.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu

Top 10+ thực phẩm chống xơ vữa mạch máu, ngừa đột quỵ

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Cung cấp các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu sẽ tốt cho người đang gặp các vấn đề liên quan đến xơ vữa động mạch cảnh, động mạch chi dưới, động mạch vành,… Việc cân bằng dinh dưỡng, chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng luôn là yếu tố giúp cơ thể tăng cường miễn dịch.

Đồng thời còn giúp hạn chế nguy cơ tích tụ các chất béo xấu, khiến mạch tắc nghẽn nghiêm trọng. Thông qua bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn hiểu được đâu là thực phẩm tốt cho tình trạng xơ vữa mạch máu.

Tổng quát về xơ vữa mạch máu

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về thực phẩm chống xơ vữa mạch máu. Các chuyên gia dinh dưỡng muốn bạn xác định chính xác tình trạng bệnh này như thế nào.

Xơ vữa mạch máu là gì?

Xơ vữa mạch máu (động mạch) là tình trạng động mạch hình thành các mảng vữa và xơ cứng. Xơ vữa động mạch có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các động mạch bên trong cơ thể: Động mạch ở tim, cánh tay, não, chân, mạc treo, thận,… Các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch chính là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng tàn tật và tử vong.

Quá trình hình thành mảng xơ vữa sẽ xảy ra khi thành động mạch bị tổn thương – Do chấn thương, dị ứng, miễn dịch, viêm, gen,… Các cholesterol tích tụ lại thành từng dải lipid, tại đây các tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, trong quá trình đông máu, lắng đọng Ca++ tạo thành màng bao bọc mảng xơ vữa.

Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu
Xơ vữa mạch máu là gì?

Khi lớp màng bọc mảng xơ vữa bị nứt sẽ kích thích quá trình đông máu, tạo thành cục máu đông. Nó sẽ gây thiếu máu cấp tính tại các vị trí phía sau nơi nó gây tắc mạch, điển hình như tắc động mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp tính, tắc động mạch chi dưới gây hoại tử chi dưới,…

Xơ vữa mạch máu được hiểu là tình trạng động mạch hình thành các mảng vữa hay xơ cứng. Nó có thể gây nên các ảnh hưởng đến động mạch trong cơ thể. Bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch có thể gây hậu quả như tàn tật hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

Tầm quan trọng của việc phòng ngừa & điều trị xơ vữa mạch máu

Xơ vữa mạch máu là tình trạng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Bởi hầu hết người bệnh mắc bệnh này đều không biết họ đang bệnh. Đồng thời, các dấu hiệu, triệu chứng xơ vữa động mạch thường không biểu hiện rõ ràng, cho đến khi một trong các động mạch bị tắc nghẽn. Đây cũng là nguyên nhân làm nhiều người bệnh phải đứng trước nguy cơ phình động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đau tim, nhịp tim bất thường, đột quỵ não, tàn tật, cắt cụt chi, thậm chí nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.

Do đó, việc tầm soát bệnh xơ vữa mạch máu luôn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý. Việc phát hiện sớm tình trạng xơ vữa mạch máu khi nó chưa gây ra các triệu chứng hay gây tắc nghẽn mạch máu sẽ giúp người bệnh được can thiệp kịp thời. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng hiệu quả, an toàn.

Xơ vữa mạch máu là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, phình động mạch, tử vong,… Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ định kỳ, có hướng tầm soát, phòng ngừa và điều trị bệnh sớm. Việc điều trị kịp thời là điều cần thiết và rất quan trọng.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người xơ vữa mạch máu (1)

Đối với người bệnh bị xơ vữa mạch máu sẽ cần chú ý tuân thủ theo nguyên tắc dinh dưỡng của các chuyên gia. Thông qua đó sẽ giúp người bệnh định lượng và biết chính xác thực phẩm chống xơ vữa mạch máu hiệu quả. Cụ thể:

Nguyên tắc dinh dưỡng  Cơ cấu khẩu phần ăn 
Năng lượng 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày – Năng lượng: 1500 – 1700 kcal

– Protid: 45 – 60g

– Lipid: 25 – 37g

– Glucid: 255 – 300g

– Cholesterol: < 200mg

– Chất xơ: 20 – 25g

Protid 12 đến 14% tổng năng lượng. Tỷ lệ protid động vật/tổng số là 30 đến 50%
Lipid 15 đến 20% tổng năng lượng.

Axit béo chưa no một nối đôi sẽ chiếm ⅓, nhiều nối đôi chiếm ⅓, và axit béo no chiếm ⅓ trong tổng số lipid.

Cholesterol Dưới 200mg/ngày
Chất xơ 20 đến 25g/ngày
Số bữa ăn trong ngày 3 đến 4 bữa
Cần chú ý cung cấp đủ yếu tố vi lượng và các vitamin như A, B, C, E

Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng là điểm mà người bệnh xơ vữa mạch máu cần lưu ý thực hiện. Trong đó người bệnh nên cung cấp cho bản thân cơ cấu khẩu phần ăn trong ngày gồm năng lượng (1500 – 1700 kcal), protid (45 – 60g), lipid (25 – 37g), glucid (255 – 300g), – cholesterol (< 200mg), chất xơ (20 – 25g).

Nhóm thực phẩm chống xơ vữa mạch máu

  • Trái cây và rau củ quả: Chiếm một phần đáng kể trong chế độ ăn, loại thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, và chất xơ cần thiết. Tất cả thực phẩm nhóm này đều vì lợi ích sức khỏe tim mạch. Hãy đặt mục tiêu đưa càng nhiều rau củ quả màu sắc vào chế độ ăn hàng ngày. Ví dụ: Cà chua, đậu nành Nhật Bản, cà rốt, củ cải đường, ớt chuông, cải xanh, rau bina,… Hoặc các loại trái cây tươi như quả mọng, táo, cam, chuối, xoài, ổi, đu đủ, việt quất, dâu tây. (3, 4)
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, quinoa, cùng các sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt sẽ hỗ trợ cung cấp carbohydrate phức và chất xơ. Tất cả sẽ hỗ trợ lượng đường trong máu ổn định và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (3)
  • Protein nạc: Kết hợp nguồn protein nạc như cá, thịt gia cầm, các loại đậu, đậu hũ,… sẽ giúp giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thường có trong các loại thịt đỏ, thịt đã được chế biến sẵn. (3)
  • Chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh sẽ có lợi cho tim, do đó các thực phẩm như các loại hạt, bơ, dầu ô liu,… đều có khả năng giúp giảm mức cholesterol LDL. (3)
  • Cá béo: Các loại như cá hồi, cá thu,… đều rất giàu hàm lượng axit béo omega 3. Đồng thời chúng có đặc tính chống viêm và góp phần hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch. (3)
  • Hạt: Các loại hạt sẽ bổ sung dinh dưỡng cao vào chế độ ăn của một người. Hiện nay có nhiều loại hạt khác nhau như hạt điều, óc chó, hạnh nhân, macca,… bạn có thể sử dụng chúng như món ăn nhẹ hoặc thêm chúng vào các món salad. (2)
  • Sữa không béo hoặc ít béo: Thay thế các sản phẩm sữa đủ chất béo bằng sữa không béo, ít béo chính là quyết định có lợi cho tim mạch. Nó sẽ giúp tăng lượng chất béo không bão hòa, đồng thời giảm lượng chất béo bão hòa. Điển hình bạn có thể chọn: Sữa không béo hoặc ít béo (1%), sữa chua nguyên chất loại ít béo, phô mai không béo, sữa đậu nành,… (4)
  • Các loại đậu: Chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ có các loại đậu. Chúng chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, protein. Đồng thời nó còn là sự thay thế phù hợp cho thịt, cụ thể với người xơ vữa động mạch có thể tham khảo bổ sung: Đậu Hà lan, đậu đen, đậu tây, đậu xanh, đậu lima,… (2)
  • Trà xanh: Loại thức uống có chứa một chất chống oxy hóa khá mạnh, đó là flavonoids. Nó có thể giúp các tế bào mảng trong của mạch máu bền vững, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Socola đen: Socola có chứa flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý nên dùng socola đen thay vì socola trắng vì nó không cung cấp flavonoid có lợi cho hệ tuần hoàn máu.
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu
Ưu tiên bổ sung các loại rau, củ, quả trong chế độ ăn

Rau củ quả, protein nạc, các loại hạt, cá béo, sữa không béo hoặc ít béo, các loại đậu,… đều là thực phẩm lành mạnh tốt cho tình trạng xơ vữa mạch máu. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến món ăn đơn giản, không nhiều gia vị sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt. Từ đó phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xơ vữa mạch máu nên kiêng gì?

Cũng giống với thực phẩm chống xơ vữa mạch máu có lợi cho sức khỏe thì trong quá trình cung cấp dinh dưỡng bạn cũng nên tránh một số thực phẩm. Điển hình như loại có hàm lượng natri cao, chất béo bão hòa, đường bổ sung,… nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất lượng chế độ ăn kém sẽ liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. (4)

  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Người bệnh cần giảm thiểu thực phẩm đã được chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào có chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Cụ thể, người bệnh cần tránh ăn xúc xích, thịt xông khói, gà rán, khoai tây chiên,… Vì các loại thực phẩm này có khả năng làm tăng mức cholesterol LDL. (2, 3)
  • Lượng natri nạp vào cơ thể: Lượng natri cao sẽ góp phần làm huyết áp tăng cao. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh tim phổ biến. (3)
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Giảm tiêu thụ đường sẽ giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường trong máu và giúp duy trì mức cân nặng vừa phải. Do đó, người bệnh cần tránh ăn bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt,… (2, 3)
  • Rượu: Nếu tiêu thụ rượu, người bệnh chỉ nên tiêu thụ có chừng mực. Vì uống quá nhiều sẽ làm cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim. (3)
  • Tránh ăn thịt đỏ, thịt mỡ, bơ thực vật,… (4)
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu
Hạn chế đồ chiên rán nhiều dầu trong chế độ ăn

Với người xơ vữa mạch máu, trong chế độ ăn dinh dưỡng mỗi ngày sẽ cần người bệnh lưu ý tránh bổ sung các thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, xúc xích, gà rán. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường, và không nên sử dụng rượu bia.

Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người xơ vữa mạch máu

Lựa chọn thực phẩm chống xơ vữa mạch máu phù hợp, bổ sung đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh có điều kiện phục hồi sức khỏe tốt hơn. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, bạn sẽ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày với một vài điểm sau:

  • Tìm mua nguồn thực phẩm sạch, không bị nhiễm các loại hóa chất độc hại. Khi chế biến cần làm sạch thực phẩm để món ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Cân bằng dinh dưỡng, không nên ăn thiên về một loại thực phẩm bất kỳ. Vì việc ăn quá nhiều một loại nhất định, nó sẽ gây dư thừa nhóm chất nào đó và điều này sẽ không tốt cho sức khỏe.
  • Nên ăn đủ bữa, không nên ăn quá no và không được để cơ thể đói. Người bị xơ vữa mạch máu có thể chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Trong quá trình điều trị, đặc biệt là người vừa thực hiện phẫu thuật nong mạch sẽ cần ưu tiên ăn các món lỏng để không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.
  • Uống đủ nước, kiêng bia rượu và không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe.
  • Duy trì cân nặng, thường xuyên tập luyện thể thao để cải thiện sức đề kháng, giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Ngoài việc ăn uống đủ chất, người bệnh cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, giúp tình trạng sức khỏe cải thiện sớm.
  • Chú ý theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các điểm bất thường, tiến hành điều trị phòng tránh các biến chứng.
Thực phẩm chống xơ vữa mạch máu
Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, cân bằng dinh dưỡng

Trong chế độ ăn của người xơ vữa mạch máu sẽ cần người bệnh lưu ý lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung cân bằng các nhóm chất. Đồng thời, người bệnh không được bỏ bữa, và mỗi bữa ăn không nên ăn quá no.

Câu hỏi thường gặp

Ngoài chế độ ăn, cần làm gì để phòng ngừa xơ vữa động mạch?

Thực tế, khi người bệnh muốn kiểm soát, phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch tốt sẽ cần chú ý thêm một số điểm sau:

  • Quản lý cân nặng: Vì béo phì là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ tăng huyết áp, cholesterol cao. Đồng thời còn liên quan đến chứng xơ vữa động mạch và các bệnh lý khác.
  • Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia: Nguyên nhân làm hỏng các động mạch và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Tránh stress: Căng thẳng sẽ làm giảm đường kính mạch máu, tăng huyết áp. Tình trạng căng thẳng mãn tính cũng có liên quan đến bệnh tim mạch.
  • Duy trì tập luyện thể thao: Đây là cách phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả. Các bài tập sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ: Xơ vữa động mạch thường không gây bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bạn bị tắc nghẽn động mạch. Lúc này, người bệnh có thể bị đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, bạn cần thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Người trẻ có cần quan tâm đến xơ vữa động mạch không?

Người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng cần quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh lý xơ vữa động mạch. Bởi bệnh ký thường không có triệu chứng cụ thể cho đến khi bị tắc nghẽn động mạch. Đồng thời, khi phát bệnh nó có thể gây ảnh hưởng đến tim, gây đột quỵ và tử vong. Do đó bạn cần thăm khám định kỳ với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát, phòng tránh các bệnh lý không mong muốn.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được đâu là thực phẩm chống xơ vữa mạch máu hiệu quả. Bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn về chế độ ăn phù hợp với thể trạng, bệnh lý,…  Cùng NRECI chăm sóc sức khoẻ chủ động ngay hôm nay!

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD