Bác sĩ trả lời: Trào ngược dạ dày có uống sữa được không?
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Khi bị trào ngược dạ dày, vấn đề liên quan đến ăn uống, dinh dưỡng mỗi ngày đều rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày khá nhiều. Tìm hiểu việc trào ngược dạ dày có uống sữa được không cũng như nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào để không ảnh hưởng dạ dày là việc bạn nên làm, nhằm tránh tình trạng bệnh ngày một tiến triển nặng hơn.
Tin liên quan:
Hiểu được sự quan tâm của nhiều người bệnh, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn có thêm các thông tin cần thiết ngay trong bài viết sau đây.
Trào ngược dạ dày có uống sữa được không? (1)
Sữa được đánh giá cao và xem như một loại thực phẩm hỗ trợ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, giàu hàm lượng canxi và giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, do đó mà sữa được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, đối với người trào ngược dạ dày có uống sữa được không là điều luôn được cân nhắc, bởi người bệnh lo ngại sữa có thể làm bệnh tình ngày một trở nặng hơn.
Theo chia sẻ đến từ các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng viện NRECI, người trào ngược dạ dày có thể bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi có một số bằng chứng cho thấy, hàm lượng canxi và đạm có trong sữa có thể giúp giảm bớt tình trạng ợ nóng. Cụ thể:
Canxi
Canxi cacbonat thường được sử dụng như một chất bổ sung canxi, nhưng thực tế cũng là thuốc kháng axit với khả năng trung hòa axit của nó mang lại. Với một cốc sữa bò (khoảng 245ml) có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 21 đến 23% giá trị canxi mỗi ngày, tùy thuộc vào người bệnh sử dụng loại sữa nguyên chất hay ít béo. Bởi sữa cung cấp hàm lượng canxi cao nên được cho rằng đây là phương pháp chữa ợ chua tự nhiên.
Đồng thời canxi cũng là một khoáng chất cần thiết cho trương lực cơ. Những người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có xu hướng bị suy yếu cơ vòng thực quản dưới (LES) – cơ thường ngăn không chothức ăn trong dạ dày trào ngược lên.
Các chuyên gia cũng cho biết, việc dùng canxi cacbonat sẽ làm tăng trương lực cơ LES. Kết quả cho thấy dùng chất bổ sung này có thể cải thiện chức năng cơ bắp – một cách giúp ngăn ngừa chứng ợ chua.
Xem thêm: Ăn gì bổ sung canxi? Thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn
Protein
Thực tế, sữa chính là một trong những nguồn cung cấp lượng protein tuyệt vời, với khoảng 8g trong mỗi cốc sữa 245ml. Trong một nghiên cứu trên 217 người đang bị ợ nóng cho thấy những người tiêu thụ nhiều đạm sẽ ít có triệu chứng hơn. Đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy, đạm có thể giúp điều trị chứng ợ nóng bởi nó kích thích tiết ra gastrin – Một loại hormone giúp tăng sự co bóp của cơ vòng thực quản dưới cũng như thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày của người bệnh.
Tuy nhiên, gastrin cũng có tham gia vào quá trình tiết axit dạ dày, điều này tiềm ẩn nguy cơ làm tăng cảm giác nóng rát ở ngực.
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống sữa, nhưng bạn cần tham khảo qua ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn dùng loại sữa phù hợp. Đồng thời, người bệnh cũng cần lưu ý chọn sữa ít hay không có chất béo để cơ thể hấp thu tốt hơn bởi sữa nhiều chất béo sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tham khảo: Giải đáp: Protein có nhiều trong thực phẩm nào?
Người trào ngược dạ dày nên uống sữa gì?
Lợi ích của sữa đối với sức khỏe của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Phần lớn người trào ngược dạ dày có uống sữa được không thì chuyên gia đã giải đáp là có thể uống. Nhưng thực tế không phải loại sữa nào cũng phù hợp để sử dụng đối với người bệnh, do đó các chuyên gia khuyến khích bạn có thể bổ sung các loại sữa sau:
Sữa chua
Trào ngược dạ dày có nên uống sữa chua? Nhiều người cho rằng sữa chua có acid nên khi ăn vào có thể gây tình trạng kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược. Tuy nhiên, trong sữa chua lại có chứa acid lactic tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Sữa chua sẽ giúp bổ sung thêm lợi khuẩn, ngoài ra cũng hạn chế quá trình phát triển của vi khuẩn HP gây nên bệnh.
Khi dùng sữa chua thì người bệnh sẽ cần lưu ý một số vấn đề:
- Không ăn sữa chua khi bụng đói, nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 1 đến 2 giờ. Nếu dùng khi đang đói sẽ gây tình trạng đau dạ dày do niêm mạc bị kích thích, những lợi khuẩn vì thế mà dễ bị tiêu diệt.
- Cần bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp, không nên để trong ngăn đá sẽ khiến lợi khuẩn biến mất.
Sữa tươi
Sữa tươi cũng là dòng sữa phổ biến mà người trào ngược dạ dày có thể bổ sung được. Tuy nhiên, nhằm chống lại tình trạng trào ngược, đồng thời tăng cường sức bảo vệ thực quản thì người bệnh chỉ nên dùng loại sữa tươi không đường.
Khi uống sữa tươi nên lưu ý một số điểm:
- Người trường thành không nên uống quá 400ml.ngày.
- Không uống sữa lúc đói. Vì uống sữa lúc đói có thể gây tác động không tốt đến niêm mạc dạ dày.
- Mỗi ngày người bệnh nên uống sữa tươi từ 2 đến 3 lần, tốt nhất nên uống sữa được làm ấm khoảng 30 đến 35 độ C.
- Không đun sôi sữa và không bảo quản sữa trong ngăn đá.
- Không uống sữa vào ban đêm
- Có thể dùng chung sữa tươi với các loại như ngũ cốc, bánh mì,…
Sữa hạt (1)
Trào ngược dạ dày có uống sữa hạt được không? Sữa hạt là dòng sữa được chế biến từ các loại hạt thơm ngon. Tuy rằng sữa hạt sẽ không giàu dinh dưỡng và có nhiều đạm bằng những loại sữa động vật nhưng nó vẫn có khả năng hỗ trợ người bệnh trung hòa axit dạ dày, làm giảm đi những cơn đau do tình trạng viêm loét dạ dày gây nên.
Một số loại sữa hạt mà người trào ngược dạ dày có thể bổ sung là sữa hạt sen, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa dừa, sữa ngô,…
Với bất kỳ dòng sữa nào mà người bệnh muốn bổ sung cũng cần tham khảo qua ý kiến đến từ các bác sĩ nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời cần tuân thủ nguyên tắc chọn sữa ít hay không béo để giúp cơ thể dung nạp tốt hơn. Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Ngoài việc cân nhắc về trào ngược dạ dày có uống sữa được không thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp.”
Thực phẩm nên ăn (2, 3)
- Rau xanh: Nếu thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thì rau tự nhiên sẽ là thực phẩm có ít chất béo và đường. Do đó, người bệnh có thể bổ sung rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng của mình với những loại: Măng tây, súp lơ, bông cải xanh, dưa leo, khoai tây, rau có màu xanh lá,…
- Gừng: Với đặc tính chống viêm tự nhiên và nhiều người đã sử dụng nó như một phương thuốc điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Bạn có thể thêm gừng bào hay thái lát vào công thức nấu ăn, hoặc uống trà gừng nhằm giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, với một số người gừng gây chứng ợ nóng. Hãy thử một chút vào lần đầu tiên cho đến khi biết nó có hiệu quả với bản thân hay không.
- Cháo bột yến mạch: đây là loại ngũ cốc nguyên hạt và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Yến mạch cũng hấp thụ axit dạ dày, khiến người bệnh ít trào ngược axit hơn.
- Trái cây không có múi: Táo, lê, chuối, dưa,… đều có khả năng cung cấp dinh dưỡng cần thiết và chúng cũng ít gây triệu chứng trào ngược dạ dày hơn một số loại trái cây có tính axit như: Cam, chanh,… Đồng thời các loại trái cây không có múi này cũng có hàm lượng chất xơ cao, và giúp người bệnh cảm giác no lâu hơn.
- Thịt nạc và hải sản: Thịt gà, gà tây, cá, hải sản,… có chứa ít chất béo và ít gây nên triệu chứng trào ngược dạ dày hơn. Khi chế biến, cần hạn chế chiên, rán mà thay vào đó nên chế biến bằng cách luộc, hấp,…
- Lòng trắng trứng có ít chất béo và giàu đạm, bạn hãy ăn trứng luộc hay vì chiên rán. Đồng thời, lòng đỏ trứng hay trứng chiên sẽ có nhiều chất béo, có thể gây nên triệu chứng trào ngược.
- Chất béo lành mạnh: Cơ thể cần có chất béo để hoạt động, nhưng quan trọng là phải chọn đúng chất béo và sử dụng một cách hợp lý điều độ. Người trào ngược dạ dày được các chuyên gia khuyến khích bổ sung nguồn chất béo không bão hòa lành mạnh: Bơ, hạt lanh, quả óc chó, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu mè,…
- Đồ uống: Nên chọn đồ uống không chứa axit và tránh các đồ uống có chứa cồn, chất làm ngọt và caffein. Một số loại đồ uống tốt: Sữa thực vật, trà thảo mộc, cà rốt hay các loại nước ép rau không có tính axit khác,…
Thực phẩm nên tránh (2)
Thực tế, không có danh sách chính xác về những loại thực phẩm cần tránh đối với người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên sẽ có một số món có khả năng gây nên các triệu chứng tiêu cực đối với người dùng. Bao gồm:
- Thực phẩm giàu chất béo: Có thể khiến cơ vòng thực quản dưới giãn, khiến cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản nhiều hơn. Những sản phẩm này cũng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Những thực phẩm sau đây có hàm lượng chất béo cao, người bệnh nên tránh sử dụng: Khoai tây chiên, phô mai, kem chua, thịt bò, thịt cừu (chiên), thịt xông khói, mỡ giăm bông, mỡ lợn, nước sốt kem, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…
- Thực phẩm có tính axit: Trái cây và rau củ quả rất quan trọng đối với chế độ ăn lành mạnh. Mặt khác cũng có một số loại trái cây có khả năng làm trầm trọng hơn những triệu chứng trào ngược dạ dày, đặc biệt là nhóm trái cây có tính axit cao. Do đó cần hạn chế ăn: Cam, chanh, bưởi, dứa, cà chua,… cùng một số loại thực phẩm khác: Nước sốt cà chua, hay các sản phẩm có sử dụng nó như pizza,…
- Socola có chứa một thành phần, với tên gọi là methylxanthine. Theo chia sẻ của chuyên gia, socola có thể làm giãn cơ trơn và làm tăng trào ngược dạ dày. Điều này có thể là nguyên nhân khiến socola không phải là món ăn phù hợp với những người trào ngược dạ dày.
- Cà phê hay những loại thực phẩm có hàm lượng caffeine cao khác sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày của người bệnh. Do đó, nên loại bỏ khỏi thực đơn mỗi ngày.
- Thực phẩm cay, nóng: Đồ ăn cay và có nhiều gia vị như hành, tỏi sẽ gây ra nhiều triệu chứng ợ nóng của người bệnh.
- Rượu bia: Người bệnh cần tránh sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Đồng thời nước ngọt cũng là loại nước uống gây nên trường hợp tương tự.
- Những thực phẩm khác: Tuy rằng danh sách trên đã gồm những tác nhân phổ biến, nhưng các loại thực phẩm khác cũng có thể gây ảnh hưởng. Điển hình như bánh quy, bánh mì, whey protein,… cũng cần được hạn chế.
Trên đây là những loại thực phẩm cần được người bệnh bổ sung và loại bỏ trong thực đơn. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn theo lượng vừa đủ, không nên ăn và bổ sung quá nhiều, bởi cũng có khả năng gây ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh nên tham khảo qua ý kiến dinh dưỡng từ bác sĩ để cải thiện bổ sung dinh dưỡng được tốt nhất, tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm nên hạn chế kể trên.
Cách điều trị trào ngược dạ dày
Tuy rằng, việc người bệnh trào ngược dạ dày có uống sữa được không với câu trả lời là có. Nhưng để cải thiện sức khỏe tốt hơn, người bệnh cần có hướng điều trị phù hợp và chăm sóc sức khỏe bản thân khoa học. Trong đó sẽ có những hướng điều trị sau:
Tuân thủ điều trị bằng thuốc
- Thuốc trung hòa axit: Gồm các loại: Maalox, Smectite, Sucralfat, Phosphalugel,…
- Thuốc điều hòa nhu động: Gồm có hai loại chính: Domperidon, Metoclopramid.
- Thuốc giảm tiết axit: Gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh Histamin.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng thời gian, liều lượng cụ thể phải có sự chỉ định đến từ bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hay thay đổi loại thuốc, liều dùng nhằm tránh ảnh hưởng hiệu quả điều trị, gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những cách hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày được hiệu quả,việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp là điều cần thiết.”
Do đó bên cạnh việc nắm chắc các món ăn nên bổ sung và nên hạn chế kể trên, người bệnh cũng cần tìm cho mình một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để được hỗ trợ xây dựng, làm phong phú thêm thực đơn mỗi ngày.
Mặt khác, tham gia vào các khóa học dinh dưỡng cũng là cách giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, nâng cao dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn thường ngày của mình.
Đọc thêm: Thực đơn cho người trào ngược dạ dày
Cải thiện lối sống lành mạnh
Thay đổi lối sống có thể giảm bớt tần suất trào ngược dạ dày. Cụ thể sẽ có một số mẹo nhỏ dành cho bạn:
- Duy trì cân nặng phù hợp: Với tình trạng thừa cân sẽ tạo áp lực lên toàn bộ cơ thể, khiến dạ dày bị đẩy lên và làm axit dễ dàng trào ngược thực quản.
- Nên bỏ hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
- Không nằm vội ngay sau khi ăn xong và không nên ăn tối quá trễ, tốt nhất bạn nên ăn trước 8 giờ tối. Sau khi ăn khoảng 2 đến 3 tiếng mới nằm hoặc đi ngủ.
- Nên ăn chậm và nhai kỹ: Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết các phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu thêm một phần ăn khác.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chú ý hạn chế việc ăn quá no vì sẽ khiến dạ dày quá đầy và dễ rơi vào tình trạng trào ngược thực quản.
- Không nên mặc quần áo bó sát: Quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới. Điều này cũng có khả năng tạo điều kiện thuận lợi gây tình trạng trào ngược dạ dày.
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày này kéo dài và ngày một nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông qua đó, bạn cũng được tư vấn thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với tình trạng thực tế của bản thân.
Hy vọng bài viết đã trả lời được câu hỏi việc trào ngược dạ dày có uống sữa được không, cũng như mang lại cho bạn thêm các thông tin cần thiết để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn. Nếu gặp khó khăn về vấn đề dinh dưỡng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI với các chuyên gia hàng đầu sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp chi tiết. Đồng thời, bạn có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng riêng biệt với chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức và hỗ trợ cải thiện về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe hơn.
Đọc thêm: Bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Tài liệu tham khảo:
- (1): Healthyline. Does Milk Relieve Heartburn?. https://www.healthline.com/nutrition/milk-for-heartburn#substitutes
- (2) Healthyline. Foods to Help Your Acid Reflux. https://www.healthline.com/health/gerd/diet-nutrition#foods-to-avoid
- (3): Newberry C, Lynch K. The role of diet in the development and management of gastroesophageal reflux disease: why we feel the burn. J Thorac Dis. 2019 Aug;11(Suppl 12):S1594-S1601. doi: 10.21037/jtd.2019.06.42. PMID: 31489226; PMCID: PMC6702398.
- (4): Herdiana, Y. Functional Food in Relation to Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Nutrients 2023, 15, 3583. https://doi.org/10.3390/nu15163583
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)