Thực đơn cho người bị bệnh đường ruột
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Bệnh đường ruột không chỉ gây ra các cảm giác vô cùng khó chịu mà nó còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, công việc thường ngày của bạn. Việc chú ý, phát hiện bệnh và tiến hành điều trị kịp thời sẽ giúp bạn xua tan được những nỗi lo lắng về căn bệnh này, đồng thời bạn cũng có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Mặt khác, một thực đơn cho người bị bệnh đường ruột phù hợp cũng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) trong bài viết này sẽ giúp bạn biết đâu là những món mà người bệnh nên ăn nhé!
Các bệnh lý thường gặp ở đường ruột là gì?
Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh liên quan đến đường ruột ngày càng tăng cao, bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và lối sống không lành mạnh. Do đó, việc xây dựng thực đơn cho người đường ruột là điều không thể bỏ qua khi bạn thăm khám với bác sĩ điều trị. Trước hết, NRECI sẽ thông tin đến bạn các bệnh lý thường gặp ở đường ruột:
Viêm đường ruột – Bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp
Bệnh viêm đường ruột là tình trạng viêm do vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh này được chia thành 2 dạng chính: Viêm ruột kết – Đại trực tràng, bệnh Crohn – Thường sẽ xảy ra ở ruột non. Trong đó, Crohn là bệnh được bác sĩ đánh giá khá nguy hiểm, khi các vết loét có khả năng ăn sâu vào thành ruột.
Khi người bệnh bị viêm ruột, sẽ có các biểu hiện sau:
- Tiêu chảy: Thường sẽ kéo dài từ 2-3 ngày, hoặc dài hơn tùy vào mức độ của bệnh.
- Số lần người bệnh đi ngoài nhiều, trên 10 lần trong ngày. Điều này khiến có thể bị mất nước, tim đập nhanh, tụt huyết áp,…
- Người bệnh cũng có khả năng bị táo bón, đây chính là kết quả của sự tắc nghẽn trong ruột.
- Bên cạnh đó, người bệnh còn có những triệu chứng như sụt cân, mệt mỏi, chán ăn,…
Tham khảo: Người viêm đường ruột nên ăn gì? Thực đơn cho người viêm ruột
Nhiễm trùng đường ruột – Bệnh liên quan đến thói quen ăn uống thường ngày
Tình trạng nhiễm trùng đường ruột là bệnh đường tiêu hóa phổ biến, nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ thói quen ăn uống không được đảm bảo, hay sử dụng các loại thực phẩm có vi khuẩn gây bệnh. Lúc này, thay đổi thói quen ăn uống, có thực đơn cho người bị bệnh đường ruột sẽ rất cần thiết trong quá trình điều trị.
Khi bị bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện:
- Rối loạn tiêu hóa, lúc thì tiêu chảy lúc thì bị táo bón. Có thể bị tiêu chảy nặng, làm cho cơ thể bị mất nước với các biểu hiện môi khô, mệt mỏi,…
- Người bệnh có dấu hiệu đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, co thắt ở bụng,…
- Luôn có cảm giác buồn nôn, chán ăn, ăn không thấy ngon miệng,…
Viêm đại tràng co thắt – Đang có xu hướng gia tăng
Tình trạng rối loạn chức năng đại tràng, nhưng không tìm thấy các tổn thương khi người bệnh nội soi. Bệnh đường ruột này nếu không được điều trị kịp thời có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trong các khóa học dinh dưỡng, các chuyên gia cũng phổ biến các biểu hiện khi có chủ đề liên quan đến bệnh:
- Người bệnh xuất hiện tình trạng đau bụng, đau âm ỉ hoặc cũng có thể đau dữ dội, thường không kéo dài quá lâu. Cơn đau cũng có thể giảm đi sau khi người bệnh đi đại tiện.
- Gặp hiện tượng rối loạn đại tiện: Tiêu chảy hay táo bón, hai triệu chứng bệnh thường đan xen với nhau.
- Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp tình trạng đầy hơi, chán ăn, chướng bụng,…
Viêm loét dạ dày tá tràng – Bệnh phổ biến của đường ruột
Bệnh phổ biến với những đặc trưng từ tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), hay do người bệnh lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh, sinh hoạt thường ngày không phù hợp.
Những biểu hiện của bệnh:
- Vị trí thượng vị có cảm giác đau âm ỉ, bỏng rát, đặc biệt vào ban đêm hay khi bụng đói. Cơn đau này sẽ kéo dài trong vài giờ, vài hay hay thậm chí là lâu hơn.
- Đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, chán ăn, buồn nôn,… Các tình trạng này người bệnh cũng có thể gặp phải.
Do đó, người bệnh cần gặp ngay bác sĩ nếu bị tiêu chảy 3 4 ngày không đỡ, gây mất nước, khô miệng, da thiếu sức sống, sốt trên 39 độ, đi ngoài có máu lẫn phân,…
Tại sao các bệnh về đường ruột lại rất phổ biến?
Theo cấu tạo, đường ruột sẽ gồm hai phần chính: Ruột non, ruột già. Đường ruột là bộ phận đảm bảo vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thu các dưỡng chất cần thiết, đồng thời lưu trữ, đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể. Do đó, cơ quan này tiếp xúc với nhiều loại thức ăn, chất thải nên nó có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Đây cũng là lý do khiến nhiều người hiện nay thường mắc các bệnh liên quan đến đường ruột.
Người bệnh đường ruột nên ăn gì? Cách thiết kế thực đơn cho người bệnh đường ruột
Với thực đơn cho người bị bệnh đường ruột, trong tư vấn dinh dưỡng các chuyên gia sẽ khuyên ăn theo chế độ ít chất tồn dư – đối với người bị nhiễm trùng đường ruột. Mặt khác, người bị viêm loét dạ dày, sau phẫu thuật đường ruột cũng nên ăn theo chế độ này.
Đây được đánh giá là chế độ cắt giảm những loại thực phẩm khó tiêu, chỉ nên ăn các loại dễ tiêu hóa như rau xanh, ngũ cốc, bánh mì, hoa quả. Với các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi.
Nhóm thực phẩm khuyên dùng cho người bệnh đường ruột
Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên ăn theo chế độ khác nhau, mục đích phục vụ cho quá trình phục hồi bệnh. Cụ thể, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn tham khảo qua các nguồn thực phẩm mà người bị bệnh đường ruột nên ăn:
Nguồn tinh bột – Chọn các loại dễ tiêu hóa, hấp thu
- Các sản phẩm từ ngũ cốc
- Hạt dinh dưỡng tự nhiên
- Bột yến mạch, ngũ cốc
- Các loại khoai, mì gạo, bắp,…
- Các loại đồ ăn tráng miệng, có độ ngọt nhẹ như sữa chua, bánh bông lan, bánh trứng,…
Nguồn đạm (protein)
- Giảm ăn thịt đỏ, thịt động vật
- Ưu tiên ăn các loại thịt trắng như thịt cá, vịt, gà,…
- Bổ sung đạm thực vật như đậu nành, đậu hủ,…
- Bổ sung thêm sữa, sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế tùy vào khả năng tiêu hóa lactose của mỗi người bệnh.
- Bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng người bệnh cũng có thể ăn.
Nguồn chất xơ
- Bổ sung trái cây tươi: Cam, quýt, chuối,…
- Bổ sung rau củ quả như cà chua, cà rốt, khoai tây, cải bó xôi,…
- Những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao: Nho, táo, dâu tây,…
Nguồn chất béo
- Trong thực đơn cho người bị bệnh đường ruột nên sử dụng bơ thực vật, dầu thực vật.
- Có thể thêm sốt cà chua, sốt salad,…
Uống đủ lượng nước mỗi ngày
- Từ các tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia, sẽ luôn khuyên người bệnh uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít hay có thể nhiều hơn tùy vào mỗi người, nên sử dụng nước chín để nguội.
- Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng, khả năng cao bị mất điện giải nên cần pha nước với oresol, mặt khác có thể uống nước trái cây tươi mát.
- Uống với lượng hợp lý các loại trò, cà phê, đồ uống có cồn. Nếu uống quá nhiều, chúng có khả năng làm cơ thể bạn bị mất nước.
Mẫu thực đơn cho người bị bệnh đường ruột
Dưới đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ gợi ý đến bạn một số bữa ăn cho người bị bệnh đường ruột. Bên cạnh đó, với mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn dinh dưỡng chính xác nhất.
Giờ ăn | Thứ 2, 5 | Thứ 3, 6, chủ nhật | Thứ 4, 7 |
7 giờ | – Cháo thịt nạc (gạo: 50g, thịt nạc: 30g)
– Sữa chua thường hoặc sữa chua hy lạp |
– Súp cà rốt (50g), khoai tây (150g), thịt bò (30g)
– 1 hộp sữa chua |
– Bánh mì (½ ổ), ruốc thịt nạc (15g)
– 1 hộp sữa chua |
11 giờ | – Cơm ( 2 bát)
– Thịt nạc hấp (50g) – Canh rau ngót (50g), thịt bằm (10g) – Chuối (1 quả) |
– Cơm ( 2 bát)
– Cá nục rim mắm (100g) – Canh rau cải (50g), tôm nõn (10g) – Tráng miệng bằng 1 quả bơ hoặc 1 quả táo |
– Cơm ( 2 bát)
– Thịt gà xé phay (hấp) 100g – Bắp cải luộc 100g – Tráng miệng với 2 miếng đu đủ hoặc 2 miếng dứa |
14 giờ | – Sữa đậu nành 200ml | – 1 hộp sữa chua | – 1 củ khoai lang |
18 giờ | – Cơm ( 2 bát)
– Đậu hủ luộc 2 miếng – Cá thu (kho) 100g – Rau muống luộc 100g – Táo – 1 quả |
– Cơm ( 2 bát)
– Thịt băm (60g) hấp trứng (2 quả) – Canh bí xanh (100g), xương (20g) Tráng miệng ½ quả xoài chín |
– Cơm (2 bát)
– Thịt luộc 100g – Bí xanh hoặc su su luộc 100g – Tráng miệng 1 quả chuối |
Một số lưu ý cho người bệnh đường ruột
Những người bị bệnh đường ruột không nên kiêng cữ quá nhiều, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Trong bệnh đường ruột luôn có hiện tượng dị ứng, do đó trong thực đơn cho người bị bệnh đường ruột nên:
- Ăn chín uống sôi, đồng thời quá trình chế biến thực phẩm cần đảm bảo tính vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Cần hạn chế tối đa những món ăn đã được chế biến sẵn, đóng hộp, có chứa chất phụ gia gây ảnh hưởng cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Người bệnh không nên ăn các món làm cho đường ruột thấy khó chịu, chướng bụng, dị ứng,…
- Luôn giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích và luôn giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
Hy vọng các thông tin trên, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) có thể giúp bạn biết được đâu là thực đơn cho người bị bệnh đường ruột. Để hạn chế rủi ro, vì thực đơn sẽ chỉ có khả năng phù hợp với từng tình trạng bệnh. Do đó, các chuyên gia của NRECI khuyên bạn hãy thăm khám dinh dưỡng để được can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, hãy tham gia thêm các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng phù hợp hiện có của NRECI để có thêm các kiến thức liên quan bệnh đường ruột, hỗ trợ quá trình điều trị được tốt nhất nhé!
Xem thêm:
- Mổ ruột thừa nên ăn gì? Thực đơn cho người mổ ruột thừa
- Trẻ bị viêm ruột có nên uống sữa không?
- Người viêm đường ruột nên ăn gì để mau phục hồi sức khoẻ?
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)