.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em (GOBIFFF) theo UNICEF

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, mầm non của gia đình, vậy nên cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là vô cùng quan trọng, bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tham khảo 7 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em theo UNICEF.

1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là gì?

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể:

  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu tập trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật bằng các biện pháp như tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi sự phát triển của trẻ.
  • Phát hiện sớm bệnh tật là một phần quan trọng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em. Việc làm này giúp phòng tránh hoặc giảm thiểu tác động của bệnh tật đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ tập trung vào khám và điều trị bệnh tật mà còn bao gồm đánh giá sự phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ..
  • Hỗ trợ về dinh dưỡng và vận động thể chất phù hợp với nhu cầu và giai đoạn phát triển giúp trẻ xây dựng lối sống lành mạnh từ khi còn nhỏ.
  • Mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ còn cung cấp cho phụ huynh, người chăm sóc kiến thức và giải pháp để giữ cho trẻ em khỏe mạnh, an toàn, bao gồm cách phòng ngừa thương tích và bệnh liên quan đến lối sống.

Tham khảo: Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì? Bí quyết chăm sóc sức khỏe chủ động 

2. 7 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em GOBIFFF 

  2.1. Biểu đồ tăng trưởng

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ giúp bố mẹ biết được những thông tin quan trọng về sự phát triển của trẻ và phát hiện sớm các vấn đề về dinh dưỡng hay sức khỏe.

Biểu đồ tăng trưởng cho phép phụ huynh và các chuyên gia y tế theo dõi sự phát triển của trẻ qua thời gian. Việc làm này giúp phát hiện sớm và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như xử lý các vấn đề sức khỏe. Đồng thời, theo dõi biểu đồ tăng trưởng còn giúp đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp.

Mỗi trẻ em sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt và biểu đồ tăng trưởng sẽ là thước đo để theo dõi sự phát triển cá nhân của từng trẻ, từ đó giúp nhận biết các vấn đề đặc biệt. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ vấn đề của trẻ và đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Cách thức theo dõi biểu đồ tăng trưởng:

  • Cân nặng và chiều cao của trẻ cần được đo thường xuyên, ít nhất 3 tháng một lần.
  • Các kết quả đo được ghi vào biểu đồ tăng trưởng.
  • Đường nối các điểm đo sẽ thể hiện xu hướng phát triển của trẻ.

Cách đọc biểu đồ tăng trưởng:

  • Đường tăng trưởng đi lên: Trẻ đang phát triển bình thường.
  • Đường tăng trưởng nằm ngang: Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc phát triển chậm.
  • Đường tăng trưởng đi xuống: Trẻ đang suy dinh dưỡng hoặc phát triển chậm.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của trẻ

  2.2. Bù nước bằng đường uống

Việc bù nước và điện giải bằng đường uống là một phần quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Dưới đây là phác đồ điều trị mất nước theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới:

   2.2.1. Phác đồ A: Không mất nước

Phác đồ A áp dụng khi trẻ không mất nước đáng kể do tiêu chảy cấp, nhằm duy trì tình trạng bình thường của trẻ và ngăn ngừa mất nước sau đó. Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ tập trung vào việc cung cấp thức ăn phù hợp với tuổi của trẻ và tăng cường uống nước. Thức ăn như súp, cháo, nước, sữa chua hoặc nước lọc được khuyến nghị cho trẻ.

Đối với trẻ dưới 6 tháng chưa ăn đặc, cần cho trẻ uống dung dịch bù nước trước khi cho bú hoặc uống sữa. Có thể cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa bột không hạn chế trong giai đoạn này. Trong trường hợp trẻ đồng thời bú mẹ và uống sữa bò thì cần tăng tăng cường cho trẻ bú để hỗ trợ quá trình phục hồi.

   2.2.2. Phác đồ B: Mất nước vừa

Phác đồ B được áp dụng khi trẻ bị mất nước vừa phải. Đối với trẻ ở mọi độ tuổi, việc bù nước trong vòng 4 giờ là cần thiết và nên được thực hiện ngay lập tức. Để tránh hiểu lầm, người chăm sóc cần được hướng dẫn cụ thể về cách bù nước cho trẻ với tỷ lệ 75ml/kg trong 4 giờ bằng cách sử dụng thìa có sẵn.

Trong quá trình bù nước, cần cho trẻ uống nhiều dung dịch hơn nếu trẻ tiếp tục có triệu chứng tiêu chảy. Trong trường hợp trẻ bị nôn, nên ngừng bù nước trong khoảng 10 phút và sau đó tiếp tục cho uống với tốc độ chậm hơn, khoảng 1 thìa cà phê cách nhau 2 phút.

Sau 4 giờ bù nước, cần đánh giá lại tình trạng mất nước của trẻ để quyết định liệu trẻ có cần tiếp tục điều trị hay không. Bù nước bằng đường uống cần tiếp tục thực hiện cho đến khi trẻ không còn dấu hiệu mất nước và triệu chứng tiêu chảy biến mất.

   2.2.3. Phác đồ C: Mất nước nặng

Phác đồ C được áp dụng khi trẻ mất nước nặng và cần chuyển đến bệnh viện ngay lập tức. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là bù nước ngay cho trẻ.

Tại bệnh viện, nếu trẻ vẫn còn khả năng uống thì nên bù nước ngay bằng đường uống, bất kể trẻ có đang truyền dịch bằng đường tĩnh mạch hay không. Liều lượng được khuyến nghị là 20ml/kg mỗi giờ trước khi bắt đầu truyền dịch, sau đó mỗi giờ uống 5ml/kg trong thời gian truyền dịch.

Dịch truyền Ringer lactat được ưu tiên sử dụng với tốc độ truyền phù hợp với tuổi của trẻ.

  • Dưới 12 tháng tuổi, liều lượng khuyến nghị là 30 ml/kg trong 1 giờ, sau đó 70ml/kg trong 5 giờ.
  • Trên 12 tháng tuổi, liều lượng tương tự với thời gian truyền là 30 phút và 2 giờ 30 phút.

Trong trường hợp không thể truyền dịch bằng đường tĩnh mạch, dung dịch bù nước có thể được đưa qua ống thông mũi – dạ dày với tốc độ 20ml/kg mỗi giờ. Nếu trẻ nôn mửa, cần giảm tốc độ truyền qua ống thông để tránh việc làm tăng nguy cơ nôn mửa tiếp theo.

  2.3. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ được xem là cách tốt nhất để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau khi sinh, tiếp tục nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú sữa mẹ khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn.

Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích và là biện pháp tự nhiên để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và trẻ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Đối với sức khỏe của trẻ em, sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và bảo vệ chống lại các bệnh gây tử vong như viêm phổi, tiêu chảy. Sữa mẹ còn thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời giúp phòng chống suy dinh dưỡng.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em
Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích trong 6 tháng đầu

  2.4. Tiêm chủng mở rộng

Tháng tuổi Vắc-xin cần tiêm Mũi tiêm/uống
Sơ sinh (càng sớm càng tốt) – BCG (phòng lao)

– Viêm gan B

– 1 mũi

– Vắc-xin viêm gan B

trong 24 giờ sau khi sinh

2 tháng tuổi – Bại  liệt

– Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib

– Bại liệt lần 1

– Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 1

3 tháng tuổi – Bại liệt

– Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib

– Bại liệt lần 2

– Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 2

4 tháng tuổi – Bại liệt

– Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 1

– Bại liệt lần 3

– Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván – Viêm gan B – Hib mũi 3

9 tháng tuổi – Sởi (mũi 1) – Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
18 tháng tuổi – Sởi (mũi 2) – Mũi 2 tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1985 với mục tiêu cung cấp vắc-xin cho tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Ban đầu, chương trình bao gồm 6 loại vắc-xin cơ bản để phòng tránh bệnh như lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi.

Hiện nay, chương trình TCMR đã phát triển và bao phủ 100% số xã, phường trên toàn quốc. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hiện vượt qua mức 90% với 8 loại vắc-xin (bao gồm 6 loại cơ bản và viêm gan B, viêm phổi do Haemophilus influenzae) cho trẻ em trong nhiều năm liên tục.

  2.5. Kế hoạch hoá gia đình

Thực hiện Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) giúp người phụ nữ tránh được những hậu quả tiềm ẩn do phải mang thai và sinh đẻ quá nhiều lần. Hậu quả của việc liên tục mang thai và sinh đẻ gây ra hao tổn về sức khỏe của bà mẹ như băng huyết sau sinh, nhiễm trùng sau sinh,… Không chỉ tốt cho người mẹ, KHHGĐ còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh.

Người phụ nữ nên sinh con đầu lòng muộn hơn sau 22 tuổi để cơ thể có đủ thời gian phát triển và trưởng thành. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển toàn diện của đứa con. Khoảng cách giữa hai lần sinh đẻ ít nhất sau 3-5 năm, giúp mẹ có thời gian phục hồi sức khỏe sau mỗi lần sinh, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em
Thực hiện kế hoạch hoá gia đình giúp chăm sóc trẻ tốt hơn, bảo vệ sức khoẻ mẹ

  2.6. Giáo dục kiến thức nuôi con cho bà mẹ

Tổ chức các chương trình cung cấp kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con cho bà mẹ có con dưới 16 tuổi nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em và hạn chế việc trẻ vi phạm đạo đức, pháp luật, cũng như mắc tệ nạn xã hội.

Các nội dung bao gồm kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và bà mẹ, phương pháp nuôi dạy con, quyền và nghĩa vụ của trẻ em, giáo dục gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em
Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ

  2.7. Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân và sự phát triển của thai nhi, bà mẹ cần tuân thủ một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Điều này bao gồm việc cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, vitamin và khoáng chất thông qua các loại thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, bà mẹ cần tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu sắt, canxi và axit folic, như thịt đỏ, gan, cá, trứng, rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và thức uống có ga gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi hoặc trẻ bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu được khuyến khích, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong giai đoạn ăn dặm, nên cho trẻ bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bột ngũ cốc, trái cây và rau củ nghiền. Cho trẻ ăn đa dạng, cân bằng theo nhu cầu của từng độ tuổi.

Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bà mẹ và trẻ em.

3. Kết luận

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường, xã hội và ngành y tế. Mỗi cá nhân, tổ chức cần chung tay góp sức thực hiện tốt công tác này để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tự hào là đơn vị mang đến các giải pháp dinh dưỡng cho mọi đối tượng, dựa trên nền tảng khoa học, phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng NRECI luôn tận tâm, chuyên nghiệp và đồng hành cùng bạn cải thiện chất lượng dinh dưỡng mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD