.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân, Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ KIM HẢI – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Người Lớn

Cơ thể của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện cũng như phát triển, hệ thống đường tiêu hóa của bé cũng không phải ngoại lệ. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh lý có thể gây ra nhiều sự khó chịu, và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của bé. Việc nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu bệnh có thể giúp cho cha mẹ chăm sóc bé đúng hơn khi bị bệnh. Do đó, hãy cùng chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu thông tin về tình trạng bệnh nhé!

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hiện nay diễn ra khá phổ biến và nó thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều những biến chứng hay các dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Do đó, cha mẹ cần nắm chắc nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày và dấu hiệu nhận biết để có hướng xử trí, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em xuất hiện khi thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, điều này khiến các bé bị nôn trớ sau khi ăn. Tỷ lệ bé bị trào ngược dạ dày thực quản tăng lên trong khoảng giai đoạn các bé từ 2 đến 6 tháng tuổi (nguyên nhân có thể do lượng đồ ăn lỏng vào mỗi lần cha mẹ cho con ăn), sau đó có dấu hiệu giảm đi khi các bé 7 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày sẽ khỏi trong khoảng 85% số các bé khi đã được 12 tháng tuổi, 95% số trẻ em khi bé được 18 tháng tuổi. (1)

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ từ 2-6 tháng tuổi

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh (1)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng giống như những nguyên nhân gây nên bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở các bé lớn hơn hay ở người lớn. Cụ thể với những nguyên nhân điển hình sau:

Cơ thắt thực quản dưới không ngăn được trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản

Với áp lực cơ thắt thực quản dưới có thể giảm thoáng qua một cách tự phát (tình trạng giãn cơ không thích hợp) – đây là nguyên nhân gây nên bệnh lý trào ngược dạ dày phổ biến nhất. Hoặc sau khi bé tiếp xúc với khói thuốc lá, hàm lượng caffeine trong các loại đồ uống hay trong sữa mẹ.

Thực quản thường sẽ có áp lực âm tính, tuy nhiên dạ dày lại có áp lực dương. Áp lực trong cơ thắt thực quản dưới phải vượt quá gradient áp lực đó mới có thể ngăn ngừa tình trạng trào ngược.

Các yếu tố làm tăng gradient này hay làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới thường sẽ có xu hướng gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Đồng thời, gradient áp lực có khả năng tăng lên ở các em nhỏ nếu các bé ăn quá nhiều (lượng thức ăn dư thừa sẽ tạo áp lực lên dạ dày cao hơn) và các em nhỏ bị các bệnh như phổi mạn tính (áp lực trong vị trí lồng ngực thấp hơn sẽ làm tăng gradient trên toàn bộ cơ thắt thực quản dưới), hay do thay đổi tư thế,…

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Một số nguyên nhân khác

Bao gồm dị ứng với thức ăn, trong đó có thể phổ biến nhất là trường hợp các bé bị dị ứng với sữa bò. Mặt khác, nguyên nhân ít phổ biến hơn là tình trạng liệt dạ dày nhẹ (chậm trong quá trình làm rỗng dạ dày), trong đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày ở khoảng thời gian dài, duy trì áp lực lên dạ dày cao sẽ dẫn đến biểu hiện trào ngược.

Những trường hợp hiếm gặp khác khi các bé có thể bị nôn nhiều lần giống với bệnh trào ngược dạ dày thực quản do liên quan đến bệnh chuyển hóa (ví dụ: Không dung nạp Fructose di truyền, khiếm khuyết chu trình ure,…) hay có bất thường về giải phẫu (như hẹp môn vị).

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ đến từ chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, với tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể khỏi ở khoảng 85% số các bé khi được 12 tháng tuổi, và 95% số các bé được chúng được 18 tháng tuổi. (1)

Tuy nhiên, khi cha mẹ phát hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nhưng lại không biết cách chăm sóc đúng cách cũng có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình:

  • Biến chứng hệ tiêu hóa: Bé bị viêm thực quản ở những mức độ khác nhau, làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Trong đó nặng nhất là barrett thực quản có thể dẫn đến ung thư.
  • Hệ thống đường hô hấp bị ảnh hưởng: Khò khè kéo dài, ho,… là những tình trạng dễ gặp và cách điều trị thông thường cũng không giúp thuyên giảm bớt những triệu chứng này. Ngoài ra, các bé cũng có thể bị hen suyễn, khàn tiếng,…
  • Một số vấn đề liên quan đến tai mũi họng: Mòn răng, viêm xoang, viêm tai,…
  • Các bé có thể chậm tăng cân và suy dinh dưỡng. Lâu dần có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển hành vi của các bé.

Chăm sóc trẻ trào ngược dạ dày như thế nào?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường không xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý, do đó thông qua những cách chăm sóc hàng ngày, cha mẹ cũng có thể giúp con mình cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số cách khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Thay đổi cách cho bé bú thường ngày (1, 2)

Khi mẹ cho bé bú quá nhiều trong một lần thì lượng sữa có khả năng vượt quá dung tích dạ dày, đồng thời gây nên tình trạng trào ngược. Do đó cần chia nhỏ các cữ bú cũng như bữa ăn trong một ngày.

Trường hợp con bạn đang trong giai đoạn tăng cân tốt, hãy chú ý giảm số lượng sữa (giảm khoảng 30ml trong mỗi lần bú, so với tổng lượng sữa bạn đang cho con bú trước đây). Đồng thời khoảng cách giữa các cữ bú phải ít nhất 2 tiếng rưỡi (thời gian đủ để cho dạ dày của bé được làm trống). Chú ý: Các mẹ không nên áp dụng theo cách thức này nếu các bé dưới 1 tháng tuổi và các bé không có dấu hiệu tăng cân tốt.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý vỗ ợ hơi cho các bé ngay sau khi bú xong, nhằm loại bỏ hết không khí mà trẻ đã nuốt vào, tránh được nguy cơ các bé bị trớ sữa. Thời gian cho các bé ợ vào mỗi lần không được quá 1 phút, mẹ nên dùng ngay sau đó nếu thấy con không ợ, bởi không phải tất cả các bé đều ợ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Mẹ nên chia nhỏ các cữ bú cho bé

Điều chỉnh tư thế cho bé (1, 2)

Sau khi cho bé ăn hay bú xong, mẹ cần lưu ý giữ bé trong tư thế thẳng đứng trong vòng khoảng 30 phút, tránh cho bé nằm hay ngồi, cũng như tránh đè ép lên vị trí bụng của các bé. Vào lúc ngủ, nên cho các bé nằm ngửa và kê cao đầu giường hơn một chút. Lưu ý không để các nằm sấp nhằm tránh các nguy cơ đột tử đối với các em nhỏ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng được chuyên gia đánh giá là xảy ra phổ biến, không gây nguy hiểm đối với sức khỏe của các bé. Cho con thăm khám định kỳ với các bác sĩ cũng là cách cha mẹ quan tâm, chăm sóc, và giúp con giảm bớt triệu chứng của bệnh. Đồng thời, tham gia vào các khóa học dinh dưỡng cùng chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về dinh dưỡng, cải thiện cách chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt hơn!

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD