẩm không cung cấp năng lượng nên các mẹ không nên tạo áp lực, bắt trẻ ăn nhiều. 

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ chỉ cho thêm 1 thìa ra và sau đó tăng lên 2-3 thìa cho 1 bát cháo/ bột là đủ. Nếu trẻ bị táo bón có thể tăng thêm lượng rau xanh, hoa quả nhưng cũng cần cân đối số lượng. 

Khi lựa chọn rau, củ, quả cho bé, các mẹ nên lựa chọn loại tươi, ngon, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc. Rau có thể thêm vào cháo, bột còn trái cây các mẹ có thể bổ sung cho trẻ trong bữa phụ. 

Việc bổ sung các loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau là một cách cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ.

Thực phẩm giàu sắt

Khi mới bắt đầu ăn dặm, sắt là khoáng chất chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng, các mẹ không nên bỏ qua các thực phẩm giàu sắt: trứng gà, thịt hà, các loại thịt đỏ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm,…

Thực phẩm giàu kẽm 

Kẽm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm và thực đơn ăn dặm của bé: Các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc và hến….

Thực phẩm giàu omega 3

Chất béo omega 3 rất tốt đối với trẻ nhỏ giúp não bộ và hệ thần kinh phát triển toàn diện.  Một số thực phẩm giàu omega 3 mà các mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng: dầu gan cá, các loại cá béo như, cá hồi, cá mòi, cá trích,…  Mặc dù cá thu và cá ngừ cũng rất giàu omega 3 nhưng không nên cho trẻ ăn vì có nguy cơ cao bị nhiễm thủy ngân.

Khi lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm, bố mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như tinh bột (gạo, khoai, sắn), chất béo (dầu nguyên chất, dầu hạt), chất đạm (thịt, trứng), vitamin, khoáng chất, chất xơ (rau củ quả), sắt (trứng, thịt, ngũ cốc), kẽm (động vật có vỏ), và omega 3 (cá hồi, cá mòi). Không trộn quá nhiều loại thực phẩm khi bé mới bắt đầu ăn dặm để tránh chán ăn và khó tiêu.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Ưu tiên thực phẩm giàu omega 3

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng tuổi

Theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tùy vào mỗi tháng tuổi mà lượng ăn của các bé có sự khác nhau. Do đó, khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên chú ý điều này để tránh gây áp lực lên tiêu hóa của trẻ: 

Tháng tuổi Loại thức ăn Lượng thức ăn 
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
  • Bột loãng hoặc thức ăn nghiền xay nhỏ

 

  • 1 cử ăn: 100-200ml (15g gạo; 15g thịt/cá; 15g rau củ + 10g dầu)
  • 5-6 cử sữa: 700-800ml
Thực đơn ăn dặm 7 tháng tuổi
  • Bột đặc/cháo, thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ
  • 1 bữa bú mẹ, 2bữa ăn
  • 1-2 cử ăn: 200ml (15g gạo; 15g thịt/cá; 15g rau củ + 10g dầu)
  • 5-6 cử sữa: 700-800ml
Thực đơn ăn dặm 8 tháng tuổi
  • Trái cây, rau xanh, thịt bằm nhuyễn
  • Bột/cháo đặc 
  • 2 cử ăn: 230ml (15-20g gạo; 15-20g thịt/cá; 15g rau củ + 10g dầu)
  • 5-6 cử sữa: 600-700ml
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng tuổi
  • Bột/cháo đặc
  • Thức ăn thái nhỏ mà trẻ có thể cầm nắm được
  • 2-3 cử ăn: 200-250ml (15-20g gạo; 15-20g thịt/cá; 20g rau củ + 10g dầu)
  • 5-6 cử sữa: 600-700ml
Thực đơn ăn dặm từ 11 tháng tuổi
  • Cháo, thức ăn thái khúc
  • 3 cử ăn: 250-300ml (20g gạo; 20g thịt/cá; 20-25g rau củ + 10g dầu)
  • 4-5 cử sữa: 500-600ml
Thực đơn ăn dặm 12 tháng tuổi 
  • Cháo trắng ăn cùng các loại thịt nạc: heo, bò, cá, tôm, cua,… rau xanh, củ quả, dầu ăn
  • 3 cử ăn: 250-300ml (20g gạo; 20g thịt/cá; 20-25g rau củ + 10g dầu)
  • 4-5 cử sữa: 500-600ml

Ngoài ra, để giúp các mẹ đỡ lo lắng khi chọn món ăn cho trẻ, sau đây sẽ là một số món ăn gợi ý trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng

Giai đoạn 6 tháng tuổi

  • Bí đỏ nghiền trộn với sữa công thức hoặc bột
  • Cải bó xôi và khoai lang nghiền
  • Cháo cà rốt và khoai tây nghiền
  • Sinh tố xoài và sữa chua được làm từ sữa mẹ hay sữa công thức 
  • Cháo bí đỏ 

Đọc thêm: Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Lượng ăn bao nhiêu trong một ngày?

Giai đoạn 7-8 tháng tuổi 

  • Cháo thịt gà nấu với rau cải, bí xanh nghiền
  • Cháo cá nấu với cà rốt
  • Cháo thịt gà bí đỏ
  • Súp khoai tây, cà rốt và táo
  • Yến mạch rau củ

Giai đoạn 9-10 tháng tuổi

  • Cháo tôm nấu mướp
  • Cháo thịt bò cải thảo
  • Cháo đậu xanh nấu với thịt heo, cải thìa
  • Cháo thịt gà nấu với bí đỏ và đậu Hà Lan
  • Cháo trứng gà khoai lang 

Giai đoạn từ 11-12 tháng tuổi

  • Tự làm bánh ăn dặm tại nhà cho trẻ
  • Gan gà nghiền rau củ
  • Cháo tôm

Tham khảo: 7 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm, thực đơn cơm nát cho bé ngon miệng

Lịch trình ăn dặm đúng cách cho bé từ 6 12 tháng

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hòa – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Khi bé bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với bước sang 1 giai đoạn khác. Do đó, các mẹ nên cho bé ăn từ từ và làm quen dần. Các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào giữa các cữ sữa mỗi ngày 1 lần. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn là nguồn thực phẩm duy trì dinh dưỡng chính trong giai đoạn bé ăn dặm. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng để dạy cho bé những bài học, thói quen ăn uống đúng cách.”

Ăn từ ít đến nhiều

Ăn dặm đúng cách từ ban đầu các mẹ nên thực hiện theo nguyên tắc. Ban đầu, các mẹ nên sử dụng muỗng nhựa mềm cho trẻ ăn để tránh làm tổn thương nướu của bé. Và khi mới cho ăn, các mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một, trong đó 1-3 bữa đầu có thể cho trẻ ăn 5-10ml thức ăn và tăng dần lượng thức ăn khi trẻ đã quen. Bên cạnh đó, các mẹ cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ ngày, khi trẻ quen có thể tăng lên 2 bữa/ ngày và bổ sung thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua, sinh tố,… 

Ăn từ loãng đến đặc

Khi mới ăn dặm, các mẹ nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2-3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Trong thực đơn ăn dặm của bé, các mẹ tăng độ thô dần của thức ăn, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,… Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt khi trẻ chưa mọc răng và ít răng. Đến khi mọc nhiều răng, có khả năng nhai thì mới tăng độ thô, cứng của thức ăn lên. 

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Nên cho bé ăn từ loãng đến đặc

Ăn từ ngọt đến mặn

Bé mới ăn dặm, các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn các thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang vì các thực phẩm này có vị tương tự như sữa mẹ. Để trẻ làm quen, các mẹ nên nghiền mịn và hòa trộn với sữa mẹ hay bột dinh dưỡng. Sau đó, mới cho bé thử rau, thịt, cá. Đặc biệt khi chế biến thức ăn cho bé, các bậc phụ huynh không nên bổ sung gia vị, muối, bột ngọt hay bột nêm. 

Làm quen thực phẩm mới trong 3-5 ngày 

Đây là cách mà các bậc phụ huynh theo dõi xem trẻ có dị ứng hay không dung nạp thực phẩm nào không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện lạ, mẹ có thể cho bé thử món khác. Nếu các mẹ lo lắng bé có phản ứng với 1 loại thức ăn cụ thể nào đó, hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ nhé. 

Tạo không khí khi ăn 

Khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên từ tốn, tạo không khí vui vẻ, tránh làm trẻ thấy sợ, lo lắng khi ăn. Nếu bé không chịu ăn thực phẩm nào đó, không nên ép bé ăn mà hãy ngưng vài ngày, sau đó bắt đầu trở lại. 

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Tạo không khí vui vẻ cho bé khi ăn

Bổ sung thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh

Trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng, các mẹ nên cân đối và bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cho bé: chất bột đường, chất béo, chất đạm và vitamin, khoáng chất, chất xơ. Bên cạnh đó, các mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng, và chế biến hợp vệ sinh để không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. 

Lịch trình ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng nên bắt đầu từ thức ăn loãng và tăng dần độ đặc, ăn từ ngọt đến ặn, làm quen thực phẩm mới trong 3-5 ngày, tạo không khí vui vẻ khi ăn và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh.

Video hướng dẫn nấu cháo ăn dặm cho bé

Lời khuyên của chuyên gia khi cho trẻ ăn dặm 

Những điều nên làm khi cho trẻ ăn dặm

Theo các chuyên gia, khi cho trẻ ăn dặm, các mẹ nên làm một số điều sau:

  • Ở giai đoạn đầu, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dạng loãng, mềm, dễ nuốt cho bé. 
  • Cho bé ăn dặm với số lượng ít, 1 bữa/ ngày và thăm dò xem bé có cảm thấy thích ăn hay không. Sau đó mới tăng dần 2-3 bữa/ ngày.
  • Các mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi các món ăn trong ngày, thực đơn hàng tuần để trẻ không bị chán ăn.
  • Các mẹ nên cho bé ăn thử từng chút một, không nên ép trẻ ăn. Các mẹ nên thử xem cảm nhận và quen dần với các món ăn mới của trẻ.
  • Các mẹ nên lựa chọn những thực phẩm nhiều năng lượng, dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho trẻ hỗ trợ việc tăng trưởng và phát triển.
  • Khi lựa chọn thực phẩm, nguyên liệu nấu ăn cho trẻ, các mẹ cần lựa chọn những thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo chất lượng, tươi, có nguồn gốc an toàn. 
  • Khi nấu ăn mẹ cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, vệ sinh tay và dụng cụ nấu nướng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh trước khi chế biến.
  • Khi chế biến thức ăn cho bé ăn dặm, các mẹ nên chú ý để phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ bằng cách xay nhuyễn, nấu súp và nấu cháo,…
  • Nếu có thể, các mẹ nên để bé tự cầm nắm thức ăn để tự bé trải nghiệm, khám phá. 

Những điều không nên làm khi cho trẻ ăn dặm

  • Khi ăn dặm, các mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày 
  • Không nên nêm nếm gia vị, muối, hạt nêm, bột ngọt,… vào thức ăn của trẻ. Dưới 1 tuổi, thận của trẻ còn yếu không thể tải quá 1g muối/ ngày.  Từ 1 tuổi trở lên, các mẹ có thể nêm một chút muối hoặc mắm, nhưng chú ý nên nêm nhạt.
  • Các món cháo ngọt, các mẹ cũng hạn chế cho đường nhiều 
  • Không nên cho bé ăn những bữa phụ có nhiều đường mà lại mang giá trị dinh dưỡng thấp.
  • Khi trẻ ăn tránh để trẻ xem điện thoại, TV bởi có thể làm xao nhãng 
  • Nấu món ăn 1 lần và cho trẻ ăn cả ngày là điều không nên bởi mùi vị thơm ngon không còn như lúc mới nấu. Đồng thời lượng vitamin và các chất dinh dưỡng trong món ăn cũng bị giảm hoặc mất đi, khiến cho bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo khẩu phần ăn.
  • Không nên xay nhuyễn mọi loại thức ăn. Một số cha mẹ nghĩ rằng xay nhuyễn mọi thức ăn sẽ tốt hơn cho trẻ. Nhưng điều này, khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng. Từ đó, bé không cảm nhận được món ăn và nhanh chán ăn. 
  • Không nên cho ăn nước bỏ cái: khi hầm xương, hầm rau củ, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho bé vì nghĩ chỉ cần lấy nước là đủ dinh dưỡng và nếu cho ăn cái thì sợ trẻ mắc cổ. Tuy nhiên, điều này làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng trong thực phẩm. 
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá nhiều đạm, ít rau củ

Khi cho trẻ ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm loãng và mềm, cho bé ăn dặm từng chút một, đảm bảo đa dạng trong thực đơn và vệ sinh trong quá trình chuẩn bị thức ăn. Mẹ nên tránh ép trẻ ăn quá nhiều, không nên nêm nếm gia vị, muối, đường nhiều và không để trẻ xem điện thoại hoặc TV khi ăn. Đồng thời, tránh chế biến thức ăn một lần và cho trẻ ăn cả ngày, cũng như không nên xay nhuyễn thức ăn. Để cân đối dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đạm và ít rau củ.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Không nên cho bé ăn dạm quá nhiều đạm, ít rau củ

Những món ăn nên tránh khi cho con ăn dặm

Bên cạnh lựa chọn các thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng bổ sung trong thực đơn ăn dặm của trẻ, các mẹ cũng nên lưu ý một số thực phẩm, món ăn nên tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Bởi điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ:

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như khoai tây chiên, socola, các loại kẹo, bánh ngọt, bánh nướng, nước ngọt, nước có gas, nước trái cây và các loại thực phẩm ăn nhanh. Những thức ăn này đều chứa nhiều đường, muối, chất béo và nghèo dinh dưỡng.
  • Mật ong: trong mật ong có thể có chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc. Bởi đường ruột trẻ nhỏ còn yếu không thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử như người lớn.
  • Thực phẩm sống, rau sống: hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ còn yếu, hơn nữa, trẻ nhỏ cũng không đủ sức đề kháng do đó nếu ăn đồ sống sẽ dễ nhiễm khuẩn, giun sán. 
  • Thực phẩm cứng, giòn:  Các loại hạt, bỏng ngô và bánh quy giòn đều là những thực phẩm có nguy cơ cao gây mắc nghẹn, nghẹt thở đối với trẻ nhỏ khi ăn dặm. 
  • Thức ăn dính: như kẹo cao su, kẹo dẻo, thạch,…  có thể mắc vào cổ họng của bé gây nghẹt thở. 
  • Các loại thực phẩm nhiều đường vì đường gia tăng nguy cơ gây sâu răng, bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ. 
  • Trà hoặc cà phê, các loại đồ uống có chứa caffeine không phù hợp với trẻ nhỏ. 

Trong giai đoạn ăn dặm cho bé, bố mẹ tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, mật ong, thực phẩm sống, thực phẩm cứng, giòn, thức ăn dính, đồ uống có caffeine để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ.

Đặt hẹn tư vấn ăn dặm cho bé tại NRECI

Khi đặt lịch tư vấn ăn dặm cho bé tại NRECI, các bác sĩ sẽ ghi nhận thông tin về chiều cao, cân nặng của bé để đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác khẩu phần ăn của các bé trong vòng 24 giờ. Đồng thời tìm hiểu rõ về thói quen mẹ cho con bú, cách thức bú, lượng bú, cùng thời gian bú. Tất cả hỗ trợ đánh giá tình trạng thừa hay thiếu năng lượng của bé và xem xét bé có nguy cơ thiếu hụt vi chất không cũng như các vấn đề bệnh lý khác.

Bác sĩ dinh dưỡng NRECI tư vấn cho cha mẹ về nguyên tắc ăn dặm, cách thức ăn dặm đúng cách cũng như lưu ý những sai lầm hay mắc phải khi cho các bé ăn dặm. Đồng thời, NRECI sẽ gửi đến phụ huynh các nấu cháo chuẩn và theo dõi tốc độ tăng trưởng của bé một cách sát sao nhất.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng
Cẩm nang ăn dặm cho bé

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, các mẹ thiết kế thực đơn ăn dặm phù hợp và thực hiện ăn dặm đúng cách cho con của mình. Điều này giúp các bé khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển tốt.

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (8 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD