.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì? Bí quyết chăm sóc sức khỏe chủ động 

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Chăm sóc sức khỏe chủ động là việc làm thiết yếu giúp chúng ta bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân. Vậy chăm sóc sức khỏe chủ động là gì? Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu rõ hơn về bí quyết chăm sóc sức khoẻ chủ động cho cuộc sống hiện đại.

1. Xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động 

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Trong năm 2000-2015, số liệu thống kê từ Viện Tim mạch Việt Nam cho biết tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tăng khoảng 1% mỗi năm và chiếm 25%, vậy trong 4 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh lý tăng huyết áp. (1)

Tương tự, tại Việt Nam năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14.4% và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này. (2)

Xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động ngày càng được quan tâm bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chăm sóc sức khỏe chủ động hướng việc phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe thông qua các biện pháp tự chăm sóc bản thân, thay vì chỉ tập trung vào điều trị khi đã mắc bệnh. Việc nhận thức được vai trò cũng như chủ động chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng, góp phần đẩy lùi bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Chăm sóc sức khỏe chủ động bao gồm việc duy trì một lối sống lành mạnh, thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe tinh thần và thể chất, cùng với đó là duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối. Vậy nên, chủ động chăm sóc sức khỏe không chỉ hướng đến việc chăm sóc bản thân mà còn là cách để giữ cho cơ thể, tâm trí hoạt động tốt nhất, tạo điều kiện cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Chăm sóc sức khỏe chủ động ngày càng được quan tâm

Đọc thêm: Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam

2. Điểm khác biệt giữa Chăm sóc sức khỏe và Chăm sóc sức khỏe chủ động 

Chăm sóc sức khỏe được hiểu là các hoạt động nhằm duy trì, nâng cao và bảo vệ sức khỏe của con người. Chăm sóc sức khỏe không chỉ đơn giản là điều trị bệnh tật mà còn bao gồm các biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì? Chăm sóc sức khỏe chủ động là nhận thức của mỗi người trong việc chủ động phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, khám sức khỏe định kỳ,… Thay vì chỉ tập trung vào việc điều trị khi đã mắc bệnh, chăm sóc sức khỏe chủ động khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào việc bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình.

Cả chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe chủ động điều hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Và chăm sóc sức khỏe chủ động là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe chủ động
Lợi ích Giảm thiểu tác hại của bệnh tật. Giảm nguy cơ mắc bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cách tiếp cận Tập trung vào việc điều trị bệnh tật khi đã mắc bệnh. Tập trung vào việc phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Vai trò của cá nhân Thụ động: Phụ thuộc vào các chuyên gia y tế để chăm sóc sức khỏe. Chủ động: Tự chịu trách nhiệm cho sức khỏe của bản thân và chủ động tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe.
Hoạt động Điều trị: Khám chữa bệnh, sử dụng thuốc, kháng sinh,… Phòng ngừa: Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao,…

Nhìn chung, việc chăm sóc sức khỏe chủ động giúp làm giảm chi phí và gánh nặng cho hệ thống Y tế. Cùng với đó, chủ động chăm sóc sức khỏe còn là khoản đầu tư “vô giá” cho tương lai, giúp mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

3. Tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động?

  3.1. Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh

Chăm sóc sức khỏe chủ động giúp kiểm soát nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì,… Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Cùng với đó, việc chủ động chăm sóc sức khỏe còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,…

  3.2. Nâng cao chất lượng sống

Chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Bởi, khi cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ có năng lượng dồi dào hơn để hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày, đồng thời tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn. 

Việc chăm sóc sức khỏe còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, lo lắng, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và sảng khoái hơn. Ngoài ra, có một sức khỏe tốt còn tăng cường sự tự tin cho bản thân, tạo cho bạn sức mạnh để đối mặt với mọi thách thức một cách mạnh mẽ và quyết đoán.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Chăm sóc sức khỏe chủ động giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

  3.3. Giảm chi phí điều trị

Chăm sóc sức khỏe chủ động giúp làm giảm chi phí điều trị đáng kể, bởi bạn sẽ không phải chi trả cho các dịch vụ y tế đắt đỏ cũng như thời gian, công sức cho việc chăm sóc sau điều trị. 

Bên cạnh đó, việc chủ động thăm khám sức khỏe giúp phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tật. Nhờ vào đó, mỗi cá nhân có thể tránh được những biến chứng nghiêm trọng và chi phí điều trị lớn trong tương lai. 

4. Ai nên chăm sóc sức khỏe chủ động?

  4.1. Phụ nữ mang thai

   4.1.1. Tiêm ngừa

Tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Việc tiêm phòng giúp tạo miễn dịch cho mẹ, từ đó truyền kháng thể cho bé qua nhau thai và sữa mẹ, giúp bé được bảo vệ toàn diện khỏi các bệnh truyền nhiễm trong những năm tháng đầu đời.

Tiêm phòng đầy đủ khi mang thai mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:

  • Giảm thiểu nguy cơ sảy thai và sinh non bởi các bệnh truyền nhiễm
  • Hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi
  • Bảo vệ trẻ sau sinh khỏi các bệnh nguy hiểm như bệnh lao, bệnh viêm phổi,…

6 vaccine cần thiết cho phụ nữ mang thai bao gồm: 

  • Vaccine phòng cúm.
  • Vaccine phòng phế cầu.
  • Vaccine sởi – quai bị – Rubella (kết hợp 3 trong 1).
  • Vaccine viêm gan B.
  • Vaccine phòng thủy đậu.
  • Vaccine phòng ho gà, uốn ván, bạch hầu.
Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Thực hiện tiêm ngừa đầy đủ cho phụ nữ mang thai

   4.1.2. Kiến thức mang thai

Trang bị những kiến thức khi mang thai giúp mẹ có thể chăm sóc bản thân và thai nhi một cách hiệu quả.

Đầu tiên, mẹ bầu cần nhận biết các biểu hiện bất thường và khi nào cần gặp bác sĩ. Đồng thời, thực hiện kiểm tra thai kỳ định kỳ và theo dõi sự phát triển của bé. Đừng quên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất như thực hiện các bài yoga nhẹ nhàng, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe và hạn chế căng thẳng. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tăng cường các kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh sau khi chào đời, bao gồm cách cho con bú, thay tã,… Mẹ có thể tham gia các cộng đồng nuôi con, chăm con để cùng nhau học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc bản thân và thai thi. 

   4.1.3. Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, một chế độ dinh dưỡng tốt có ảnh hưởng to lớn đến cả sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thai kỳ. Cùng với đó, chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển đúng cách, tránh tình trạng suy dinh dưỡng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý dị tật liên quan đến dinh dưỡng.

Ngoài ra, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thiếu sắt, thiếu axit folic và các bệnh khác do thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về khẩu phần ăn theo từng giai đoạn mang thai, bổ sung vi chất cần thiết để đảm bảo con được phát triển toàn diện. 

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai cần được quan tâm

  4.2. Giai đoạn vàng 1000 ngày đầu đời của trẻ 

1000 ngày đầu đời của trẻ cần được quan tâm sâu sắc về chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể lực và miễn dịch để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ như: tiêu chảy, viêm phổi,… Đồng thời, dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời còn dự phòng các bệnh sau này như béo phì, tiểu đường hay các bệnh lý mạn tính khác. Vậy nên, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em được khuyến nghi, bao gồm các hoạt động như theo dõi biểu đồ tăng trưởng, tiêm chủng cho trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ,…

   4.2.1. Cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai 

Khi mang thai, người mẹ cần thực hiện thăm khám bác sĩ ít nhất 4 lần trong suốt 3 quý thai kỳ. Tiêm phòng vaccine, thực hiện xét nghiệm đầy đủ để phòng các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. 

Đồng thời, người mẹ cần bổ sung sắt/axit folic hoặc đa vi chất và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc tăng cân của người mẹ phụ thuộc vào cân nặng trước khi mang thai, với trung bình khoảng 10-12 kg cho người có cân nặng bình thường. Điều này đòi hỏi khẩu phần ăn phải được quan tâm kỹ lưỡng để đảm bảo sự phát triển của cả mẹ và thai nhi. 

   4.2.2. Nuôi con bằng sữa mẹ 

Trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời, việc nuôi con bằng sữa mẹ là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ được xem là thực phẩm lý tưởng và hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ. 

Việc cho trẻ bú theo nhu cầu và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên được khuyến khích. Đồng thời, mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau sinh và duy trì nguồn sữa mẹ cho bé đến khi đủ 24 tháng tuổi.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích đến khi bé được 24 tháng tuổi

   4.2.3. Giai đoạn ăn dặm của trẻ

Trong giai đoạn từ 6 – 24 tháng tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra nhanh chóng và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ, vì thế cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. 

Khi bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn từ lỏng sang đặc, từ ít đến nhiều, để trẻ có thể thích nghi với nhiều loại thực phẩm mới. Cần đảm bảo trẻ ăn đủ số bữa mỗi ngày với mức năng lượng cần thiết. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng theo khuyến cáo hằng ngày như hạt, đậu, ngũ cốc, rau củ quả giàu vitamin A, thịt, cá, trứng, sữa,… Cuối cùng, việc chế biến thức ăn cho cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 

   4.2.4. Bổ sung vi chất 

Khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và kẽm. Bên cạnh đó, bố mẹ nên học cách chế biến thức ăn cho trẻ sao cho không mất đi lượng vitamin trong quá trình chế biến. 

Ngoài ra, trẻ dưới 5 tuổi nên tham gia các chiến dịch uống bổ sung vitamin A tại địa phương hàng năm, để đảm bảo việc cung cấp đủ vitamin A cho trẻ trong quá trình phát triển.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Bổ sung vi chất cho bé là việc làm cần thiết

5. Làm thế nào để chủ động chăm sóc sức khỏe? “Bí quyết” chăm sóc sức khỏe chủ động

  5.1. Dinh dưỡng 

Dinh dưỡng cân đối, đa dạng là yếu tố then chốt trong việc duy trì sức khỏe tốt. Bằng cách cung cấp đủ dưỡng chất từ các nhóm thực phẩm khác nhau như rau củ, trái cây, ngũ cốc, đạm, chất béo và canxi, cơ thể sẽ có đủ nguyên liệu để hoạt động một cách hiệu quả.

Chế độ ăn lành mạnh không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Thế nên, việc bổ sung đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể tạo tiền đề cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện và đẩy lùi bệnh lý. 

  5.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động bằng lối sống lành mạnh

Chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua lối sống lành mạnh bằng cách xây dựng thói quen hằng ngày để tối ưu hóa sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, đạm và chất béo lành mạnh. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán và đồ ngọt, thay vào đó ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi ngon và giàu dinh dưỡng.

Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, sức mạnh cơ bắp và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đảm bảo ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày, học cách thư giãn và giảm căng thẳng thông qua việc thiền, yoga, hoặc thực hiện các hoạt động giải trí yêu thích.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Chăm sóc sức khỏe chủ động bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh

Đọc thêm: Cách chăm sóc sức khỏe chủ động bằng lối sống

  5.3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Để duy trì tinh thần lạc quan và sức khỏe tinh thần tốt, bạn nên dành thời gian cho các hoạt động giải trí như đọc sách, xem phim, tham gia các hoạt động ngoại khóa để giảm căng thẳng và stress. 

Cùng với đó, nên chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của bạn với bạn bè, người thân, kết nối với nhau để tạo môi trường tích cực. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, giao lưu với mọi người.

  5.4. Chăm sóc sức khỏe định kỳ 

Chăm sóc sức khỏe định kỳ cần được duy trì mỗi 6-12 tháng/ lần. Việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và bệnh lý, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Đồng thời, chăm sóc sức khỏe định kỳ cần ghi chép lại các chỉ số sức khỏe như huyết áp, đường huyết, cholesterol, BMI (chỉ số khối cơ thể) và các chỉ số khác. Việc theo dõi các chỉ số này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và phát hiện sớm các biến đổi bất thường của cơ thể để có biện pháp điều chỉnh phù hợp như thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện hoặc điều trị thuốc.

  5.5. Chăm sóc sức khỏe thể chất 

Chăm sóc sức khỏe thể chất là một phần không thể thiếu trong việc duy trì lối sống lành mạnh và cân bằng. 

Lập kế hoạch và thực hiện các bài tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức mạnh và sức bền của cơ bắp. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục lành mạnh đều mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe.

Duy trì cân nặng ổn định cũng là một trong những cách chăm sóc sức khỏe thể chất. Cân nhắc lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa chất đạm,… Đồng thời, bạn hạn chế thức ăn có nhiều đường và chất béo xấu để giữ cho cân nặng ổn định và cơ thể luôn khỏe mạnh.

Đừng quên rằng sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ảnh hưởng lẫn nhau, vì thế việc duy trì sự cân bằng giữa hai yếu tố này là vô cùng quan trọng để có được cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.

Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?
Kết hợp các hoạt động thể chất nâng cao sức khỏe

Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe thể chất là gì? Mối liên hệ sức khỏe thể chất và tinh thần

6. Câu hỏi thường gặp 

6.1. Sự khác biệt giữa chăm sóc sức khỏe chủ động và thụ động là gì?

  • Chăm sóc sức khỏe chủ động là phòng ngừa, ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra bằng việc thăm khám sức khỏe định kỳ, xây dựng thói quen lành mạnh,… và can thiệp sớm khi cần.
  • Chăm sóc sức khỏe thụ động là điều trị những vấn đề sau khi đã xảy ra, bệnh thường đã tiến triển và khó can thiệp hơn.

6.2. Những người trẻ, còn khỏe mạnh có cần chủ động chăm sóc sức khỏe ngay bây giờ không?

Chăm sóc sức khỏe là cần thiết ở mỗi người, không phân biệt bạn đang ở độ tuổi nào. Chăm sóc cức khỏe chủ động nhằm mục đích duy trì trạng thái khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai. Thói quen tốt được xây dựng từ sớm mang đến nhiều lợi ích về lâu dài và giảm thiểu rủi ro khi bạn có tuổi.

6.3. Những khía cạnh quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe chủ động là gì?

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng
  • Chăm sóc sức khỏe vật chất
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần
  • Lối sống lành mạnh

6.4. Nên bắt đầu chăm sóc sức khỏe như thế nào? 

Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn như ăn nhiều rau hơn, đi bộ mỗi ngày, cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng việc ngủ sớm hơn, hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ,… Đồng thời, bạn có thể liên hệ tư vấn định kỳ cùng bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán,…

6.5. Chủ động chăm sóc sức khỏe có tốn kém không?

Ban đầu, mỗi cá nhân sẽ phải chi trả một khoản nhất định cho các bài kiểm tra, đánh giá sức khỏe, tiêm phòng cũng như đầu tư vào những thực phẩm lành mạnh để thay đổi và duy trì thói quen tốt. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc chăm sóc sức khỏe chủ động giúp tiết kiệm chi phí bằng cách giảm nguy cơ mắc các bệnh lý và điều trị các vấn đề sức khỏe trước khi trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một sức khỏe tốt còn giúp tiết kiệm chi phí thuốc, tăng cường năng suất và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mặc dù có một số chi phí ban đầu nhưng lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe chủ động thường lớn hơn.

7. Kết luận

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) hy vọng rằng qua bài viết này, mỗi chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe chủ động. Hãy cùng nhau hành động để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng. 

Là đơn vị tiên phong, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tự hào mang đến những giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt và hiệu quả cho mọi đối tượng. Với đội ngũ Y, Bác sĩ và Cử nhân dinh dưỡng dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao, NRECI luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (11 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD