Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao đổi khí, hô hấp. Chính vì trao đổi khí với môi trường ngoài nên phổi phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, virus,… Nếu không chăm sóc phổi tốt sẽ khiến chức năng phổi suy yếu, ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh tránh hút thuốc, luyện tập thể thao thì chế độ ăn cũng là yếu tố cần thiết giúp phổi duy trì chức năng khỏe mạnh. Hãy cùng các bác sĩ dinh dưỡng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường miễn dịch hô hấp qua bài viết sau đây.
Tin liên quan:
- Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy
- Bảng cân nặng chuẩn của mẹ bầu trong từng giai đoạn thai kỳ
- Cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng và đủ?
- Chế độ ăn thực dưỡng là gì? Tham khảo bí quyết sống khoẻ từ thiên nhiên
- Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Tầm quan trọng của chức năng phổi
Phổi là cơ quan hô hấp chính ở vị trí trung tâm của hệ hô hấp bao gồm khí quản, cơ hoành, cơ thành ngực, mạch máu và các mô khác. Tất cả các bộ phận này đều tham gia vào quá trình thở, trao đổi khí cho cơ thể. Trong cơ thể mỗi người sẽ có hai lá phổi ở ngực, được bao quanh bởi lồng xương sườn.
Chức năng chính của phổi là cung cấp oxy cho cơ thể, loại bỏ các khí gây hại cũng như carbon dioxide (CO2) và các chất thải ra khỏi cơ thể. Quá trình này được diễn ra trong khoảng từ 12-20 lần/ phút. Khi hít vào bằng mũi hoặc miệng, không khí sẽ di chuyển xuống hầu họng đi qua thanh quản rồi vào khí quản.
Ngoài hoạt động hô hấp, phổi còn đảm nhận nhiều chức năng khác trong cơ thể. Thông qua phổi, nước, rượu và những tác nhân dược lý có thể được hấp thu và bài tiết. Thông thường, gần một nửa lít nước được thở ra mỗi ngày và các loại khí gây mê như Ether và Oxit Nitơ có thể được phổi hấp thụ, loại bỏ. Bên cạnh đó, phổi còn là cơ quan trao đổi chất, tham gia vào quá trình tổng hợp, lưu trữ, biến đổi và phân hủy nhiều chất hoạt động bề mặt tại phổi.
Có thể thấy, vai trò quan trọng nhất của phổi là đảm bảo quá trình hô hấp của cơ thể diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất. Nhờ hoạt động của phổi mà cơ thể được cung cấp oxy hóa và loại khí CO2, chất thải qua bên ngoài. Đồng thời, phổi còn là cơ quan trao đổi chất.
Vai trò của dinh dưỡng đối với việc bảo vệ phổi khỏe mạnh
Hầu hết các vấn đề, bệnh lý ở phổi do nhiều tác nhân đến từ yếu tố di truyền, môi trường, thuốc lá, ô nhiễm gây ra. Tính đến thời điểm hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò trong sự phát triển và tiến triển của bệnh phổi. [1]Link tham khảo: https://europeanlung.org/en/information-hub/keeping-lungs-healthy/diet-and-nutrition/#:~:text=Research%20suggests%20a%20high%20intake,the%20likelihood%20of%20developing%20COPD
Đối với từng tình trạng bệnh ở phổi mà vai trò của dinh dưỡng có sự khác nhau:
Bệnh hen suyễn
Các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng khác nhau có tác động đến sự phát triển và tiến triển của bệnh hen suyễn. Song, hiệu quả còn phụ thuộc vào thời điểm mà người bệnh tiếp xúc với thực phẩm này, có thể là thời thơ ấu hoặc trưởng thành.
Một số nghiên cứu cho thấy vitamin A, D và E cùng khoáng chất kẽm có trong trái cây, rau quả có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu khác cho thấy, nếu trẻ nhỏ 6 tuổi thiếu vitamin D có thể khiến trẻ tăng mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng sau này trong đời. Không chỉ vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, người béo phì có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Cũng như hen suyễn, bằng chứng cho thấy cho thấy một số yếu tố trong chế độ ăn uống có lợi cho chức năng của phổi và cải thiện bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Đặc biệt là các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, tăng miễn dịch cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhất là thịt đã qua xử lý sẽ làm suy giảm chức năng của phổi nhanh chóng và khiến người bệnh nhập viện nhiều hơn. Ngược lại, chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh COPD.
Ung thư phổi
Bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều trái cây và rau củ quả giúp giảm đến 20-30% nguy cơ ung thư phổi ở cả người hút thuốc và không hút thuốc.
Bệnh xơ nang
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể đóng vai trò quan trọng trong bệnh xơ nang. Vì thế, các bác sĩ cần theo dõi chế độ ăn uống và cân nặng của người bệnh nhằm kiểm soát dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn. Đối với những bệnh nhân suy giảm chức năng tuyến tụy, việc điều trị bằng chất chiết xuất tuyến tụy và chế độ ăn nhiều calo rất quan trọng.
Ngừng thở khi ngủ
Béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và có khoảng 60-90% người béo phì gặp phải tình trạng này. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cân đối là một trong những cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, làm giảm triệu chứng liên quan đến tình trạng này.
Nhiễm trùng phổi
Tử vong ở những người bị suy dinh dưỡng nặng thường do bệnh viêm phổi và lượng vitamin D thấp là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Thuyên tắc phổi
Những người béo phì có nguy cơ cao bị tắc mạch phổi bởi cục máu đông làm tắc nghẽn một hoặc nhiều mạch máu trong phổi. Cân đối chế độ dinh dưỡng, ăn uống điều độ duy trì cân nặng có thể giúp giảm nguy cơ này.
Như vậy, vai trò dinh dưỡng nói chung và lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho phổi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của phổi. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất xơ, vitamin khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa giúp chống viêm, duy trì cân nặng sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng các bệnh ở phổi như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư phổi, xơ nang, ngừng thở khi ngủ, thuyên tắc phổi và nhiễm trùng phổi.
Một số thực phẩm tốt cho phổi được khuyến khích sử dụng
Một số thực phẩm tốt cho phổi được chuyên gia dinh dưỡng khuyên bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, bao gồm: [2]Link tham khảo: https://www.webmd.com/lung/ss/slideshow-foods-lung-health [3]Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/lung-cleansing-foods#15.-Coffee
Củ cải đường
Rễ và màu của củ cải chứa các hợp chất giúp tối ưu chức năng của phổi. Hơn nữa, củ cải đường rất giàu nitrat – chất được chứng minh cho chức năng của phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa việc hấp thu oxy.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung củ cải đường cải thiện hiệu suất thể chất và chức năng phổi ở những người mắc COPD và tăng huyết áp phổi. Ngoài ra, củ cải đường còn chứa các chất chống oxy hóa, magie, kali, vitamin C, beta caroten đều tốt cho cải thiện chức khỏe của phổi.
Ớt – Thực phẩm tốt cho phổi
Ớt là loại quả giàu vitamin C nhất. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể, nhất là những người hút thuốc. Đối với những người hút thuốc lá, bổ sung hàm lượng vitamin C có chức năng phổi tốt hơn những người có lượng vitamin C thấp.
Trung bình trong 1 quả ớt đỏ ngọt cỡ trung bình chứa 119g vitamin C tương đương với 169% lượng vitamin c khuyến nghị.
Xem thêm: TOP 15 loại trái cây có nhiều vitamin C nhất
Táo
Táo là loại quả tốt cho sức khỏe, là thực phẩm tốt cho phổi. Táo không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ mà còn chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, bao gồm flavonoid và vitamin C.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn táo có thể thúc đẩy tăng cường chức năng phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, táo có liên quan đến sự suy giảm chức năng phổi chậm hơn ở những người từng hút thuốc. Bên cạnh đó, ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần giúp chức năng phổi tốt hơn, giảm nguy cơ phát triển bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, hen suyễn và ung thư phổi.
Bí ngô
Thịt quả bí ngô có màu vàng cam đậm nên rất giàu chất chống oxy hóa carotenoid, bao gồm carotene, lutein và zeaxanthin. Các chất này đều có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ carotenoid trong máu cao hơn có liên quan đến chức năng của phổi tốt hơn ở người già và trẻ em. Đồng thời, những người hút thuốc cũng được hưởng lợi từ tiêu thụ nhiều bí ngô.
Nghệ – Thực phẩm tốt cho phổi
Củ nghệ chứa curcumin là chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Không chỉ tốt cho tiêu hóa mà curcumin còn có lợi trong hỗ trợ chức năng của phổi. Một nghiên cứu ở 2478 người cho thấy, hoạt chất curcumin có liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi. Trên thực tế, lượng curcumin cao ở những người hút thuốc có liên quan đến chức năng phổi cao hơn 9.2% so với người hút thuốc không bổ sung curcumin.
Cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa lycopen. Chất này tốt cho việc cải thiện sức khỏe của phổi. Tiêu thị cà chua và các sản phẩm từ cà chua đã được chứng minh làm giảm viêm đường hô hấp ở những người bệnh hen suyễn và cải thiện chức năng phổi ở người mắc tắc nghẽn phổi mãn tính.
Quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây, nho,… rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin. Đây là chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ mô phổi khỏi các tổn thương. Trong một nghiên cứu, những người đàn ông lớn tuổi ăn ít nhất 2 phần quả việt quất trong tuần chức năng phổi ít suy giảm hơn những người ăn ít hoặc không ăn.
Trà xanh
Trong số các thực phẩm tốt cho phổi không thể không nhắc đến trà xanh. Bởi hàm lượng các chất chống oxy hóa trong trà xanh cao, nhất là EGCG. Một số nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa EGCG có tác dụng điều trị bệnh xơ phổi, tránh gây tổn hại cho chức năng phổi.
Bắp cải tím
Cũng tương tự như quả mọng, bắp cải tím rất giàu anthocyanin. Hợp chất chống oxy hóa này có liên quan đến giảm chức năng phổi. Hơn nữa, bắp cải còn giàu chất xơ, tốt cho cải thiện chức năng phổi.
Các loại đậu – Thực phẩm tốt cho phổi
Các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu lăng, đậu xanh,… đều chứa nhiều chất xơ tốt cho lá phổi. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ sẽ tốt cho phổi hơn người ăn ít chất xơ.
Bên cạnh đó, đậu nành còn giàu isoflavone có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn và giảm tình trạng khó thở. Một nghiên cứu 618 người ở Nhật Bản có thấy, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn có lượng isoflavone trong chế độ ăn ít hơn nhóm người khỏe mạnh.
Dầu oliu
Bổ sung dầu oliu có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh về hô hấp như hen suyễn. Dầu oliu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa bao gồm polyphenol và vitamin E giúp chống viêm và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chế độ ăn Địa Trung Hải giàu dầu oliu đã được chứng minh có lợi cho người hút thuốc, người mắc phổi tắc nghẽn và hen suyễn.
Sữa chua
Sữa chua cũng là một trong những thực phẩm tốt cho phổi. Sữa chua giàu canxi, kali, photpho, selen và lợi khuẩn. Các chất này đều giúp tăng cường chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh COPD.
Cà phê
Cà phê chứa nhiều caffein và các chất chống oxy hóa có lợi cho phổi. Nghiên cứu cho thấy, uống cà phê giúp cải thiện chức năng và bảo vệ đường hô hấp. Ngoài ra, đánh giá cả 15 nghiên cứu cho thấy, uống cà phê ngon trong thời gian có tác động tích cực đến chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc hen suyễn.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt gồm gạo lứt, lúa mì, bánh mì nguyên hạt, yến mạch, lúa mạch, hạt quinoa. Các thực phẩm này đều giàu chất xơ, chất chống oxy hóa mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng chất béo tốt cho cơ thể và sức khỏe của phổi.
Rau lá xanh – Thực phẩm tốt cho phổi
Các loại rau lá xanh như rau bina, mồng tơi, rau dền, cải xoong, xà lách,… đều giàu chất xơ tốt cho sức khỏe của phổi.
Cá cơm
Cá cơm tuy nhỏ nhưng giàu chất béo omega 3 có khả năng chống viêm, bảo vệ cơ thể. Một nghiên cứu năm 2020, chế độ ăn giàu omega 3 có liên quan đến giảm các triệu chứng của COPD, hen suyễn và cải thiện chức năng phổi.
Hàu
Hàu cũng là thực phẩm tốt cho phổi bởi giàu dinh dưỡng bao gồm kẽm, selen, vitamin B và đồng. Các nghiên cứu cho thấy, người có hàm lượng selen và đồng trong máu cao có chức năng phổi tốt hơn những người có thấp nồng độ các chất này.
Ngoài ra, hút thuốc làm cạn kiệt một số vitamin B, trong đó có vitamin B12. Hàu giúp bổ sung vitamin này giúp người hút thuốc hạn chế bệnh phổi tắc nghẽn COPD.
Nhìn chung, thực phẩm tốt cho phổi vô cùng đa dạng, bao gồm cả động vật lẫn thực vật. Đặc biệt, chất xơ, chất chống oxy hóa cùng vitamin, omega 3 giúp cải thiện chức năng phổi, chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi như ung thư, hen suyễn và COPD. Một số thực phẩm tốt cho phổi bao gồm: củ cải đường, bí ngô, quả mọng, rau lá xanh, sữa chua, cá, hàu, táo,…
Những lưu ý để giữ cho phổi khỏe mạnh, hoạt động tốt
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe và chức năng của phổi, vì thế, để giữ cho lá phổi khỏe mạnh, hoạt động tốt, bạn cần chú ý một số cách sau:
Luyện tập thể thao, vận động cơ thể nhiều hơn
Hoạt động thể chất thường xuyên quan trọng đối với sức khỏe của phổi và cơ thể. Tùy vào sức khỏe, thể trạng của mỗi người mà có mức độ vận động cũng như bài tập khác nhau [1]Link tham khảo: https://europeanlung.org/en/information-hub/keeping-lungs-healthy/diet-and-nutrition/#:~:text=Research%20suggests%20a%20high%20intake,the%20likelihood%20of%20developing%20COPD. Song, việc duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày, sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, thể lực, giảm nguy cơ mắc bệnh phổi cũng như các bệnh mạn tính khác như béo phì, tiểu đường, tim mạch.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại không chỉ đối với người hút mà còn với những người xung quanh. Hơn nữa, thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh hàng đầu ở đường hô hấp, tổn thương phổi. Vì thế, để phổi khỏe mạnh hãy bỏ thói quen hút thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm không khí hay môi trường ô nhiễm
Chất lượng không khí rất quan trọng bởi ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của con người. Hãy giữ không khí trong lành trong môi trường sống và làm việc. Nếu các công việc đòi hỏi tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất, bạn cần có biện pháp phòng tránh, bảo hộ đúng cách.
Tiêm vaccine
Chăm sóc sức khỏe định kỳ, tiêm vắc-xin có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh phổi khác nhau và giúp bạn giữ cho phổi luôn khỏe mạnh. Nhất là tránh sự tiếp xúc của vi khuẩn, virus.
Tránh và phòng các tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến phổi của bạn. Vì thế, bạn cần có những biện pháp bạn có thể thực hiện để chăm sóc bản thân và hạn chế tác động.
Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt cho phổi
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, chức năng của phổi. Bên cạnh các thực phẩm tốt cho phổi, bạn cũng cần tránh một số thực phẩm gây hại, làm tổn thương phổi như:
- Thực phẩm nhiều muối: Những người ăn nhiều muối dễ bị viêm phế quản kéo dài. Và chế độ ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng hen suyễn. Vì thế, bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn bằng cách hạn chế nêm nếm, giảm sử dụng gia vị nhiều muối như nước tương, nước mắm, thịt chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói và đọc kỹ nhãn sản phẩm về hàm lượng muối khi chọn mua.
- Tránh xa đồ uống có đường: Một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành uống nhiều hơn 5 loại nước ngọt có đường trong tuần tăng mắc viêm phế quản mãn tính và trẻ em có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn hơn.
- Kiêng rượu: Sulfites trong rượu có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Và ethanol trong rượu ảnh hưởng đến tế bào phổi của bạn. Nếu uống quá nhiều, bạn có nhiều khả năng bị viêm phổi và các vấn đề về phổi khác. Song, bạn vẫn có thể uống rượu nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Đặc biệt, nếu chọn uống rượu vang sẽ có lợi hơn cho phổi.
- Thịt đã qua chế biến: Các nhà nghiên cứu cho rằng nitrit được sử dụng trong chế biến và bảo quản thịt đã qua xử lý có thể gây viêm và tăng áp lực, căng thẳng cho phổi. Vì thế, bạn nên tránh bổ sung các loại thịt chế biến bao gồm: thịt xông khói, dăm bông, thịt nguội và xúc xích,…
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Bên cạnh việc tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa thì cần duy trì các thói quen như ngừng hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm, tiêm chủng đầy đủ và tập hít thở sâu để giúp phổi của mình hoạt động tối ưu nhất.”
Trên đây là những thông tin về thực phẩm tốt cho phổi, hy vọng các bạn có thêm kiến thức hữu ích về chăm sóc lá phổi của chính mình, gia đình, người thân. Nếu vẫn còn băn khoăn hoặc có nhu cầu thiết kế thực đơn dinh dưỡng cá nhân, hãy liên hệ ngay Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!
- Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 – Bộ ba quyền năng bảo vệ sức khỏe
- 10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh
- Thực phẩm không tốt cho tim mạch bạn nên “tránh xa”
- Top 10+ thực phẩm chống xơ vữa mạch máu, ngừa đột quỵ
Tài liệu tham khảo:
- ELF. How does diet affect different lung conditions?. https://europeanlung.org/en/information-hub/keeping-lungs-healthy/diet-and-nutrition/#:~:text=Research%20suggests%20a%20high%20intake,the%20likelihood%20of%20developing%20COPD
- WebMD. Best and Worst Foods for Lung Health. https://www.webmd.com/lung/ss/slideshow-foods-lung-health
- Healthline. The 20 Best Foods for Lung Health. https://www.healthline.com/nutrition/lung-cleansing-foods#15.-Coffee
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ