.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

“Bật mí” các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

0

Tiểu đường là bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Bởi vậy, chỉ có nắm được triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu mới giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có phương án kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) sẽ chia sẻ tới bạn đọc về những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là bệnh gì? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường, còn được gọi là đái tháo đường, đây là một tình trạng bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường nhưng kiểm soát lượng đường trong máu và tuân thủ chế độ theo dõi tốt, lượng đường huyết sẽ nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Tiểu đường là bệnh nhiều người gặp phải hiện nay

Ai có thể mắc bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường type 1 thường xuất hiện do cơ chế tự miễn của cơ thể tấn công tuyến tụy, trong khi nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 chủ yếu liên quan đến lối sống không lành mạnh.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 gồm:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 1.
  • Mang một số gene liên quan đến bệnh.

Còn đối với đái tháo đường type 2, những đối tượng có nguy cơ bị là:

  • Người trên 45 tuổi.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 23kg/m2.
  • Vòng bụng lớn: Nam ≥ 90cm, nữ ≥ 80cm.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
  • Có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 2 (bố, mẹ, anh chị em ruột).
  • Phụ nữ từng bị đái tháo đường trong thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4kg.
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Từng được chẩn đoán tiền đái tháo đường (mức đường trong máu tăng nhẹ, chưa đủ để chẩn đoán là đái tháo đường).
  • Từng được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa.
  • Rối loạn lipid máu, đặc biệt khi chỉ số triglyceride cao, HDL-C thấp.
  • Tiền sử mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Có dấu hiệu đề kháng insulin.
Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Thừa cân, béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn bình thường

Những yếu tố trên có thể góp phần tăng nguy cơ mắc tiểu đường và chúng ta cần chú ý và thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ này.

3. Các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Một số triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay gặp là triệu chứng 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân

  • Thường xuyên đi tiểu: Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ loại bỏ lượng đường dư thừa ra ngoài, dẫn đến triệu chứng tiểu tiện thường xuyên. Đi tiểu thường xuyên (khoảng 4 – 7 lần trong 24 giờ) là một trong những triệu chứng thường gặp của tiểu đường giai đoạn đầu.
  • Thèm uống nước liên tục: Khi thận làm việc nhiều hơn và tiểu tiện thường xuyên hơn, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, bạn cảm thấy khát nước và phải uống nước liên tục. Trong người bình thường, cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nhưng người bị tiểu đường có thể uống nhiều hơn 4 lít/ngày.
  • Tăng cảm giác đói: Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ nó. Khi cơ thể thải ra quá nhiều đường glucose từ thức ăn thì sẽ làm tăng cảm giác đói.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Việc loại bỏ lượng glucose dư thừa khiến cơ thể mất đi nhiều năng lượng. Do đó, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo và phá hủy protein trong cơ bắp, dẫn đến giảm cân nhanh chóng.

Ngoài ra, xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi: triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu khá phổ biến. Việc cơ thể phải loại bỏ lượng đường dư thừa làm thay đổi cách cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi.
  • Da đổi màu: Kháng insulin có thể gây ra bệnh viêm da dị ứng (acanthosis nigricans), thường xuất hiện ở các nếp nhăn của cổ, nách hoặc bẹn.
Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Chú ý triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?

Hiện nay, cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn dù là người bệnh mới phát hiện ở giai đoạn đầu hoặc đã mắc từ lâu. Điều này đến từ tính chất phức tạp của nguyên nhân gây bệnh.

Với tiểu đường tuýp 1, do nơi sản xuất ra insulin là đảo tụy đã bị phá hủy, không tiết ra insulin được nên chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng cách sử dụng insulin ngoại sinh. Người bệnh cần dùng insulin theo phác đồ, tuân thủ đúng giờ tiêm và liều lượng theo khuyến nghị của bác sĩ.

Với tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân gây bệnh là tình trạng rối loạn chuyển hóa cấp phân tử tế bào. Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường), có sự điều chỉnh tích cực bằng tập luyện, ăn uống cân bằng và dùng thuốc đúng chỉ định thì có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu đến giai đoạn muộn thì rất khó điều trị dứt điểm. Nguyên nhân vì lúc này cơ thể có tình trạng kháng insulin và tuyến tụy bị suy kiệt, kết hợp với các rối loạn chuyển hóa khác gây khó khăn cho việc kiểm soát biến chứng.

Mặc dù hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh tiểu đường vẫn có thể kiểm soát được bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và kết hợp uống thuốc hạ đường huyết đúng theo lời khuyên của bác sĩ.

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Tiểu đường giai đoạn sớm có thể chữa khỏi

Các biến chứng tiểu đường thường gặp

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, nếu không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tim mạch: Là một trong những rủi ro cao đối với bệnh nhân tiểu đường, gồm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, rối loạn đông máu,… Nguy hiểm nhất là tình trạng xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Phần lớn trường hợp tử vong do tiểu đường thường liên quan đến biến chứng tim mạch.
  • Biến chứng ở mắt: Khi không kiểm soát tốt nồng độ glucose trong máu, các mạch máu trong mắt có thể bị tổn thương, dễ dẫn đến một số biến chứng như xuất huyết mạch máu vùng đáy mắt, bệnh võng mạc và giảm thị lực. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù lòa vĩnh viễn.
  • Biến chứng thận: Là một rủi ro cao đối với bệnh nhân tiểu đường, nguy hiểm nhất là suy thận. Nguyên nhân vì nồng độ đường trong máu tăng cao ảnh hưởng và gây tổn thương đến hệ mạch máu nhỏ trong thận. Theo thời gian, tình trạng này dẫn đến suy giảm chức năng thận, làm cho các chất độc không được loại bỏ và tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi kết hợp với biến chứng tim mạch do tiểu đường, mức độ nguy hiểm càng tăng, có thể dẫn đến tử vong.
  • Biến chứng thần kinh: Là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Nồng độ đường trong máu liên tục tăng cao có thể làm tổn thương mạch máu cung cấp dưỡng chất cho dây thần kinh, gây mất cảm giác ở chân và tay. Biến chứng đáng lo ngại hơn là bệnh nhân không cảm nhận được tình trạng nguy hiểm ở chân, dẫn đến nguy cơ viêm loét do chấn thương và cuối cùng phải cắt bỏ để khắc phục biến chứng này.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Là một rủi ro phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường, bao gồm nhiễm khuẩn ngoài da và nguy cơ gặp phải các loại bệnh như mụn nhọt, hạt vòng, u mỡ vàng, phỏng nước và bệnh bạch biến. Tuy nhiên, so với các biến chứng khác đã đề cập, biến chứng ở da thường ít nghiêm trọng hơn và có thể điều trị và kiểm soát tốt.
Vitamin E có trong thực phẩm nào?
Tiểu đường có thể gây nên các biến chứng về tim mạch

Mong rằng với những chia sẻ hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nhận biết được các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu để có phương pháp chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Nếu trong gia đình có bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học dinh dưỡng được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng. Tại đây, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao trực tiếp giảng dạy, đào tạo dinh dưỡng để biết cách xây dựng thực đơn cân bằng, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người thân yêu.

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD