.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bệnh suy tim sống được bao lâu?

Bệnh suy tim là gì? Bệnh suy tim sống được bao lâu?

0

Suy tim là tình trạng bệnh có thể gây tác động nặng nề đến sức khỏe tổng thế cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh sẽ càng tiến triển nặng vào những giai đoạn về sau, đồng thời quá trình điều trị sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Lúc này, các vấn đề như bệnh suy tim có nguy hiểm không, bệnh suy tim sống được bao lâu chính là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người bệnh. Do đó, để có được câu trả lời, bạn hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu về bệnh suy tim

Vì hiểu được nỗi lo của nhiều người bệnh được minh chứng từ những câu hỏi bệnh suy tim sống được bao lâu hay biểu hiện của suy tim mỗi lần thăm khám, hoặc tư vấn trực tiếp. Để có thể trả lời được những câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu rõ chính xác căn bệnh này là gì.

Bệnh suy tim là gì?

Bệnh suy tim được các chuyên gia chia sẻ đây là bệnh lý mạn tính, có liên quan đến những thay đổi về cấu trúc, chức năng của tim. Khi đó tim không còn đủ khả năng thực hiện bơm máu, oxy đến các mô hay cơ quan trong cơ thể. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch diễn ra phổ biến, thực tế có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đồng thời sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tình hình sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây suy tim

Trước một người bệnh bị suy tim, sẽ cần tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây suy tim cụ thể dẫn đến tình trạng này. Gồm có nguyên nhân nền và các yếu tố khiến bệnh ngày một tiến triển nặng hơn. Cụ thể sẽ có một số nguyên nhân nền:

  • Bệnh tim mạch vành – nơi các động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn do chất béo (xơ vữa động mạch), có thể gây đau thắt ngực hoặc huyết áp cao – điều này theo thời gian có thể dẫn đến suy tim
  • Tình trạng ảnh hưởng đến cơ tim (bệnh cơ tim)
  • Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim), chẳng hạn như rung tâm nhĩ
  • Tổn thương hoặc các vấn đề khác ở van tim
  • Bệnh tim bẩm sinh – dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim
  • Đôi khi béo phì, thiếu máu, uống quá nhiều rượu, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc áp lực cao trong phổi (tăng huyết áp phổi) cũng có thể dẫn đến suy tim.
Bệnh suy tim sống được bao lâu?
Bệnh suy tim có thể là do uống quá nhiều rượu

Ngoài ra, sẽ có một số yếu tố thúc đẩy làm cho tình trạng bệnh suy tim này ngày một trở nặng hơn:

  • Chế độ dinh dưỡng quá nhiều muối.
  • Người bệnh không tuân thủ phương pháp điều trị: Uống thuốc không đúng chỉ định, bỏ thuốc.
  • Giảm liều thuốc điều trị bệnh suy tim không hợp lý.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Thiếu máu
  • Uống nhiều rượu.
  • Mang thai.
  • Sử dụng thêm các loại thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh: thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol), kháng viêm không steroid, chẹn canxi (verapamil, diltiazem),…

Tóm lại, nguyên nhân suy tim có thể là do bệnh lý nền, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Do đó, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tình trạng suy tim. Từ đó, bác sĩ cũng có thể nắm chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Các triệu chứng suy tim thường gặp

Theo chia sẻ từ các chuyên gia NHS (1) về biểu hiện của suy tim sẽ hoàn toàn khác nhau ở mỗi người bệnh. Thực tế, chúng có thể bắt đầu đột ngột hay phát triển dần dần trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Một số triệu chứng phổ biến khá nguy hiểm đã trở thành lý do mà nhiều người không khỏi hoang mang việc bệnh suy tim sống được bao lâu.

Cụ thể một số triệu chứng thường gặp, phổ biến của bệnh:

  • Tình trạng khó thở: Có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh hoạt động hay nghỉ ngơi. Nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm làm cho người bệnh thức giấc.
  • Tình trạng mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức nhiều hơn.
  • Bị sưng mắt cá chân và chân: Xuất phát từ tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng, tuy nhiên tình trạng có thể nặng hơn vào cuối ngày.

Một vài biểu hiện khác:

  • Thở khò khè
  • Đầy hơi
  • Ăn không ngon
  • Tăng cân hay sụt cân
  • Dễ chóng mặt, ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim hay bị đánh trống ngực
  • Một số người còn rơi vào trạng thái bị trầm cảm và mất ngủ
  • Ho dai dẳng, ho nặng vào ban đêm. Có khi bị ho ra máu hay bọt hồng

 

Bệnh suy tim sống được bao lâu?
Triệu chứng suy tim gây khó thở, chóng mặt

Suy tim thể hiện qua các triệu chứng, dấu hiệu như khó thở, mệt mỏi, dễ chống mặt, ngất xỉu, tim đập nhanh, ho dai dẳng,… Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường nhiều lần, bạn không nên chủ quan mà hãy thăm khám với bác sĩ sớm nhất, nhằm phát hiện kịp thời bệnh và có hướng xử lý phù hợp.

Những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh suy tim

Hiện sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh suy tim. Tuy nhiên có những người bệnh phải kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ thì mới gây nên tình trạng bệnh. Theo NHLBI (2), bệnh suy tim sống được bao lâu cũng bị ảnh hưởng từ các yếu tố ảnh hưởng này:

  • Tình trạng huyết áp cao sẽ làm cho tim hoạt động nhanh hơn.
  • Bệnh lý động mạch vành, động mạch bị thu hẹp có thể gây một số hạn chế cho việc tim cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể, dẫn đến cơ tim dần suy yếu.
  • Bị đau tim – Một dạng bệnh lý của động mạch vành, nhưng nó xảy ra đột ngột.
  • Đái tháo đường – Bệnh làm tăng nguy cơ huyết áp cao cũng như bệnh động mạch vành.
  • Ảnh hưởng từ một số loại thuốc trị đái tháo đường: pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia) đã được chuyên gia giải đáp là có khả năng làm tăng nguy cơ suy tim ở một số người bị tiểu đường. Tuy vậy, người bệnh không nên ngừng sử dụng thuốc, thay vào đó hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ về các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý tim mạch, xem xem có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào không.
  • Ảnh hưởng từ một số loại thuốc có thể dẫn đến suy tim hay các vấn đề liên quan đến tim như: Thuốc gây mê, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc điều trị huyết áp, ung thư, bệnh thần kinh, tâm thần, phổi. Lúc này, người bệnh không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc, mà hãy thảo luận qua với bác sĩ để có các thay đổi phù hợp.
  • Chứng ngừng thở khi ngủ, việc không thể thở đúng cách trong lúc ngủ và ban đêm. Điều này dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Tất cả các vấn đề này đều có thể dẫn đến bệnh suy tim.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh béo phì, hở van tim.
  • Lạm dụng thuốc lá, bia rượu,…
  • Nhiễm các virus có khả năng làm tổn thương tim.

Nhìn chung, bệnh sẽ bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lý suy tim có thể kể đến như: huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì, các loại thuốc thường dùng, dị tật bẩm sinh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá,…

Bệnh suy tim sống được bao lâu?
Huyết áp cao gây tim đậm mạnh hơn

Bệnh bệnh suy tim có nguy hiểm không? Bệnh suy tim sống được bao lâu?

Suy tim được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, hiện không thể đánh giá cụ thể người mắc bệnh suy tim sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, mà tỷ lệ kéo dài tuổi thọ của mỗi người bệnh cũng không giống nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người suy tim:

Tiên lượng bệnh theo giai đoạn

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (3) suy tim sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính, dựa vào các cấp độ suy tim thì thời gian sống trong mỗi giai đoạn của người bệnh cũng khác nhau:

  • Giai đoạn A: Giai đoạn đầu – Người bệnh có nguy cơ suy tim nhưng không có triệu chứng về tim mạch, không gặp hạn chế trong hoạt động thể chất bình thường. Vào giai đoạn này, tỷ lệ sống sau 5 năm là 97%.
  • Giai đoạn B: Xuất hiện bệnh tim mạch, tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu cụ thể. Những hoạt động thường ngày liên quan đến thể chất dẫn đến khó thở, đau ngực, hồi hộp, mệt mỏi. Do đó tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ khoảng 95,7%.
  • Giai đoạn C: Có bệnh lý tim thực thể, hay đang có các triệu chứng suy tim. Người bệnh cảm thấy khỏe hơn khi nghỉ ngơi, bị hạn chế nhiều trong vận động. Tỷ lệ sống khoảng 74,6% (sống sau 5 năm).
  • Giai đoạn D: Người bệnh có các triệu chứng cơ năng rõ ràng ngay cả khi đang nghỉ ngơi, bất kỳ hoạt động thể lực nào cũng gây tình trạng khó chịu. Nếu bệnh ở giai đoạn này, sẽ cần có các phương pháp điều trị hỗ trợ và tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ chỉ còn khoảng 20%.

Tiên lượng bệnh dựa vào giới tính

Phụ nữ sẽ có tỷ lệ sống lâu hơn khi cùng mắc bệnh lý suy tim so với nam giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ sẽ có một số yếu tố khác, gây tác động ảnh hưởng phần nào đến độ dài của tuổi thọ như tình trạng huyết áp, bệnh mạch vành,… Điển hình vào giai đoạn sau mãn kinh.

Tiên lượng bệnh dựa theo phân suất tống máu

Phân suất tống máu – EF chính là chỉ số đánh giá lượng máu được bơm ra bởi tâm thất trái trong mỗi lần co bóp. Chỉ số ở mức bình thường sẽ nằm trong khoảng 50 đến 70%, đối với người có chỉ số EF > 75% thì đây có thể là biểu hiện của bệnh cơ tim phì đại, mặt khác EF < 50% chính là dấu hiệu của suy tim, bởi lúc này tim không bơm đủ máu cho cơ thể. Nếu giảm quá thấp < 40% thì tiên lượng sống còn càng kém.

Bệnh suy tim sống được bao lâu?
Tiên lượng bệnh suy tim theo phân suất tống máu

Tiên lượng dựa vào các bệnh lý đi kèm

Người bệnh bị suy tim có các bệnh lý đi kèm có thể góp phần làm cho tình trạng bệnh trở nặng. Từ đó việc duy trì tốt tuổi thọ sẽ không còn được hiệu quả, một số bệnh lý đi kèm được đánh giá là nguy hiểm đối với người suy tim là tiểu đường, huyết áp cao, HIV, béo phì thừa cân, bệnh phổi tắc nghẽn mạch,…

Sự tuân thủ dùng thuốc

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy dùng kết hợp các loại thuốc điều trị suy tim giúp kéo dài tuổi thọ ở những người có phân suất tống máu giảm. Nếu có bất kỳ khó chịu nào khi dùng thuốc cần báo lại bác sĩ để điều chỉnh phù hợp, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc.

Các yếu tố rủi ro, chẳng hạn như lối sống ít vận động, thói quen hút thuốc lá, rượu bia, ăn mặn và chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh cũng có thể tác động tiêu cực đến tuổi thọ của người bệnh. Xây dựng một chế độ ăn kiểm soát chất lỏng và natri có thể góp phần làm giảm tần suất nhập viện, điều đó chắc chắn có thể cải thiện cả về chất lượng và số lượng cuộc sống.

Tiên lượng bệnh dựa vào độ tuổi

Suy tim là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Khi bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các biến chứng bệnh sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Theo các bác sĩ chuyên môn, người dưới 65 tuổi sẽ có tỷ lệ sống sau 5 năm là 78%, còn với người trên 75 tuổi thì tỷ lệ là 49%.

Tiên lượng dựa theo yếu tố tập luyện

Tập luyện chính là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng trọng việc kéo dài tuổi thọ của người bệnh suy tim. Vì nó có liên quan đến cung lượng tim và thể tích khí lưu thông trong cơ thể.

Khi thực hiện luyện tập tăng cường sức bền, cơ thể của người bệnh sẽ tăng khả năng vận động, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, đặc biệt là triệu chứng suy tim được thể hiện rõ ràng. Do đó thực hiện các hoạt động thường ngày sẽ trở nên hiệu quả, dễ dàng hơn, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ của người bị suy tim.

Nhờ đó mà tỷ lệ sống sót sau 3 năm của người bệnh, có tham gia tập luyện là 93%, sao hơn so với người có sức bền kém là 57%.

Tóm lại, sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người suy tim. Đồng thời, đây là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Bạn hãy chú ý chăm sóc sức khỏe nhiều hơn để có thể cải thiện tuổi thọ và tình trạng bệnh.

Làm thế nào để kéo dài sự sống đối với người bệnh suy tim?

Tùy vào từng giai đoạn bệnh khác nhau mà việc tiến hành điều trị bệnh cũng khác nhau. Ở mỗi người bệnh có thể thực hiện nâng cao sức khỏe, điều này sẽ góp phần hỗ trợ kéo dài tuổi thọ, cũng như trả lời phần nào cho thắc mắc của bạn về bệnh suy tim sống được bao lâu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng thì suy tim không thể chữa khỏi nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp cải thiện tuổi thọ của một người. Thực hiện theo kế hoạch điều trị kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế hàm lượng natri, hạn chế lượng dịch

Trong tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia, việc thay đổi chế độ ăn của người bệnh suy tim là điều cần thiết. Những người bị suy tim có xu hướng giữ nước trong cơ thể. Để giảm thiểu điều này, đôi khi các bác sĩ sẽ khuyến nghị rằng mọi người nên hạn chế lượng chất lỏng nạp vào hàng ngày trong giới hạn an toàn. Một chế độ ăn quá nhiều muối cũng làm tăng giữ nước trong cơ thể. Do đó, cần chú ý ăn giảm muối, giảm uống nước cũng góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Người bệnh cần tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ để được thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Mặt khác, có thể tham gia thêm các khóa học dinh dưỡng để hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh.

Đọc thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Top các thực phẩm tốt cho tim mạch

Kiểm soát cân nặng

Béo phì là một yếu tố nguy cơ được biết đến của bệnh suy tim. Nghiên cứu cho thấy rằng giảm cân và quản lý cân nặng sau đó có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa suy tim.

Tuy nhiên, đối với những người bị suy tim, bác sĩ không phải lúc nào cũng khuyên nên giảm cân. Trong một số trường hợp, giảm cân nhanh chóng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các tình trạng khác, chẳng hạn như chứng suy nhược.

Các bác sĩ thường sẽ yêu cầu mọi người theo dõi cân nặng của họ mỗi ngày để kiểm tra xem có bất kỳ sự tăng cân đột ngột hoặc nhanh chóng nào không, đây có thể là dấu hiệu của việc giữ nước. Ngoài ra, việc theo dõi cân nặng của một người mỗi ngày có thể giúp bác sĩ kê đơn thuốc lợi tiểu đúng liều lượng để giúp cơ thể giải phóng chất lỏng.

Bệnh suy tim sống được bao lâu?
Cần kiểm soát cân nặng ở những bệnh nhân suy tim

Tham khảo Khóa học Kiểm soát cân nặng tại: https://nreci.org/khoa-hoc-kiem-soat-can-nang/

Rèn luyện sức khỏe thông qua thể dục thể thao mỗi ngày

Người bệnh suy tim sẽ cần phải tập luyện thể thao, điển hình là các bài tập như bơi lội, đạp xe, đi bộ,… hay thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng vừa sức khác. Những bài tập aerobic cùng được các chuyên gia khuyên, người bệnh nên thực hiện tối thiểu 150 phút trong mỗi tuần (cần chú ý chia đều luyện tập trong các ngày), với một cường độ vừa phải để sức khỏe tim mạch được cải thiện tốt nhất.

Thiết lập một lối sống lành mạnh

Một số thay đổi trong lối sống sẽ góp phần làm giảm tiến triển của bệnh, đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe như: Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái và lạc quan, không bị stress, chú ý theo dõi cũng như duy trì huyết áp được ổn định, ngủ đủ giấc hạn chế thức khuya, tiến hành theo dõi và duy trì một mức cân nặng hợp lý cho bản thân theo chỉ định của bác sĩ,…

Bên cạnh đó, đừng quên duy trì thuốc đều đặn và tái khám định kỳ để Bác sĩ điều chỉnh và xử lý những vấn đề kịp thời, đảm bảo hiệu quả điều trị được tối ưu nhất.

Suy tim hiện nay là bệnh không thể được điều trị dứt điểm, do đó một trong những nỗi lo của người bệnh không tránh khỏi là bệnh suy tim sống được bao lâu. Tùy vào tình trạng của từng người, yếu tố có sẵn mà tuổi thọ của người bệnh không giống nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách thay đổi lối sống tích cực, ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, hãy chú ý đi khám định kỳ để được theo dõi bệnh và điều trị phù hợp. Mặt khác, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) luôn hỗ trợ người suy tim tư vấn dinh dưỡng, khóa học dinh dưỡng để góp phần cải thiện bệnh, vì vậy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD