
Viêm đường ruột là một trong những chứng bệnh về tiêu hóa phổ biến, có nguy cơ mắc ở nhiều lứa tuổi. Ngoài một phác đồ điều trị cùng đơn thuốc phù hợp, thực đơn hằng ngày cũng sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe. Vậy bệnh viêm đường ruột nên ăn gì và tránh ăn loại thực phẩm nào? Hôm nay NRECI sẽ mang đến lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm đường ruột là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh viêm đường ruột nên ăn gì thì chúng ta cũng cần phải biết rõ đây là căn bệnh như thế nào và có nguy hiểm không. Đây chính là thông tin cần thiết giúp người bệnh xác định đúng tình trạng bản thân, từ đó có hướng điều trị phù hợp và xây dựng thực đơn chính xác hơn.
Viêm đường ruột là tình trạng viêm ở ruột, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Có hai dạng viêm đường ruột là cấp tính và mãn tính, đều có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của đường ruột. Trên thực tế, vị trí được ghi nhận nhiều nhất chính là phần cuối của ruột non và phần đầu của ruột già. Từ đó hình thành nên 2 dạng bệnh viêm là: bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại thực tràng.
Viêm đường ruột khiến người bệnh khó chịu, sức khỏe cơ thể giảm sút bởi gặp khó khăn trong tiêu hóa và ăn uống. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, chức năng tiêu hóa bị giảm sút dẫn đến cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, mệt mỏi. Đây có thể là căn bệnh gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu chế độ ăn ít chất tồn dư cho bệnh nhân viêm ruột
Khi tìm hiểu thông tin người viêm đường ruột nên ăn gì, bệnh nhân sẽ bắt gặp cụm từ “chế độ ăn kiêng ít chất tồn dư”. Trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về chế độ này. Đây là liệu pháp được các y bác sĩ khuyên áp dụng đối với bệnh nhân đang điều trị chứng viêm đường ruột hoặc viêm loét đại tràng.
Theo đó, đặc điểm của chế độ ăn ít chất tồn dư chính là giảm thiểu hoặc loại bỏ những thực phẩm gây khó tiêu. Thay vào đó, bổ sung nhiều loại thức ăn dễ tiêu hóa để không gây áp lực đến hệ tiêu hóa đang bị tổn thương do viêm.
Ưu điểm của chế độ này chính là thức ăn khi vào cơ thể người bệnh có thể tiêu hóa hết và nhanh chóng. Lượng phân có thể giảm và hạn chế được tình trạng đầy bụng, chướng bụng hay tiêu chảy.
Nguyên nhân bệnh lý viêm ruột
Nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ ruột, cụ thể là bệnh lý viêm ruột:
- Yếu tố di truyền: Nguyên nhân viêm đường ruột có thể là do yếu tố di truyền từ gia đình, huyết thống. Yếu tố di truyền có thể góp phần vào việc gia đình có nhiều người mắc bệnh viêm đường ruột.
- Môi trường: Sống trong môi trường dễ tiếp xúc với các chất gây kích thích hay dị ứng thực phẩm có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm ruột.
- Chế độ ăn uống: Duy trì chế độ ăn uống không cân đối, ít bổ sung chất xơ và sử dụng nhiều chất kích thích sẽ tạo điều kiện sự phát triển của bệnh lý viêm ruột.
- Yếu tố tâm lý: Cơ thể căng thẳng, áp lực và mệt mỏi cũng có thể tác động đến tình trạng viêm ruột. Ngoài ra, bệnh viêm ruột còn bị ảnh hưởng bởi các tác động của vi khuẩn, virus gây hại.
- Tác động của hệ miễn dịch: Viêm đường ruột có thể là do sự tác động của hệ thống miễn dịch lên niêm mạc đường ruột. Hệ thống miễn dịch bất thường có thể dẫn đến các phản ứng viêm tăng lên, từ đó gây tổn thương đường ruột.

Viêm đường tiêu hóa nên ăn gì? Người viêm đường ruột nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Lựa chọn thực phẩm đúng cách sẽ giúp quá trình điều trị và hồi phục bệnh nhanh hơn. Đồng thời, đây cũng là cách để bảo vệ đường ruột sau những tổn thương mà bệnh gây ra. Đặc biệt hơn cả là đối với những chứng bệnh liên quan đến đường ruột. Vậy người viêm đường ruột nên ăn gì?
- Thực phẩm chứa tinh bột: Đây là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người viêm ruột, giúp đường ruột khoẻ. Bánh mì trắng, ngũ cốc, các loại hạt hay bột yến mạch là những tinh bột dễ tiêu hóa, giúp người bệnh có đủ năng lượng và dưỡng chất.
- Thực phẩm thuộc nhóm rau củ: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng hàng đầu, bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Những loại rau củ quả phù hợp với đối tượng này là: các loại rau cải, măng tây, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, cà chua, củ cải, bí đao.
- Thực phẩm thuộc nhóm hoa quả tươi: Với hoa quả, nên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều Vitamin C với công dụng làm lành vết thương, chống viêm và tăng sức đề kháng. Chuối, dưa, bơ… cũng là những loại quả tốt cho người bệnh. Những loại hoa quả sấy khô cũng thuộc nhóm thực phẩm phù hợp với người viêm đường ruột. Tuy nhiên, việc lựa chọn nên kỹ lưỡng bởi cần chọn sản phẩm đã bỏ vỏ và hạt.
- Thực phẩm thuộc nhóm sữa: Sữa là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp người bệnh cảm thấy chán ăn, khó ăn. Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể được sử dụng bởi người viêm đường ruột. Song, các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng quá nhiều vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn ở những đối tượng có chứng không dung nạp lactose.
- Thực phẩm thuộc nhóm thịt và chất béo: Protein là thành phần cần thiết để cung cấp năng lượng và giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Theo đó, các loại thịt như bò, gà, lợn là các loại thực phẩm nên ăn. Trứng giàu protein cũng là một gợi ý cần thiết.
- Thực phẩm là đồ ngọt, đồ ăn nhẹ: Trong trường hợp người bệnh muốn ăn nhẹ cũng có thể bổ sung món ăn ngọt hoặc đồ uống ngọt. Các loại bánh mềm như bông lan, bánh mì, bánh xốp hoặc nước ép đều phù hợp. Song, người bệnh vẫn nên chú ý về liều lượng tiêu thụ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều. Đồng thời, với các loại nước ép thì cần phải lọc sạch đi phần bã và hạt.
- Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, lưu lượng khuyến cáo là 2.5 – 3.5 lít/ngày. Nước nên được uống nhiều lần trong ngày, đặc biệt chú trọng vào buổi sáng.

Đọc thêm: Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Nhóm thực phẩm mà người viêm ruột nên tránh
Bên cạnh nhóm thực phẩm tốt cho chứng viêm đường ruột – trả lời cho câu hỏi viêm đường ruột nên ăn gì, người mắc bệnh cũng nên ghi nhớ những thực phẩm nên tránh. Dưới đây là những món ăn, thức uống có thể khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi, làm chậm quá trình điều trị.
- Thức uống có chất kích thích như: Cafe, trà…
- Thực phẩm chế biến dạng tươi sống như: Sushi, gỏi, rau trộn, rau sống…
- Các loại thực phẩm dạng muối chua
- Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, da động vật
Một số lưu ý cho người viêm ruột
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, người bệnh viêm ruột cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, bao gồm sử dụng thuốc đúng cách và thăm khám định kỳ.
- Vệ sinh cá nhân đúng cách để hạn chế các tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Tạo cho bản thân tâm lý thoải mái, giảm thiểu các lo âu, căng thẳng và thường xuyên luyện tập, yoga hay thiền.
- Duy trì thói quen sống lành mạnh, uống đủ lượng nước mỗi ngày, ngủ đủ và hạn chế các tác nhân xấu từ môi trường.

Người bệnh viêm đường ruột luôn cần có một chế độ ăn phù hợp để đảm bảo quá trình điều trị tiến triển tốt cũng như phục hồi sau điều trị một cách nhanh chóng. Với những thông tin về vấn đề viêm đường ruột nên ăn gì và kiêng gì trên đây, NRECI hy vọng người thân và bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết kế thực đơn hằng ngày nhé!
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Xem thêm:
- Dinh dưỡng bệnh lý viêm ruột
- Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi sức khoẻ?
- [Giải mã] Nguyên nhân mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa
- Thạc sĩ Y học Cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì.
Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Đăng ký Khóa học dinh dưỡng
