.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trào ngược dạ dày có chữa được không?

Bị trào ngược dạ dày có chữa được không? Chuyên gia giải đáp

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bản thân người bệnh và người thân đều rất quan tâm tới câu hỏi trào ngược dạ dày có chữa được không, có cách nào giúp cải thiện bệnh tình,… Sau đây, bác sĩ đến từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn giải đáp cho những băn khoăn này.

Trào ngược dạ dày có chữa được không?

Trào ngược dạ dày là tình trạng khi chất dịch, axit từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản và gây ra cảm giác khó chịu ở ngực, cổ họng. Với băn khoăn trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không, đáp án là . Hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc một số yếu tố như:

  • Tuân thủ điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc là phương pháp cốt yếu để kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, sử dụng thuốc đúng thời gian, liều lượng, không được tự ý dùng thuốc khi chưa được chỉ định. Nếu có gì thắc mắc, bệnh nhân cần hỏi ý kiến chuyên gia để bảo đảm hiệu quả điều trị, tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người bị trào ngược dạ dày muốn chữa khỏi bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ cay, nồng, chua, thực phẩm chứa nhiều chất béo,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, giữ khoảng cách giữa các bữa ăn phù hợp, tránh ăn quá no,…
  • Lối sống lành mạnh: Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên dạ dày; tránh hút thuốc và bỏ rượu bia đều là những phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày có chữa được không?
Trào ngược dạ dày có chữa được không?

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không là có. Để đạt được hiệu quả này, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, thiết kế thực đơn phù hợp và có lối sống khoa học.

2. Các cấp độ trào ngược dạ dày thường gặp

Trào ngược dạ dày được chia thành 4 giai đoạn chính, cụ thể:

  • Giai đoạn 1 (mức độ nhẹ): Người bệnh có hiện tượng ợ nóng và trào ngược không thường xuyên (khoảng 7 – 10 ngày một lần).
  • Giai đoạn 2 (mức độ trung bình): Bệnh nhân bị trào ngược hoặc ợ nóng với tần suất vài lần một tuần.
  • Giai đoạn 3 (mức độ nặng): Người bệnh thường xuyên bị ợ chua, trào ngược kèm theo ho mãn tính, nôn trớ, khàn giọng.
  • Giai đoạn 4 (tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư thực quản): Bệnh nhân có các triệu chứng tương tự với giai đoạn 3 kết hợp việc thức ăn bị nghẹn lại ở cổ họng khi ăn.

Theo nghiên cứu, có đến 10% số người bị trào ngược dạ dày không được kiểm soát sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối cùng (giai đoạn 4).

Trào ngược dạ dày có chữa được không?
Trào ngược dạ dày có 4 cấp độ chính

Trào ngược dạ dày có 4 cấp độ thường gặp. Bước dần tới giai đoạn sau, các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn, khả năng điều trị khỏi sẽ khó khăn hơn. (1)

3. Cải thiện trào ngược dạ dày bằng cách nào?

Bên cạnh chia sẻ về câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không, sau đây bác sĩ sẽ hướng dẫn về các cách cải thiện tình trạng bệnh. Việc thay đổi lối sống khoa học hơn bằng chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp sẽ hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Những thay đổi về lối sống ở người trào ngược dạ dày được các chuyên gia khuyến khích đó là:

  • Giảm cân: Trong trường hợp người bệnh mới tăng cân hay đang trong tình trạng thừa cân, việc giảm cân có thể giúp giảm chứng trào ngược axit hiệu quả. Không những vậy, giảm cân cũng mang đến những lợi ích khác cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Nâng cao đầu giường: Hầu hết người bệnh chỉ bị ợ nóng trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng sau khi ăn, cũng có một số trường hợp bị ợ chua vào ban đêm gây mất ngủ. Nhóm bệnh nhân này nên kê cao đầu giường, nâng đầu và vai lên cao hơn so với dạ dày để giảm hiện tượng trào ngược axit hiệu quả. Bạn có thể thực hiện phương pháp nâng đầu giường bằng cách đặt một tấm đệm xốp lên phía trên đệm hay các khối gỗ dưới chân giường.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Có một số loại thực phẩm khi ăn sẽ gây giãn cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến hiện tượng trào ngược axit. Thực phẩm có quá nhiều caffein, bạc hà, rượu và đồ ăn giàu chất béo có thể gây ra hiện tượng trào ngược axit ở một số bệnh nhân. Do đó, cần hạn chế nhóm thực phẩm này.
  • Bỏ hút thuốc: Nước bọt có vai trò trung hòa axit trào ngược. Nhưng việc hút thuốc lại làm giảm lượng nước bọt cần thiết ở cổ họng và miệng, làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây ho và khiến tình trạng trào ngược axit xảy ra thường xuyên hơn. Đó là lý do người bị trào ngược dạ dày nên bỏ thuốc lá. Ngoài ra, việc bỏ hút thuốc lá còn giúp cải thiện sức khỏe thể chất và trí nhớ.
  • Tránh ăn muộn hoặc nằm ngay sau khi ăn: Nếu bạn ăn no mà nằm xuống ngay, nhất là nằm sấp thì sẽ tăng nguy cơ trào ngược axit. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn vào thời điểm 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ để giảm bớt hiện tượng trào ngược dạ dày, nhất là đối với những người hay bị trào ngược vào ban đêm.
  • Mặc đồ rộng rãi: Việc mặc quần áo bó sát không những gây khó chịu mà còn làm tăng áp lực ở bụng, khiến các chất trong dạ dày bị đẩy đến thực quản, dẫn tới hiện tượng trào ngược xảy ra thường xuyên hơn. Vì vậy, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Nếu bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, bên cạnh việc thay đổi lối sống, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và cho sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn hoặc thuốc đối kháng thụ thể histamin.

Trào ngược dạ dày có chữa được không?
Nâng cao đầu giường có thể làm giảm trào ngược dạ dày

Như vậy, ở giai đoạn đầu của trào ngược dạ dày, người bệnh nên thay đổi chế độ sinh hoạt với các biện pháp như: Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu, mặc quần áo thoải mái, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no,… (2)

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh trào ngược dạ dày

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Không có loại thực phẩm nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trào ngược dạ dày nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.”

Một số thực phẩm mà người bệnh trào ngược nên thêm vào thực đơn của mình là:

  • Rau: Trái ngược với thực phẩm giàu chất béo và đường có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, rau giúp trung hòa axit ở dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn nhiều loại rau như bông cải xanh, súp lơ, rau lá xanh, măng tây. dưa chuột, khoai tây,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng thêm các loại gia vị như quế hoặc nghệ để giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Đồng thời, lưu ý rằng, việc thêm gia vị, bơ, chanh, sốt cà chua hay nước sốt salad khi ăn kèm các loại rau có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Gừng: Gừng có đặc tính tự nhiên là chống viêm, được sử dụng như một vị thuốc dân gian để giảm chứng buồn nôn, khó tiêu và nhiều vấn đề khác ở hệ tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên thêm gừng vào các món ăn, sinh tố hay cũng có thể uống trà gừng để giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, ở một số người, gừng có thể gây ra hiện tượng ợ nóng. Do đó nếu lần đầu dùng gừng, bạn nên sử dụng từng chút một rồi theo dõi xem cơ thể có phù hợp không.
  • Cháo bột yến mạch: Bột yến mạch là một nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Loại ngũ cốc nguyên hạt này có khả năng hấp thụ axit dạ dày, giúp giảm thiểu triệu chứng trào ngược hiệu quả.
  • Trái cây ít vị chua: Những loại trái cây không có múi như chuối, lê và táo đều cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời ít gây triệu chứng trào ngược như chanh, cam, tắc. Bạn có thể sử dụng trái cây không có múi như một bữa ăn nhẹ, chúng ít có nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày hơn so với các loại thực phẩm có thêm đường và chất béo. Ngoài ra, trái cây cũng chứa chất xơ, sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
  • Hải sản và thịt nạc: Các loại thịt nạc hay hải sản có chứa ít chất béo, ít có nguy cơ gây trào ngược so với thịt béo. Bạn có thể chế biến hải sản và thịt nạc bằng cách luộc, hấp hay nướng không dầu.
  • Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng là nguồn thực phẩm cung cấp lượng protein lớn, đồng thời ít chất béo, rất tốt cho cơ thể. Người trào ngược dạ dày nên thêm trứng luộc vào thực đơn của mình.
  • Chất béo lành mạnh: Cơ thể con người cần chất béo để hoạt động khỏe mạnh nhưng bạn cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm chứa chất béo lành mạnh và sử dụng hợp lý. Một số thực phẩm chứa chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể mà bạn nên chọn là: Quả óc chó, quả bơ, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu, hạt lanh,… Những loại thực phẩm này ít gây trào ngược axit dạ dày hơn so với mỡ động vật hay dầu mỡ được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế các loại bánh rán, khoai tây chiên,…
  • Đồ uống: Người bị trào ngược dạ dày lưu ý nên lựa chọn các loại đồ uống không chứa axit, tránh đồ uống chứa cafein, chất làm ngọt tự nhiên, cồn,… Bệnh nhân nên uống sữa thực vật, trà thảo mộc, cà rốt hay các loại nước ép rau củ không có tính axit.
Trào ngược dạ dày có chữa được không?
Gừng giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu

Đọc thêm: Thực đơn cho người trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn những loại thực phẩm không chứa axit, tránh xa rượu bia, các chất kích thích, hạn chế sử dụng mỡ động vật hay đồ ăn chế biến sẵn mà thay vào đó nên ăn dầu thực vật, rau củ quả, thực phẩm lành mạnh,… (3)

Trên đây là giải đáp của bác sĩ về câu hỏi trào ngược dạ dày có chữa được không, hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có biện pháp chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và gia đình. Dinh dưỡng chơi vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia khóa học dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) để được các bác sĩ, chuyên gia y tế trực tiếp tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ giải đáp mọi băn khoăn.

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (6 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD