.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trào ngược dạ dày nên làm gì?

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? "Bỏ túi" 6 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Có rất nhiều người bệnh trào ngược dạ dày cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi các triệu chứng không thuyên giảm, bệnh dễ tái phát. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Song, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng cũng như đẩy lùi bệnh bằng khi kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ với những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Hãy cùng Viện NRECI theo dõi bài viết về trào ngược dạ dày nên làm gì sau đây nhé! 

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Mọi người thường chủ quan và cho rằng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa thông thường, do đó chỉ cần uống thuốc qua loa giảm triệu chứng là được. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh trào ngược dạ dày mặc dù là bệnh phổ biến nhưng cần điều trị ở giai đoạn sớm. Bởi nếu được điều trị tốt sẽ không gây nguy hiểm. Ngược lại, bệnh càng tiến triển nặng sẽ càng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

  • Viêm thực quản ăn mòn: lớp niêm mạc thực quản  bị tổn thương, viêm loét và bị ăn mòn do tiếp xúc với acid dạ dày trong thời gian dài. Theo thời gian, tình trạng này càng nặng, thậm chí là chảy máu. Chảy máu do loét niêm mạc chỉ được phát hiện khi xét nghiệm phân. (1) 
  • Hẹp thực quản: acid tác động đến thực quản khiến thực quản tổn thương và bị sẹo. Mô sẹo phát triển đều đến từ vết loét thực quản và sau đó lành lại. Chính xác mô sẹo này thu hẹp diện tích gây nên tắc nghẽn 1 phần thực quản. Điều này khiến cho thức ăn, thuốc dễ bị mắc kẹt trong thực quản. (1)
  • Thực quản Barrett: đây là biến chứng nguy hiểm vì nếu không kiểm soát sẽ tăng nguy cơ ung thư. Barrett xảy ra khi các tế bào bình thường lót thực quản dưới (gọi là tế bào vảy) được thay thế bằng một loại tế bào khác (gọi là tế bào ruột). Quá trình này là kết quả của sự tổn thương niêm mạc thực quản nhiều lần trong thời gian dài. (1) 
  • Các tế bào ruột có nguy cơ biến đổi thành tế bào ung thư theo thời gian. Với những người bệnh mắc Barrett thực quản sẽ được các bác sĩ khuyên đi nội soi định kỳ để theo dõi các dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư và có biện pháp can thiệp sớm. (1) 
  • Các vấn đề về phổi và cổ họng: dịch từ dạ dày có chứa acid trào ngược vào cổ họng có thể gây viêm dây thanh âm, đau họng hoặc khàn giọng. Lượng acid này cũng có thể tràn vào phổi và gây ra các triệu chứng viêm phổi hoặc hen suyễn. Lượng acid trong phổi ngày càng nhiều có thể gây nên những tổn thương phổi vĩnh viễn. (1) 
  • Các vấn đề về răng miệng: dịch dạ dày có chứa acid nếu bị trào ngược lên miệng thường xuyên, diễn ra trong thời gian dài có thể làm mòn men răng và phát sinh nhiều bệnh lý về răng miệng. (1)
Trào ngược dạ dày nên làm gì?
Trào ngược dạ dày gây nên các vấn đề về răng miệng, ảnh hưởng đến phổi

Vậy với những băn khoăn về bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, thì câu trả lời là CÓ. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, lơ là sức khỏe. Đôi khi các triệu chứng ợ nóng, trào ngược thoáng qua nhưng nếu xuất hiện nhiều hơn 2 lần trong tuần, người bệnh cần đến gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe, tìm ra nguyên nhân và can thiệp điều trị sớm nhất. Việc điều trị sớm sẽ kiểm soát tốt triệu chứng, ngăn các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe chung. 

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?

Bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Bên cạnh phác đồ điều trị, sử dụng thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể điều chỉnh các triệu chứng của bệnh GERD bằng cách thay đổi lối sống. Một số thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp người bệnh kiểm soát và giảm được các triệu chứng của bệnh. (1) 

Nếu người bệnh có các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể thử các phương pháp thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh trước khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Nếu các triệu chứng đã nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về tình trạng để có những biện pháp điều trị phù hợp. Song, dù can thiệp điều trị y tế thì người bệnh nặng vẫn cần thay đổi lối sống phù hợp, ăn uống khoa học và lành mạnh. Điều này giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, đáp ứng hiệu quả điều trị tốt hơn. (1)

Những thay đổi lối sống sau đây được các chuyên gia và bác sĩ khuyến khích: 

  • Giảm cân (nếu người bệnh thừa cân, béo phì hoặc mới tăng cân): việc giảm cân, kiểm soát cân nặng giúp người bệnh giảm được tình trạng trào ngược acid dạ dày. Bên cạnh đó, giảm cân còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe khác, bao gồm giảm nguy cơ tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. (1) 
  • Nâng đầu giường từ 10-15 độ: mặc dù hầu hết người bệnh chỉ bị ợ nóng trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ sau bữa ăn nhưng vẫn có nhiều người bị thức giấc vào ban đêm do ợ chua. Với những người bị ợ chua vào ban đêm nên nâng cao đầu giường, nâng đầu và vai lên cao hơn dạ dày, để làm giảm chứng trào ngược và ngăn tình trạng này xảy ra. Người bệnh có thể nâng đầu giường lên bằng cách đặt các khối gỗ dưới chân hoặc một tấm đệm xốp phía trên nệm. (1), (2) 
  • Tránh bổ sung các thực phẩm gây ra triệu chứng GERD: một số loại thực phẩm: thực phẩm giàu caffein, socola, rượu, bạc hà và thực phẩm giàu chất béo,…  có khả năng gây giãn cơ vòng thực quản dưới, có thể dẫn đến trào ngược acid dạ dày. (1) 
  • Bỏ hút thuốc: nước bọt giúp trung hòa lượng acid bị trào ngược, tuy nhiên nếu hút thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng và cổ họng. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm áp lực ở cơ thắt thực quản dưới và gây ho, gây ra tình trạng trào ngược acid thường xuyên ở thực quản. (1), (2)
  • Tránh ăn khuya: nằm ngay khi ăn no có thể tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày. Do đó, người bệnh nên lên kế hoạch cho bữa ăn ít nhất từ 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp các triệu chứng GERD được giảm bớt. (1) 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: quần áo bó sát có thể gia tăng sự khó chịu cho người bệnh, đặc biệt có thể làm tăng áp lực ở bụng, thúc đẩy thoát vị gián đoạn – nguyên nhân gây nên trào ngược acid dạ dày. (1) 
Trào ngược dạ dày nên làm gì?
Người bệnh nên loại bỏ thói quen hút thuốc không lành mạnh

Việc thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thuyên giảm tình trạng, hạn chế triệu chứng tái phát gây ảnh hưởng sức khỏe. Song, người bệnh vẫn cần đến bệnh viện/ cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị, sử dụng thuốc phù hợp nhất. Việc kết hợp yếu tố điều trị y tế với lối sống lành mạnh sẽ nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện sức khỏe người bệnh tốt nhất.

Cách phòng bệnh trào ngược dạ dày

Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, các nhà nghiên cứu đã xác định 5 yếu tố về lối sống mà mọi người cần tuân thủ: 

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường (chỉ số khối cơ thể BMI từ 18.5-22.9) 
  • Không bao giờ hút thuốc (bao gồm cả hút thuốc lá chủ động hay thụ động)
  • Hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh trong ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 ngày/tuần
  • Không uống quá 2 cốc cà phê hay trà hay soda, nước ngọt mỗi ngày
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: tập trung ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, protein nạc từ thịt gia cầm, cá) 

Nghiên cứu cho thấy, mỗi yếu tố trong 5 yếu tố này đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc trào ngược dạ dày. Và trong 5 yếu tố này, trọng lượng cơ thể ổn định, ở mức bình thường có liên quan đến giảm mắc GERD lớn nhất, trong khi đó, không hút thuốc có liên quan đến mức giảm mắc bệnh nhỏ nhất. (3) 

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, khi thiết kế thực đơn ăn uống, người bệnh cũng cần chú ý để bổ sung thực phẩm bổ dưỡng và nên tránh các thực phẩm làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng trái cây và ngũ cốc nguyên hạt cao, như chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể cải thiện các triệu chứng GERD.” (6) 

Thực phẩm nên ăn 

Các loại rau củ quả 

Trong một nghiên cứu, những người ăn nhiều rau củ quả có nguy cơ mắc bệnh GERD thấp hơn 33%. (6)  Bởi trong các loại rau củ quả giàu chất xơ đem đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Chất xơ không chỉ giảm tình trạng táo bón, kích thích tiêu hóa trơn tru mà rau củ quả còn chứa ít chất béo và đường nên giúp làm giảm tình trạng trào ngược. Rau củ quả tốt cho người mắc GERD nên bổ sung: đậu xanh, bông cải xanh, măng tây, súp lơ, khoai tây, dưa leo,… (4) 

Trào ngược dạ dày nên làm gì?
Lựa chọn các loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ

Gừng 

Gừng được xem là vị thuốc tự nhiên, dễ tìm và có lợi trong thuyên giảm trào ngược dạ dày. Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên, làm lành vết thương cùng khả năng giảm các cơn nôn, buồn nôn, khó tiêu hay các vấn đề về đường tiêu hóa. Để bổ sung gừng dễ dàng, người bệnh có thể cho vào món ăn trong quá trình chế biến hoặc dùng để pha trà.  (4) 

Yến mạch 

Các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt,… được nhấn mạnh bổ sung vào thực đơn của người bệnh GERD. (6) Yến mạch, gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Yến mạch còn có khả năng hấp thụ acid dạ dày giúp tình trạng trào ngược được cải thiện, thuyên giảm hiệu quả. Bên cạnh bột yến mạch, cháo yến mạch, gạo lứt, người bệnh còn có thể chọn bánh mì ngũ cốc, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… để cung cấp chất xơ cùng nhiều dưỡng chất cho cơ thể. (4) 

Các loại trái cây ít vị chua 

Các loại trái cây không có múi trong tự nhiên có rất nhiều như táo, đu đủ, thanh long, các loại dưa, chuối, lê,… đều giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Hơn nữa, các loại trái cây này không chứa nhiều acid như trái cây có múi: cam, quýt, bưởi,… Vì thế, người bệnh nên lựa chọn các loại quả này bổ sung nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tránh kích thích đến niêm mạc thực quản. (4), (5) 

Thịt nạc, hải sản 

Người bệnh nên ưu tiên bổ sung protein nạc để cung cấp năng lượng cho sức khỏe và cơ (6). Các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây, các loại cá giàu protein nạc, ít chất béo nên vừa cung cấp năng lượng vừa hiệu quả làm giảm triệu chứng trào ngược hơn các loại thịt chứa nhiều chất béo. 

Hơn nữa, các loại cá, hải sản còn giàu chất béo omega 3. Chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe, chống viêm, lành thương hiệu quả. (4) 

Lòng trắng trứng 

Lòng trắng trứng cũng là thực phẩm giàu protein, ít chất béo cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Người bệnh GERD nên bổ sung lòng trắng trứng để làm giảm các triệu chứng trào ngược hơn là bổ sung lòng đỏ. Tuy nhiên, khi ăn trứng, người bệnh chỉ nên ăn trứng luộc, tránh ăn trứng chiên, rán nhiều dầu mỡ. (4) 

Trào ngược dạ dày nên làm gì?
Lòng trắng trứng cũng là thực phẩm giàu protein và ít chất béo

Chất béo không bão hòa lành mạnh

Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm giảm áp lực cơ thắt thực quản và tăng khả năng tiếp xúc với acid khiến tình trạng trào ngược thêm tồi tệ (6) Tuy nhiên, người bệnh không nên loại bỏ chất béo hoàn toàn mà nên chọn bổ sung các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa lành mạnh. Chất béo không bão hòa lành mạnh làm giảm nguy cơ trào ngược hơn so với các loại mỡ động vật và transfat. (4) 

Chất béo không bão hòa lành mạnh thường có nhiều trong các loại hạt, dầu hạt: quả bơ, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, dầu mè, dầu oliu, dầu hạt hướng dương, dầu hạt lanh,…(4)

Đồ uống 

Người bệnh GERD nên chọn các loại đồ uống lành mạnh, không chứa acid, không chứa cồn, chất kích thích, chất làm ngọt và caffein. Các loại rượu, sô cô la và đồ uống có ga, nước ngọt,… có thể làm giảm áp lực cơ thắt thực quản và tăng khả năng tiếp xúc với acid khiến triệu chứng trào ngược thêm trầm trọng. (6)

Để bổ sung lượng nước hàng ngày, người bệnh chọn: nước lọc, các loại trà thảo mộc, sữa hạt, sữa thực vật, các loại nước ép từ rau củ quả không chứa acid,…(4) 

Thực phẩm nên tránh 

Một số thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc thực quản, khiến cho triệu chứng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng. Do đó, khi lựa chọn thực phẩm, người bệnh cần chú ý một số nhóm thực phẩm sau đây: 

Thực phẩm giàu chất béo (4) 

Chất béo làm giảm trương lực cơ dưới thực quản LES khiến triệu chứng trào ngược gia tăng, gây khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Do đó, cần tránh các loại thực phẩm giàu chất béo như: 

  • Hầu hết các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ: Snack, khoai tây chiên, gà rán, hành tây chiên,… 
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa có đầy đủ chất béo như các loại sữa nguyên chất, bơ, phô mai thông thường, kem chua,… 
  • Các loại thịt giàu béo: Thịt bò, thịt heo, thịt cừu hoặc các loại thịt chiên, nướng, chế biến sẵn: thịt xông khói, xúc xích,…. 
  • Các loại mỡ động vật và chất béo chuyển hóa (transfat). 
  • Các món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ như các loại bánh nướng, bánh quy giòn, kem, kẹo, socola,…
  • Các loại nước sốt: sốt kem, sốt cà chua, các loại nước sốt trộn salad,… 
Trào ngược dạ dày nên làm gì?
Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Thực phẩm chứa nhiều acid 

Thực phẩm giàu lượng acid gây kích thích trực tiếp lên niêm mạc thực quản (7). Do đó, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh bổ sung để không làm triệu chứng thêm nặng. Người bệnh các loại thức ăn, nước uống chứa acid, đặc biệt là các loại trái cây như: cam, bưởi, chanh, dứa, cà chua,… (4), (5) 

Thực phẩm chứa caffein

Cà phê cùng các thức ăn, nước uống có chứa cafein có thể làm giảm áp lực cơ thắt thực quản và tăng khả năng tiếp xúc với acid nên người bệnh cần tránh bổ sung. (5) 

Các thực phẩm khác

Rượu, bia, nước ngọt, soda, hành, tỏi, sô cô la, bạc hà,… có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc thực quản khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng.  (5)

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho người bệnh trào ngược dạ dày vô cùng quan trọng. Do đó, người bệnh cần ghi chép, tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để chọn lựa thực phẩm phù hợp và thực phẩm cần tránh bổ sung. Việc tuân thủ tốt chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng, hạn chế tái phát và nâng cao sức khỏe. 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tối ưu kích thước bữa ăn, thời gian cũng như thành phần dinh dưỡng đa dạng mỗi ngày. Theo đó, người bệnh nên giảm khẩu phần bữa ăn, giảm tiêu thụ lượng đường đơn, tránh ăn khuya để giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả hơn. Hơn nữa, người bệnh cũng nên tránh các bữa ăn có hàm lượng calo lớn, khối lượng thức ăn lớn và nhiều chất béo, nhiều thực phẩm chế biến sẵn để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về trào ngược dạ dày nên làm gì giúp mọi người có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe. Để cải thiện triệu chứng tốt hơn, ngăn ngừa tái phát và phòng bệnh tiến triển, người bệnh cần kết hợp phác đồ điều trị với thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học hơn. Hãy liên hệ ngay Viện NRECI để được tư vấn và tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học dinh dưỡng nâng cao kiến thức nhé!

Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Omega 3 6 9 có tác dụng gì?
Omega 3 6 9 có tác dụng gì? Bộ 3 "Vàng" cho sức khỏe tim mạch & não bộ
Omega 3 6 9 được biết đến là loại thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể, mang lại...
Thiếu hụt vitamin D gây bệnh gì?
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Khuyến nghị bổ sung vitamin D chuẩn Chuyên gia
Vitamin D là một trong những vi chất thiết yếu đối với sức khỏe cơ thể. Vitamin D giúp xương...
[RECAP] Talkshow “Từ cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!”
Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã có một cuối tuần cháy hết mình khi buổi Talkshow...
Thực phẩm tốt cho gan
 10+ thực phẩm tốt cho gan, tăng cường sức khỏe  
Gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bảo vệ và hỗ trợ gan hoạt động...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD