.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Suy tim độ 4 sống được bao lâu?

Suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Suy tim là tình trạng bệnh tim nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Trong đó, được chẩn đoán suy tim độ 4 khiến nhiều người lo lắng, nhất là suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu. Tuy nhiên, tuổi thọ của người suy tim khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, để hiểu hơn về suy tim cũng như giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Các giai đoạn suy tim thường gặp

Suy tim là bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Đây là tình trạng tim không bơm đủ máu, oxy đến các cơ quan và mô trong cơ thể khiến cho máu khó quay trở lại tim thông qua các tĩnh mạch. Điều này đã dẫn đến sự tắc nghẽn trong mô, từ đó gây nên sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc dạ dày và ứ dịch trong phổi gây khó thở.

Theo phân độ suy tim của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (NYHA) (1) suy tim có 4 cấp độ. Sự phân loại này dựa theo biểu hiện triệu chứng và sự hạn chế trong hoạt động thể chất:

Suy tim độ 1

Đây là mức độ nhẹ nhất trong suy tim. Ở cấp độ này, người bệnh vẫn có thể thực hiện các hoạt động thể chất bình thường mà không xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, hồi hộp, khó thở,… Thông thường, người bị suy tim độ 1 không giới hạn hoạt động thể chất.

Suy tim độ 2

Đây là mức độ suy tim nhẹ, người bệnh có bị hạn chế trong hoạt động thể chất. Người bệnh nghỉ ngơi thì không xuất hiện triệu chứng suy tim nhưng khi tham gia hoạt động thể chất nặng thì có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, hồi hộp. Nhìn chung, mức độ 2 vẫn còn là mức độ nhẹ nên không gây quá nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh chỉ bị ảnh hưởng khi hoạt động gắng sức hay cường độ nặng.

Suy tim độ 3

Ở giai đoạn này, người bệnh cần chú ý đến các hoạt động thể chất của mình bởi nhiều khi hoạt động nhẹ cũng có thể xuất hiện triệu chứng như khó thở, đánh trống ngực, đau ngực,… Người bị suy tim độ 3 khi nghỉ ngơi thì khỏe, còn lại đa số các hoạt động thông thường bị hạn chế nhiều. Người bệnh suy tim độ 3 cần được điều trị tích cực, theo dõi kỹ hoặc phải nhập viện do bị ảnh hưởng nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Suy tim độ 4

Mức độ này là mức độ nặng nhất của suy tim. Người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi. Đồng thời, người bệnh cũng thấy khó chịu, hồi hộp, khó thở dù không hoạt động thể chất hay hoạt động đó rất nhẹ. Bệnh nhân suy tim cấp độ 4 cần được nhập viện để được điều trị tích cực, theo dõi sát sao hay chuẩn bị chờ ghép tim.

Suy tim độ 4 sống được bao lâu?
Suy tim được chia thành 4 giai đoạn

Triệu chứng nhận biết suy tim cấp độ 4

Suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất trong suy tim, ở giai đoạn này người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, mất đi khả năng vận động thể lực. Lúc này, triệu chứng của bệnh cũng trở nên trầm trọng hơn, cụ thể là:

  • Khó thở: tình trạng khó thở ở suy tim độ 4 thường xảy ra dù không có bất kỳ hoạt động thể chất nào.
  • Ho kéo dài: ho có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, thường nhất là lúc nằm xuống. Ho thở kịch phát thường về đêm, tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Nguyên nhân gây ho kéo dài chủ yếu cho chức năng bơm máu của tim suy giảm dẫn đến tình trạng ứ dịch ở phổi. Từ đó, gây nên các triệu chứng như thở khò khè, ho, có thể ho kèm đờm hồng có lẫn máu.
  • Mệt mỏi: người bệnh suy tim độ 4 phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, dù không tham gia hoạt động cũng mệt mỏi và các hoạt động đi lại, ăn uống cũng khó khăn.
  • Phù: Cơ thể người bệnh thường xuất hiện triệu chứng phù mềm, ấn lõm tại bụng, tứ chi,…
  • Tăng cân bất thường do chất dịch tích tụ không đào thải được.
  • Rối loạn giấc ngủ: ho, khó thở gây nên các triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
  • Chán ăn: người bệnh sẽ không thấy đói và ăn ít hơn bình thường. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa hoạt động cũng trở nên kém dẫn đến buồn nôn, đầy bụng, ăn không ngon,…
  • Nhịp tim nhanh: để bù đắp lượng máu bị thiếu do các chức năng suy giảm ở tim.
  • Trầm cảm: người bệnh thường xuyên lo lắng, suy nghĩ nhiều do đó, ước tính có đến 42% người bệnh rơi vào trầm cảm.
  • Da xanh, tay chân lạnh do thiếu máu để nuôi dưỡng.
Suy tim độ 4 sống được bao lâu?
Suy tim độ 4 gây khó thở, da xanh xao

Người suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?

Người suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu là mối quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, tuổi thọ của người suy tim còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, giới tính, độ tuổi, phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc.

Đối với người già

Theo Medical News Today (2) báo cáo rằng tỷ lệ sống sau 5 năm đối với những người bệnh tim dưới 65 tuổi là khoảng 79%, trong khi tỷ lệ này là khoảng 50% đối với những người từ 75 tuổi trở lên. Do đó, nhóm bệnh từ 65 tuổi có tiên lượng sống xấu nhất, với khả năng sống sau 5 năm rất kém. Bởi bệnh có diễn tiến nhanh, đi kèm nhiều bệnh nền nên chỉ có thể sống dưới 1 năm. Nếu như người bệnh thực hiện một số phương pháp phẫu thuật như sửa van tim, đặt máy, thay van tim,… Các phương pháp này có thể giúp người bệnh kéo tăng tỷ lệ sống nhưng cũng gây ra nhiều biến chứng sức khỏe.

Thế nên, các bệnh nhân lớn tuổi thường từ chối điều trị mà dành nhiều thời gian hơn bên cạnh người thân. Tuy nhiên, nếu chấp nhận biến chứng để kéo dài sự sống thì người bệnh và người nhà cần trao đổi và thảo luận thật kỹ với bác sĩ nhằm đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất.

Suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?
Bệnh suy tim ở người già có tiên lượng sống thấp hơn

Đối với người trẻ tuổi

Người trẻ tuổi suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu bị hiểu lầm khá nhiều là sống tốt hơn và lâu hơn người lớn tuổi mắc bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc suy tim ở độ tuổi trẻ có rất nhiều cảm xúc tiêu cực và khó mà tuân thủ đúng liệu trình điều trị so với người lớn tuổi.

Nhiều người bệnh không tuân thủ đúng khuyến cáo về dinh dưỡng cũng như phác đồ điều trị, khiến cho thời gian sống của họ bị rút ngắn và không đáp ứng điều trị tốt. Với những người tuân thủ tư vấn dinh dưỡng, tuân thủ điều trị, khả năng sống sau 5 năm là cao hơn so với người không tuân thủ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ người suy tim

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh suy tim như sau:

  • Mức độ bệnh: suy tim có 4 cấp độ, theo thứ từ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, mức độ 1 và 2 là mức độ nhẹ, tiên lượng sống sẽ tốt hơn và thời gian sống sẽ kéo dài hơn so với người mắc suy tim cấp độ 3, 4.
  • Tình trạng sức khỏe người bệnh: tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mắc suy tim khác nhau, có người mắc suy tim không có hay ít bệnh lý nền, có người lại nhiều bệnh lý nền kèm theo các vấn đề khác. Đối với người không có hay có ít bệnh lý sẽ có thời gian sống lâu hơn, khả năng phục hồi tốt hơn. Đối với những người mắc suy tim có bệnh lý nền đi kèm như tiểu đường, viêm thận, viêm dạ dày,… thì tiên lượng không mấy khả quan. Theo đó, thời gian sống của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện của các bệnh khác.
  • Theo Clevelandclinic (3) Phân suất tống máu (EF): Chỉ số ở mức bình thường: 50 – 70%. Nếu giảm quá thấp < 40% thì tiên lượng sống còn càng kém.
  • Phương pháp điều trị: có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh suy tim, do đó tùy vào mức độ, tình trạng mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời, phù hợp thể trạng, tình hình sức khỏe thì bệnh nhân có thể kéo dài sự sống.
  • Sự tuân thủ dùng thuốc :Một số nghiên cứu cho thấy sự duy trì đều đặn các loại thuốc điều trị suy tim giúp kéo dài tuổi thọ ở những người có phân suất tống máu giảm. Nếu có bất kỳ sự khó chịu nào trong quá trình sử dụng thuốc cần tham vấn ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phù hợp chứ không nên tự ý bỏ thuốc.
  • Các yếu tố nguy cơ như lối sống thụ động, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn mặn và quá nhiều dịch cũng có thể tác động tiêu cực đến tuổi thọ của người bệnh. Xây dựng một chế độ ăn kiểm soát chất lỏng và natri sẽ góp phần làm giảm tần suất nhập viện, từ đó góp phần cải thiện cả về chất lượng và tuổi thọ.

Dựa vào các yếu tố kể trên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh tuổi thọ của bệnh nhân suy tim kể từ khi được chẩn đoán sẽ có khoảng 50% người bệnh sống hơn 5 năm và khoảng 25% người bệnh sống được 10 năm nếu có phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc hợp lý.

Suy tim độ 4 sống được bao lâu?
Hỗ trợ điều trị suy tim bằng cách thay đổi thói quen sống

Cách tăng tuổi thọ cho người suy tim cấp độ 4

Để tăng tuổi thọ cho người mắc bệnh suy tim sống lâu hơn bên người thân, mọi người bỏ túi ngay một số cách chăm sóc từ dinh dưỡng, sức khỏe sau đây nhé:

Chế độ giảm muối, hạn chế dịch

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà người thân lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp mỗi ngày.

  • Người bệnh suy tim nên có chế độ ăn nhạt, ưu tiên các món luộc, hấp, không cho thêm gia vị. Ban đầu có thể không quen nhưng dần dần người bệnh sẽ thích nghi. Hạn chế các món ăn nhiều muối: cá khô, dưa, cà muối, mắm tôm, pate, đồ đóng hộp,… tốt nhất người bệnh nên ăn những đồ tươi sống. Có thể gia tăng hương vị cho món ăn, thay muối bằng các gia vị từ thảo mộc như bột quế.
  • Một số thực phẩm nên ăn: các loại rau xanh, củ quả, trái cây, trứng, thịt nạc, sữa ít béo, các loại hạt, sử dụng dầu thực vật chế biến món ăn.
  • Thực phẩm nên tránh: thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo động vật,…
  • Chế độ giảm chất lỏng: Người bệnh hạn chế bổ sung nước bào cơ thể, tổng lượng nước bổ sung phụ thuộc vào lượng nước tiểu, tình trạng phù của người bệnh. V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy,…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa)
  • Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày tùy theo thể trạng, tuổi tác cũng như tình trạng bệnh, không nên ăn quá no.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Những người suy tim nên ăn lượng muối không quá 5g/ngày, tăng cường thực phẩm giàu kali như rau xanh, chuối, hạt….Lưu ý muối có từ 3 nguồn:

  • Từ thực phẩm tươi sống: chiếm 10%
  • Từ thực phẩm chế biến sẵn: chiếm 20%
  • Từ gia vị nêm nếm: chiếm 70%, bao gồm muối, nước mắm, nước tương, hạt nêm. Lượng natri có trong bột ngọt chỉ bằng ⅓ so với lượng natri có trong muối. Do đó sử dụng bột ngọt với lượng vừa phải là một trong những khuyến nghị giúp giảm muối ở bệnh nhân tim mạch.”

Để có chế độ ăn giảm natri, người thân nên chú ý đến thực phẩm giàu natri và ít natri. Bởi các thực phẩm giàu natri sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tình trạng của bệnh suy tim. Do đó, khi chọn thực phẩm cho người suy tim, người thân nên đọc kỹ nhãn dán trên thực phẩm.

Khi mua thực phẩm, mọi người nên chú ý đến những thông tin trên nhãn như: Thực phẩm này có chứa Natri hay không? (Thuật ngữ “Low sodium” tương đương với lượng Natri không vượt quá hàm lượng 140mg trên một đơn vị khối lượng, còn thuật ngữ “no sodium” tương đương với không quá 5mg Natri trên một đơn vị khối lượng) và lượng natri cụ thể trong mỗi đơn vị thực phẩm bao nhiêu.

Xem thêm các thực phẩm tốt cho tim mạch: Top các thực phẩm tốt cho tim mạch

Suy tim độ 4 sống được bao lâu?
Chế độ ăn uống giảm muối

Sinh hoạt lành mạnh kết hợp với luyện tập

Người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên, ưu tiên chọn các môn thể thao cường độ nhẹ như đi bộ, đạp xe, bơi lội,… Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh nhân suy tim không nên thực hiện các tập mạnh nhưng có thể luyện tập ít nhất 30 phút tập aerobic cường độ vừa phải, tối thiểu 5 ngày/ tuần để tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá cố sức mà khi thấy mệt mỏi, khó thở nên ngừng ngay và trao đổi thêm với bác sĩ về chế độ luyện tập thể thao.

Bên cạnh đó, bệnh nhân suy tim cũng cần duy trì lối sống lành mạnh:

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, nâng cao chất lượng giấc ngủ
  • Không căng thẳng
  • Bỏ thuốc lá hoàn toàn
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý
  • Kiểm soát tăng huyết áp
  • Giảm uống rượu bia (dưới 1 đơn vị/ ngày đối với nữ giới và 2 đơn vị/ ngày đối với nam giới, trong đó 1 đơn vị tương đương 10ml cồn nguyên chất)
Suy tim độ 4 sống được bao lâu?
Ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ

Tuân thủ điều trị

Suy tim độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh nên rất khó điều trị. Việc tuân thủ điều trị có thể giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phác đồ cùng với phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc đơn lẻ hay kết hợp một số loại thuốc sau:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): công dụng của thuốc làm giãn mạch máu, giảm hậu tải và cải thiện triệu chứng và chức năng của tim.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm bớt áp lực cho tim. Thuốc này dùng để thay thế cho thuốc ức chế men chuyển trong trường hợp không đáp ứng.
  • Thuốc chẹn beta: tác dụng của thuốc làm chậm nhịp tim, giúp bơm máu hiệu quả hơn cũng như tiết kiệm công suất co bóp tim. Từ đó, giúp giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim.
  • Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid: Kiểm soát aldosteron ảnh hưởng đến huyết áp, đồng thời cũng kiểm soát nồng độ muối và nước trong máu.
  • Thuốc lợi tiểu: Giảm bớt dịch ứ đọng trong cơ thể, từ đó giảm triệu chứng phù nề
  • Hạ mỡ máu: Giảm huyết áp và giảm lượng cholesterol cao.
  • Thuốc làm loãng máu: Ngăn ngừa cục máu đông có nguy cơ gây biến chứng.
  • Thuốc chứa digoxin: Tăng lực co bóp cơ cho suy tim tâm thu.
Suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?
Can thiệp điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc

Can thiệp phẫu thuật

Với những tình trạng trở nặng và không đáp ứng thuốc điều trị, bác sĩ có thể thảo luận với người bệnh và người thân để đưa ra phương án phẫu thuật nhằm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân:

  • Đặt máy tái đồng bộ tim: phương pháp này áp dụng cho trường hợp tim co bóp không đồng bộ do cấu trúc bị thay đổi, các buồng tim giãn lớn khiến tín hiệu truyền không hiệu quả. Việc đặt máy giúp tái đồng bộ để không đột tử, giảm suy tim.
  • Đặt máy khử rung tim (ICD): phương pháp này cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim, tim đập không đều có nguy cơ dừng đột ngột. Máy có chức năng tự đánh sốc khi thấy nhịp tim bất thường.
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADs): đây là máy bơm cơ học để giúp máu bơm từ các buồng dưới của tim đến phần còn lại của cơ thể. Đây là cách duy trì cho người suy tim cấp độ 4 đợi chờ ghép tim.
  • Cấy ghép tim: khi tất cả các phương pháp đều không khả quan, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật hay thay thế trái tim khỏe mạnh của người hiến tạng cho người bệnh.

Hỏi đáp

Suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu?

Suy tim cấp độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh suy tim, lúc này tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh nhân suy tim cấp độ 4 có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, mệt mỏi, phù chân, phù phổi,… Tuổi thọ người bệnh suy tim độ 4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân suy tim, tuổi tác, điều trị,…

Suy tim độ 4 có chữa được không?

Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho người suy tim độ 4. Mục tiêu của việc điều trị suy tim độ 4 là giảm bớt các triệu chứng, cải thiện chức năng tim và ngăn ngừa các biến chứng. Có thể điều trị suy tim độ 4 bằng cách sử dụng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống,…

Qua những thông tin trong bài viết về suy tim cấp độ 4 sống được bao lâu, hy vọng mọi người có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn. Không chỉ người bệnh suy tim mà tất cả mọi người đều nên trang bị cho mình những kiến thức về tình trạng bệnh, cách lựa chọn cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh, chất lượng cuộc sống. Đặt hẹn tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ để được chia sẻ chi tiết nhé!

Đọc thêm: Bệnh suy tim có chữa được không?

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (5 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD