Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bệnh suy tim có chữa được không?
Bệnh suy tim sống được bao lâu?

Suy tim là một bệnh tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đặt người bệnh vào tình trạng rủi ro, thậm chí nguy cơ đe dọa tính mạng. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh suy tim có thể được kiểm soát nếu phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực. Vậy, liệu bệnh suy tim có chữa được không? Trong bài viết này, NRECI sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về khả năng điều trị bệnh suy tim cũng như cách kiểm soát căn bệnh này.

Bệnh suy tim là gì? Có nguy hiểm không?

Suy tim là kết quả của sự suy giảm chức năng tim, do tổn thương cơ thể hoặc các bệnh lý tại tim gây ra. Điều này dẫn đến tình trạng tâm thất không thể cung cấp đủ máu hoặc bơm máu đáp ứng nhu cầu oxy của các cơ quan trong cơ thể.

Hệ thống tim mạch của người bệnh không thể cung cấp đủ lượng máu cho các tế bào, gây ra tình trạng mệt mỏi và khó thở, đồng thời một số người có triệu chứng ho. Các hoạt động hàng ngày như đi dạo, đi bộ lên cầu thang hoặc mang vác đồ có thể trở nên khó khăn hơn. Khi cố gắng vượt qua tình trạng này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với việc cơ thể tổng hợp chất dịch gây sưng huyết phổi và phù ở vùng ngoại vi. Vậy bệnh suy tim có chữa được không và có nguy hiểm không?

Bệnh suy tim có chữa được không?
Suy tim là tình trạng tim hoạt động kém hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe

Suy tim là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và dẫn đến nhiều hệ quả như:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Người bệnh mất khả năng làm việc, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Trong giai đoạn cuối của suy tim, họ cần có sự hỗ trợ và chăm sóc liên tục từ người khác.
  • Rối loạn nhịp: Bệnh nhân có khả năng gặp vấn đề về rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp thất. Việc rung nhĩ có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn vì nó khiến lượng máu được bơm ra từ tim giảm thêm 20%. Hơn nữa, cơ hội mắc bệnh đột quỵ do thiếu máu não có thể tăng lên do cục máu đông từ tim có thể lan tỏa lên não.
  • Tử vong và nguy cơ đột tử: Trong giai đoạn cuối của suy tim, nếu không có sự can thiệp nội khoa hiệu quả, việc không sử dụng các thiết bị hỗ trợ tim hoặc không tiến hành ghép tim có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Nguy cơ đột tử cũng là một biến chứng có thể xảy ra ở các bệnh nhân ở giai đoạn C và D, ngay cả khi triệu chứng suy tim chưa quá nặng.

Bệnh suy tim có mấy cấp độ?

Theo phân loại của Hội Tim mạch New York (NYHA) (1), suy tim được xác định thành 4 cấp độ khác nhau dựa trên việc đánh giá hoạt động thể lực và triệu chứng của bệnh tim.

  • Suy tim cấp độ 1: Không có sự hạn chế – Hoạt động thể lực bình thường không dẫn đến cảm giác mệt, khó thở hoặc tim đập nhanh.
  • Suy tim cấp độ 2: Vận động thể lực có sự hạn chế nhẹ – Hoạt động thể lực bình thường không gây mệt mỏi nhưng khi tham gia vận động thể lực thông thường họ có thể trải qua mệt mỏi, khó thở, hồi hộp và đau ngực.
  • Suy tim cấp độ 3: Vận động thể lực bị hạn chế đáng kể – Thoải mái khi nghỉ ngơi nhưng khi hoạt động thể lực với mức độ thấp hơn bình thường thậm chí thực hiện vận động nhẹ cũng gây ra triệu chứng cơ năng.
  • Suy tim cấp độ 4: Không có hoạt động thể lực nào mà không gây khó chịu. Các triệu chứng cơ năng của suy tim xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi và thậm chí một hoạt động thể lực nhẹ cũng có thể làm tăng thêm các triệu chứng cơ năng.

Bệnh suy tim có chữa được không?

Sau khi tìm hiểu về suy tim và các cấp độ của căn bệnh này, chắc hẳn bạn đã một phần nào hiểu rõ hơn về bệnh suy tim. Vậy liệu bệnh suy tim có chữa được không?

Thực tế, hầu hết bệnh suy tim thường không thể chữa trị hoàn toàn do cấu trúc cơ tim đã bị thay đổi và không thể khôi phục trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, khả năng chữa trị hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và giai đoạn của suy tim. Ví dụ, trong trường hợp suy tim xuất phát từ vấn đề van tim hẹp hở và người bệnh được phẫu thuật thay van tim kịp thời, khả năng phục hồi hoàn toàn là có thể. Tương tự, đối với những trường hợp suy tim do vấn đề bẩm sinh của tim, việc can thiệp phẫu thuật sớm cũng có thể giúp người bệnh phục hồi.

Trong các trường hợp suy tim do các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim, khả năng chữa trị hoàn toàn thường gặp khó khăn, vì tại thời điểm đó cấu trúc của tim đã trải qua những biến đối.

Trường hợp bệnh được phát hiện muộn hoặc do các nguyên nhân mạn tính mà không thể hoàn toàn chữa trị, vẫn có khả năng kiểm soát tình trạng trong nhiều năm bằng cách giảm đáng kể các triệu chứng của suy tim. Điều này có thể thực hiện thông qua việc tuân thủ chế độ điều trị cùng với việc thay đổi lối sống hợp lý.

Cách cải thiện bệnh lý suy tim

Sau khi giải đáp thắc mắc bệnh suy tim có chữa được không thì việc tìm kiếm cách cải thiện tình trạng suy tim trở thành vấn đề được quan tâm. Ngoài việc tới các cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của các chuyên gia và thảo luận về phương pháp điều trị tốt nhất, bệnh nhân cũng cần kết hợp chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng suy tim, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ biến chứng cho sức khỏe của họ. Theo NHS (2), dưới đây là một số cách cải thiện bệnh lý suy tim:

Thay đổi lối sống

  • Tránh áp lực tinh thần: Tình trạng căng thẳng có thể gây thêm gánh nặng cho tim, dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tác động tiêu cực tới tiến trình suy tim.
  • Không sử dụng thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra cơn co thắt mạch vành tim và tăng khả năng xơ vữa mạch, tạo thêm nguy cơ cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, bạn cần loại bỏ việc hút thuốc để giảm gánh nặng cho tim.
  • Duy trì đủ lượng nước cơ thể: Ưu tiên lựa chọn nước hoặc các thức uống không chứa cồn và caffein.
Bệnh suy tim có chữa được không?
Hạn chế các thức uống có caffein

Chế độ ăn uống

  • Nên tăng cường sử dụng thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, gia cầm, trứng, thực phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
  • Tránh tiêu thụ những thực phẩm có hàm lượng muối cao, mỡ động vật, và sản phẩm thực phẩm đã qua xử lý hoặc chế biến sẵn.
  • Không uống rượu và các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê.

Chế độ vận động

  • Luyện tập thể thao đều đặn sẽ tăng cường tuần hoàn máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Tùy theo tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh, bạn có thể lựa chọn các hoạt động vận động như đi bộ, thiền hoặc đạp xe.
  • Đối với những người ở giai đoạn cuối của suy tim nên vận động nhẹ nhàng và dành đủ thời gian cho quá trình nghỉ ngơi, tránh vận động quá mức.
  • Tránh thực hiện các hoạt động gây ra các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đau ngực, buồn nôn, choáng váng, vã mồ hôi lạnh,… Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như trên, cần ngừng tập ngay lập tức. Hạn chế việc tập khi đang đói hoặc ngay sau bữa ăn, cũng như tránh các bài tập đòi hỏi sự gắng sức.
Bệnh suy tim có chữa được không?
Việc tập thể dục đều đặn có thể giúp gia tăng tuổi thọ cho người mắc bệnh suy tim

Can thiệp điều trị, phẫu thuật

  • Khi bị mắc phải suy tim nặng và việc sử dụng thuốc không đem lại kết quả, phẫu thuật ghép tim trở thành lựa chọn cuối cùng trong quá trình điều trị suy tim.
  • Các trường hợp mắc phải rối loạn nhịp tim đôi khi cần phải đặt máy tạo nhịp để duy trì nhịp tim ổn định và giảm thiểu các dấu hiệu suy tim.

Chế độ dinh dưỡng cho người suy tim

Chế độ ăn giảm muối

Đảm bảo cân đối việc sử dụng chất dinh dưỡng trong khẩu phần, bao gồm cả việc kiểm soát lượng muối tiêu thụ đối với người mắc bệnh tim là điều vô cùng quan trọng. Việc ăn quá nhiều muối và thực phẩm giàu natri sẽ khiến cơ thể phải giữ thêm nước, gây ảnh hưởng xấu đến suy tim. Một chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp, hạn chế sự sưng phù và cải thiện hô hấp.

Các thực phẩm giàu natri như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chiên giòn, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến có chứa muối, natri cao cần được hạn chế. Thay vào đó, người suy tim nên tập trung vào thực phẩm ít natri và cung cấp giá trị dinh dưỡng tốt. Rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại thịt có màu đỏ, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật là những lựa chọn tốt cho chế độ dinh dưỡng của người suy tim.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng những người suy tim nên ăn lượng muối không quá 5g/ngày. Lưu ý muối có từ 3 nguồn:

  • Từ thực phẩm tươi sống: 10%
  • Từ thực phẩm chế biến sẵn: 20%
  • Từ gia vị nêm nếm: 70%, bao gồm muối, nước mắm, hạt nêm. Lượng natri có trong bột ngọt chỉ bằng ⅓ so với lượng natri có trong muối. Do đó sử dụng bột ngọt với lượng vừa phải là một trong những khuyến nghị giúp giảm muối ở bệnh nhân tim mạch.
Bệnh suy tim có chữa được không?
Người bệnh cần giảm lượng muối trong chế độ ăn

Đọc thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Top các thực phẩm tốt cho tim mạch

Cách đọc nhãn thực phẩm

Hiểu cách đọc nhãn thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho sức khỏe của bạn khi bạn đang bị suy tim. Dưới đây là một số hướng dẫn cách đọc nhãn thực phẩm một cách hiệu quả:

  • Thành phần dinh dưỡng: Thông thường, trên nhãn thực phẩm sẽ liệt kê các thành phần dinh dưỡng chính như calo, chất béo, carbohydrate, đạm, chất xơ và natri. Hãy chú ý đến lượng natri (muối) trong thực phẩm, vì việc giảm natri trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp và tránh phù nề.
  • Lượng natri: Lượng natri được thể hiện trên nhãn thực phẩm dưới dạng mg (miligam). Một chế độ ăn ít muối khuyến nghị cho người suy tim là không quá 2.000 mg (2 gam) natri mỗi ngày. Nếu bạn đang trong giai đoạn suy tim nặng, thậm chí có thể cần giới hạn natri dưới 1.500 mg mỗi ngày.
  • Thành phần chất béo: Theo dõi loại chất béo mà thực phẩm chứa. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans và ưu tiên chất béo không bão hòa và omega-3 tốt cho tim mạch.

Chế độ giảm chất lỏng

Bên cạnh chế độ ăn giảm muội thì việc hạn chế lượng chất lỏng trong khẩu phần dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tình trạng suy tim. Theo MedlinePlus (3), bệnh nhân suy tim cần giới hạn lượng chất lỏng tiêu thụ để giảm tải áp lực lên tim, từ đó giảm triệu chứng phù và khó thở do ứ dịch.

Chất lỏng bao gồm các thực phẩm và đồ uống có dạng lỏng như nước lọc, trà, sữa, rượu, bia, nước ép trái cây, nước giải khát, thuốc dạng nước, cà phê, canh, súp, cháo và nhiều thức ăn, đồ uống có dạng lỏng khác. Tuy nhiên, việc chính xác đếm lượng chất lỏng hàng ngày từ các nguồn khác nhau đều gặp khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần hạn chế lượng nước, canh, súp, cháo so với thói quen bình thường, nhưng không để cơ thể trở nên quá khát.

Như vậy, việc liệu bệnh suy tim có chữa được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể cũng như mức độ suy tim của mỗi người. Dù bệnh suy tim có thể không thể hoàn toàn chữa khỏi, nhưng điều quan trọng là việc quản lý tình trạng sức khỏe của bạn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hy vọng với thông tin trên đây, có thể giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn cho người suy tim giúp giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải. Người bệnh có thể liên hệ NRECI để được các bác sĩ tư vấn dinh dưỡng về chế độ ăn uống, tham gia các lớp học dinh dưỡng để nâng cao kiến thức dinh dưỡng. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (5 bình chọn)

Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ

Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Đăng ký Khóa học dinh dưỡng

Form Đăng ký khóa học [1]

Bài Liên Quan
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Khoai lang là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mỗi người chúng ta và thường xuất hiện trong các chế...
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Khám phá lợi ích, thành phần dinh dưỡng của chuối với sức khỏe
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng riêng mà chúng sở hữu. Tuy nhiên, điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng...
HÌNH ẢNH TẠI BUỔI THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ XƯƠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2022 - NCS: ĐẶNG NGỌC HÙNG
Nội dung chínhBệnh suy tim là gì? Có nguy hiểm không?Bệnh suy tim có mấy cấp độ?Bệnh suy tim có chữa được không?Cách cải thiện bệnh lý suy timThay đổi...
Giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Ngô ngọt ngày càng được nhiều chị em truyền tai nhau như một người bạn thân thiết trong quá trình giảm cân. Không chỉ vậy, ngô ngọt còn mang đến...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD