.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trụy tim mạch là gì?

Trụy tim mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng trụy tim mạch cần nhận biết sớm

0

Trụy tim mạch là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ trụy tim mạch là gì, có nguy hiểm không? Các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về hiện tượng trụy tim mạch trong bài viết bên dưới!

Trụy tim mạch là bệnh gì?

Trụy tim mạch là gì? Đây là một thuật ngữ mô tả tình trạng máu não không đủ để duy trì trạng thái tỉnh táo của não do rối loạn chức năng cấp tính trong tim và/hoặc mạch máu ngoại biên.

Có một hệ thống điện nội bộ trong tim có nhiệm vụ kiểm soát nhịp tim. Trụy tim mạch xảy ra khi hệ thống điện trong tim hoạt động bất thường, dẫn đến rối loạn nhịp tim. Trạng thái này có thể làm cho tim đột ngột ngừng đập trong một thời gian ngắn hoặc thậm chí ngừng đập hoàn toàn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, vì thiếu máu và oxy đến não có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ra tổn thương não vĩnh viễn hoặc nguy cơ tử vong.

Trụy tim mạch là gì?
Trụy tim mạch là tình trạng nhiều người gặp phải

Nguyên nhân, triệu chứng trụy tim mạch

Nguyên nhân gây trụy tim mạch là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trụy tim mạch, trong đó phổ biến nhất là: Rung thất và rung nhĩ. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở những người bệnh mắc xơ vữa động mạch vành cấp hoặc mạn tính.

  • Rung thất: Là tình trạng khi hai ngăn tâm nhĩ ở phía trên và hai ngăn tâm thất ở phía dưới của tim co bóp không kiểm soát, không bơm máu. Rung thất có thể thay đổi nhịp tim đáng kể, dẫn đến giảm áp lực máu đột ngột và trong một số trường hợp, gây nguy cơ ngưng cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng, dẫn tới đột tử.
  • Rung nhĩ: Nút xoang là nút chủ nhịp của tim, là nơi tập hợp những tế bào cơ tim biệt hóa phát ra những xung động điện đều đặn để điều hòa nhịp tim. Khi xung động không xuất phát từ nút xoang mà từ các vị trí khác trong hai ngăn tâm nhĩ, nó có thể làm kích thích các cơ nhĩ liên tục. Khi đó, tâm thất bơm máu không hiệu quả – được gọi là rung nhĩ.

Những triệu chứng thường gặp khi bị trụy tim mạch bao gồm:

  • Ngã đột ngột
  • Ngừng thở
  • Đau ngực, choáng, ngất
  • Khó thở
  • Đau ở cánh tay, cổ, lưng, hàm dưới, thượng vị và đổ nhiều mồ hôi.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ trụy tim mạch

Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể gây trụy tim mạch. Vậy những yếu tố làm tăng nguy cơ trụy tim mạch là gì? Đó là:

  • Dinh dưỡng: Mất cân bằng dinh dưỡng, mức kali hoặc magie thấp, béo phì do thói quen ăn uống không lành mạnh;
  • Thói quen sinh hoạt: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích, lười vận động;
  • Bệnh lý: Người mắc các bệnh lý mạch vành, bệnh lý van tim, bệnh lý rối loạn nhịp hay bệnh tim bẩm sinh, chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Yếu tố khác: Gia đình có người từng mắc bệnh động mạch vành hoặc trụy tim; tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đau tim, suy tim, bệnh cơ tim; nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi.
Trụy tim mạch là gì?
Sử dụng nhiều rượu bia tăng nguy cơ xảy ra trụy tim mạch

Cách xử lý bệnh nhân trụy tim

Nếu bạn nghi ngờ hoặc nhận thấy triệu chứng của bệnh trụy tim mạch, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Cần xử lý thật nhanh vì tình trạng này có thể dẫn tới tổn thương não hoặc tử vong chỉ trong vòng 4 – 6 phút.

Tế bào não là những tế bào đặc biệt trong cơ thể, nếu bị tổn thương thì không thể tái tạo và phục hồi như các tế bào khác. Trong điều kiện bình thường, não chỉ có thể chịu thiếu oxy trong tối đa 5 phút. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn chết lâm sàng. Để cứu sống bệnh nhân, việc cung cấp lại máu và oxy cho não phải được thực hiện trong giai đoạn này.

Khi bệnh nhân trụy tim mạch mất ý thức và ngừng thở, trong thời gian chờ xe cấp cứu, bạn có thể thực hiện các bước cấp cứu cơ bản sau để tăng cơ hội sống cho bệnh nhân:

  • Khai thông đường thở: Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu và cổ ưỡn tối đa, mặt hướng về một bên. Người cấp cứu dùng tay để mở miệng bệnh nhân, loại bỏ đờm và dị vật.
  • Thổi ngạt cho bệnh nhân: Bạn có thể thổi miệng – miệng hoặc miệng – mũi, tuy nhiên thổi miệng – miệng thường hiệu quả hơn. Đặt một bàn tay lên trán bệnh nhân và ấn đầu bệnh nhân ngửa ra sau. Kẹp mũi bệnh nhân lại bằng ngón cái và ngón trỏ. Dùng tay còn lại để nâng hàm dưới của bệnh nhân và mở miệng. Thổi khí vào miệng của bệnh nhân để tạo áp lực, tần số thổi khoảng 10 – 12 lần/phút.
  • Ép tim ngoài lồng ngực: Đặt hai bàn tay lên giữa ngực của bệnh nhân, ngay vị trí giữa 1/2 dưới xương ức, bàn tay này đặt lên tay kia, các ngón tay xen kẽ cùng chiều với nhau. Dùng tay ép vuông góc xuống lồng ngực tới khi thấy xương ức lún xuống 4 – 5cm, nhấc lên rồi lặp lại liên tục Thực hiện nhịp ép nhanh chóng với tần số ít nhất là 100 lần/phút.

Hai động tác ép tim và thổi ngạt cần được thực hiện xen kẽ nhau để thực hiện chu kỳ hồi sức tim phổi. Mỗi chu kỳ hồi sức tim phổi gồm 30 lần ép tim và sau đó là 2 lần thổi ngạt.

Trụy tim mạch là gì?
Chú ý xử trí kịp thời, đúng cách khi gặp người trụy tim mạch

 Cách phòng ngừa trụy tim

Bí kíp phòng ngừa trụy tim mạch là gì? Để kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Ăn uống đủ chất và cân bằng dinh dưỡng: Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống đa dạng và cân đối sẽ hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Mỗi người nên giảm tiêu thụ các thực phẩm có chứa cholesterol cao và bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe tim mạch.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối có thể giúp giảm áp lực lên tim và mạch máu. Bạn hãy tự thiết kế một thực đơn dinh dưỡng lành mạnh cùng với việc duy trì mức hoạt động thể chất thích hợp để duy trì cân nặng ổn định.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá có thể gây tổn hại lớn đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ trụy tim. Việc từ bỏ thói quen này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến trụy tim.
  • Hạn chế uống rượu: Uống rượu quá mức có thể làm tăng huyết áp và gây tổn hại cho tim mạch. Hạn chế việc tiêu thụ rượu sẽ giúp giảm nguy cơ trụy tim.
  • Vận thể chất tích cực: Tăng cường hoạt động thể chất hằng ngày như tập thể dục, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và tránh được nguy cơ mắc trụy tim.
  • Thăm khám y tế thường xuyên: Nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 55 tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi phát hiện những triệu chứng bất thường liên quan tới trụy tim mạch. Ngoài ra, những người đang mắc các vấn đề sức khỏe như suy tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim,… cần cố gắng tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh và thăm khám định kỳ để tránh nguy cơ biến chứng trụy tim mạch.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Duy trì một chế độ ăn cân bằng: cân bằng về năng lượng; cân bằng về thành phần cơ chất đạm – đường – béo là chìa khóa vàng để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, duy trì vận động và sức khỏe tinh thần cũng là những yếu tố cần được quan tâm để duy trì sức khỏe bền vững cả về tâm – thân – trí.”

Trên đây là giải đáp về câu hỏi trụy tim mạch là gì để bạn đọc có thể hiểu thêm về tình trạng này và nắm được cách phòng ngừa hiệu quả. Các khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng được giảng dạy bởi các giảng viên kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp bạn nâng cao kiến thức dinh dưỡng để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn.

Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD