.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ

Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ không nên chủ quan

0

Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bởi mỗi năm có hàng trăm nghìn người bệnh nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Dù nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu chúng ta tìm hiểu thông tin và biết được các triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ, giai đoạn sớm, chúng ta có thể tự cứu mình. Để nắm được biểu hiện nhồi máu cơ tim, hãy cùng NRECI theo dõi bài viết sau đây nhé!

Nhồi máu cơ tim thường gặp ở đối tượng nào?

Nhồi máu cơ tim còn được gọi là đột quỵ tim – đây là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng và hoại tử do mạch máu nuôi cơ tim (mạch vành) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. Nếu như lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn và dẫn đến tử vong.

Thế nên, những người có nguy cơ cao mắc nhồi máu cơ tim cần phải hết sức chú ý sức khỏe và các biểu hiện đáng ngờ của cơ thể. Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc nhồi máu cơ tim (1):

  • Người cao tuổi: nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 50. Tuy nhiên, người trẻ vẫn có thể mắc nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
  • Người có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó thì có nguy cơ cao tái lại lần tới.
  • Người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não sớm, trước 55 tuổi với nam giới và trước 65 tuổi với nữ giới thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
  • Những người mắc đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người có các yếu tố nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao như rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, bệnh thận mạn, hút thuốc lá, ít vận động,…
  • Người thường thường sử dụng chất kích thích: cocain, amphetamin – các chất này khiến cho động mạch vành co thắt.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ

Dấu hiệu, triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ

Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên mà mọi người cần chú ý. Bởi thời gian đầu khi mắc bệnh có thể dấu hiệu chỉ thoáng qua nên có khá nhiều người chủ quan.

Sau đây là một số triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ cần chú ý:

  • Đau ngực: đây là triệu chứng cảnh báo rõ ràng của bệnh nhồi máu cơ tim. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo chỉ trong vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và rồi lại đau. Khi đau ngực, cơ thể cảm giác như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm và cảm thấy nghẹt thở.
  • Đau vị trí khác: không chỉ đau ngực, cơn đau còn xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày, vùng thượng vị,…
  • Khó thở, thở khò khè xuất hiện kèm cơn đau ngực.
  • Một số biểu hiện nhồi máu cơ tim khác: vã mồ hôi, buồn nôn và nôn, hồi hồi, đánh trống ngực, đau đầu nhẹ,…
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ
Một số triệu chứng nhồi máu cơ tim như đau ngực, khó thở 

Trong một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim, người bệnh không có hoặc có ít cảm giác đau nên khó nhận ra. Các trường hợp này được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim do lưu lượng máu mạch vành giảm dẫn đến thiếu máu đi nuôi cơ tim. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do mảng xơ vữa động mạch.

Động mạch vành trái và động mạch vành phải có nhiệm vụ nuôi dưỡng cơ tim. Khi các mảng xơ vữa hình thành trên động mạch vành lâu ngày sẽ gây bít tắc, hẹp lòng động mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu. Khi mảng xơ vữa bị vỡ sẽ khiến cho các máu đông hình thành và lấp đầy toàn bộ lòng mạch, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Một số nguyên nhân khác có thể gây nên nhồi máu cơ tim mà mọi người cần chú ý:

  • Động mạch vành thứ phát bị thuyên tắc
  • Thiếu máu cục bộ do sử dụng chất kích thích như ma túy, thuốc lá, cocain, amphetamine, ephedrine
  • Mạch vành nguyên phát co thắt
  • Dị tật mạch vành bẩm sinh
  • Mạch vành bị tổn thương, chấn thương
  • Viêm động mạch
  • Các yếu tố làm tăng nhu cầu oxy như cường giáp, sốt, cố gắng sức,…
  • Các yếu tố làm giảm khả năng cung cấp oxy như tình trạng thiếu máu nặng
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Mắc bệnh phổi cấp tính hay viêm, nhiễm trùng như viêm phổi,…
  • Căng thẳng, xúc động quá mức

Nhồi máu cơ tim có di truyền không?

Nhồi máu cơ tim có di truyền không được nhiều người quan tâm bởi lo lắng cho thế hệ sau và người thân trong gia đình. Nhồi máu cơ tim được xem là một biến cố tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng ở mọi độ tuổi. Khi xảy ra, bệnh để lại hậu quả và biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Bởi vì nhồi máu cơ tim là biến cố của một số bệnh tim mạch như: Xơ vữa mạch vành, bệnh tăng huyết áp, suy tĩnh mạch, thiếu máu cơ tim,… nên không có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim có yếu tố gia đình, đồng nghĩa với việc khi có bố mẹ, anh chị bị bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Do đó, nếu như gia đình có người thân bị nhồi máu cơ tim, các thành viên còn lại nên kiểm tra sức khỏe và theo dõi tim mạch thường xuyên. Đồng thời, cũng nên tầm soát các bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp, mỡ máu,… để kịp thời điều trị và kiểm soát bệnh, ngăn xảy ra nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, những người thân trong gia đình cũng điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, thường xuyên vận động thể lực để phòng tránh các bệnh tim mạch nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ
Bệnh lý nhồi máu cơ tim không có tính di truyền 

Các biến chứng của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra biến chứng phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tim.

Biến chứng sớm của nhồi máu cơ tim

  • Rối loạn nhịp tim: sau 48 giờ phát bệnh, có đến 90% bệnh nhân nhồi máu cơ tim mắc phải biến chứng này. Nguyên nhân xảy ra do tim lúc này vẫn còn thiếu máu. Nếu như sau 48 giờ mà nhịp tim của người bệnh vẫn bị rối loạn cần phải báo ngay cho bác sĩ bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm.
  • Tai biến: Nhồi máu cơ tim do các cục máu động làm cản trở máu khó di chuyển đến tim. Nếu các cục máu đông này di chuyển đến các cơ quan khác thì đột quỵ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, máu đông còn làm tắc nghẽn mạch máu, gia tăng nguy cơ phổi tắc nguy hiểm.
  • Thiếu máu đến tim: sau khi được cấp cứu, nhồi máu cơ tim vẫn có thể tái phát trở lại.
  • Đột tử: Đột tử là biến chứng nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim. Sau khi phát bệnh, biến chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng của đột tử biểu hiện: nhịp tim đập nhanh, mạch phổi nghẽn, vỡ tim.

Biến chứng muộn của nhồi máu cơ tim

  • Suy tim: khoảng 2 tuần sau bị nhồi máu cơ tim, biến chứng suy tim cấp xuất hiện. Nếu người bệnh cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, xuất hiện phù ở phổi thì có thể là suy tim cấp. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể biểu hiện mạch yếu, đập nhanh, huyết áp hạ,…
  • Đau dây thần kinh: biểu hiện rõ nhất của biến chứng đau dây thần kinh là việc xuất hiện các cơ đau vùng ngực, kèm theo đó là cảm giác nặng nề, ê ẩm vùng tim.
  • Viêm màng tim: sau khi phát nhồi máu cơ tim, chỉ có khoảng 3-4% người bệnh gặp biến chứng này. Biểu hiện của biến chứng này đau vùng xương ức khi vận động hay khi ho.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ
Nhồi máu cơ tim có thể gây suy tim 

Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các biến chứng tâm lý xã hội như trầm cảm bởi quá suy nghĩ, lo lắng đến tình trạng bệnh. Theo đó, có khoảng ½ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim phải tái nhập viện trong vòng 1 năm sau đó. Bên cạnh đó, các yếu tố như mắc đái tháo đường, nhồi máu cơ tim thành trước, đột quỵ, suy tim, trầm cảm, tuổi tác cao,… là những yếu tố tăng nguy cơ biến chứng.

Người bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, bảo vệ tim mạch cho người bệnh. Do đó, có khá nhiều người quan tâm đến người bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

Trong các chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn DASH là chế độ được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn dinh dưỡng, khuyên người bệnh tim mạch thực hiện hằng ngày. Chế độ DASH – Dietary Approaches to Stop Hypertension – đây là chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vừa đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, vừa hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tăng huyết áp và bảo vệ tim mạch.

Chế độ ăn nói trên được nghiên cứu và xây dựng bởi Viện Khoa học Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (2). Chế độ ăn này tập giảm các thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, hạn chế chất béo động vật và muối. Thế nên, không chỉ tốt cho huyết áp, kiểm soát ổn định huyết áp mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể, phòng ngừa các bệnh loãng xương, ung thư, đột quỵ, bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Chế độ ăn DASH tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ít muối, chất béo bão hòa, cholesterol và các chất béo khác.
  • Bổ sung nhiều rau củ, trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa không béo hay có hàm lượng béo thấp.
  • Thực đơn ăn uống đa dạng gồm ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc, các loại hạt
  • Hạn chế lượng thịt đỏ, đồ ngọt, các loại thực phẩm, đồ uống nhiều đường.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kali, magie, canxi, protein và chất xơ.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ
Chế độ ăn DASH được nhiều chuyên gia lựa chọn 

Thực đơn cho chế độ ăn DASH như sau:

  • Lượng calo trong ngày: 2000 calo/ngày từ các loại thực phẩm khác nhau
  • Natri: không quá 2,300mg natri/ mỗi ngày, tương đương với khoảng gần 6g muối ăn.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt bổ sung với lượng 6-8 phần ăn/ ngày.
  • Rau quả: bổ sung với lượng 4-5 phần ăn/ ngày. Rau quả nên chọn đa dạng các loại và thay đổi trong thực đơn mỗi ngày bởi trong tự nhiên có rất nhiều loại rau quả mà mỗi loại có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
  • Trái cây bổ sung với lượng 4-5 phần ăn/ ngày.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo với lượng bổ sung là 2-3 phần ăn/ ngày.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm và cá bổ sung 6 hoặc ít hơn 6 phần ăn/ ngày.
  • Các loại hạt và các loại đậu bổ sung 4-5 phần ăn/ tuần.
  • Chất béo và các loại dầu bổ sung lượng khoảng 2-3 phần ăn/ ngày)
  • Đồ ngọt, ưu tiên loại ít béo hoặc không béo tuân thủ lượng bổ sung 5 hoặc ít hơn một tuần).
  • Nếu như người bệnh có sử dụng rượu, giới hạn bổ sung 2 đơn vị cồn/ ngày hoặc ít hơn với nam giới và 1 đơn vị cồn/ ngày hay ít hơn với nữ giới.
  • Để tăng hiệu quả giảm huyết áp, bảo vệ tim mạch, mọi người nên thay thế một số carbohydrate trong chế độ DASH với protein ít chất béo và chất béo không bão hòa.
  • Nếu cần giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý, người bệnh có thể giảm số lượng calo xuống khoảng 1600 calo/ ngày.
  • Áp dụng chế độ ăn ít muối hơn, dưới 1500mg/ ngày nếu người bệnh ở độ tuổi từ 40 trở lên và có bệnh lý tim mạch.

Một số lưu ý cho người bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim nguy hiểm, do đó, từ khi phát bệnh người bệnh cần chú ý bảo vệ sức khỏe để hạn chế biến chứng, kéo dài sự sống:

  • Cấp cứu người bị nhồi máu cơ tim kịp thời. Cấp cứu càng sớm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ càng cao và cũng ít biến chứng xảy ra.
  • Dù triệu chứng mờ nhạt vẫn đến bệnh viện/ cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt để phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ phác đồ, phương án điều trị của bác sĩ
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ, chuyên gia
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý
  • Từ bỏ các thói quen xấu: thuốc lá, rượu, bia, thức khuya,…
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, căng thẳng
  • Kiểm soát bệnh lý nền nếu có: tái khám định kỳ sức khỏe, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ
Người bênh cần kiểm soát cân nặng hợp lý

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hòa – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm, diễn ra đột ngột và có thể để lại nhiều gánh nặng đối với sức khỏe của người bệnh. Tốt nhất chúng ta nên có kế hoạch phòng ngừa cho bệnh lý này bằng một lối sống khỏe, để hạn chế hình thành những mảng xơ vữa. Chế độ ăn DASH là một lựa chọn rất tốt để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý này.”

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng bệnh và mức độ nguy hiểm. Từ đó, biết cách chăm sóc, thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen để cải thiện sức khỏe, bảo vệ tim mạch. Bên cạnh việc tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ, mọi người cũng có thể tham gia khóa học dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ để hiểu hơn về kiến thức cũng như các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Liên hệ ngay với NRECI để được tư vấn chi tiết nhé!

Tài liệu tham khảo: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD