.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ suy dinh dưỡng nên bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Việc bé biếng ăn, khó hấp thu, suy dinh dưỡng là điều mà các bậc phụ huynh lo lắng. Và tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ do đó các bậc phụ huynh không nên chủ quan và có suy nghĩ nào trẻ đói sẽ tự ăn. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ qua hằng tháng. Đồng thời, đưa trẻ đi thăm khám và lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ cải thiện tình trạng. Thấu hiểu nỗi lo này, bài viết sau sẽ đồng hành cùng các mẹ trong chia sẻ một số thông tin về suy dinh dưỡng cũng như trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì, cùng theo dõi nhé. 

Những dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ, các bậc phụ huynh nên theo dõi diễn biến phát triển và tăng trưởng của trẻ. Nếu như trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng đều thì không có gì đáng nói. Ngược lại, các bậc phụ huynh cần có ngay những biện pháp can thiệp kịp thời. 

Do đó, việc nhận biết những dấu hiệu cho thấy trẻ suy dinh dưỡng vô cùng quan trọng mà các mẹ nên chú ý. Để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể dựa vào các chỉ số chuẩn về chiều cao và cân nặng để so sánh với con mình. 

Cân nặng 

  • Trẻ mới sinh có cân nặng trung bình khoảng 3kg. Nếu như trẻ sinh đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.5kg là bị suy dinh dưỡng bào thai. 
  • Trong giai đoạn 3 tháng đầu, trẻ nhỏ có sự phát triển nhanh chóng: tăng 700g – 1 kg/ tháng, 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/ tháng. Trung bình, trẻ nhỏ có trọng lượng nặng gấp đôi so với lúc sinh khi được 6 tháng tuổi, gấp 3 khi 12 tháng tuổi và gấp 4 khi được 24 tháng tuổi. 
  • Trẻ từ 1-10 tuổi, cân nặng sẽ tăng trung bình 2-3kg/ năm. Thông thường, trẻ ở 6 tuổi sẽ có cân nặng khoảng 20kg. 
Trẻ suy dinh dưỡng nên bổ sung gì?
Đánh giá trẻ suy dinh dưỡng qua chỉ số cân nặng

Chiều cao 

  • Chiều cao trung bình của trẻ mới sinh khoảng 50cm, đạt 75cm vào sinh nhật 1 tuổi.
  • Sang năm thứ 2 sẽ tăng khoảng 12cm, năm thứ 3 sẽ tăng 9cm và từ năm thứ tư tăng 7cm. Trung bình, trẻ em 4 tuổi cao khoảng 1m. Sau đó, trung bình 1 năm trẻ sẽ cao thêm khoảng 5-6cm/ năm cho tới giai đoạn dậy thì.

Và khi đến giai đoạn dậy thì, trẻ có cả chiều cao và cân nặng đều tăng cao như trong 2 năm đầu đời.

Các dấu hiệu khác

Bên cạnh theo dõi các chỉ số về chiều cao và cân nặng của trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý các hành động hằng ngày của trẻ. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình cho thấy có thể trẻ bị suy dinh dưỡng:

  • Trẻ thường xuyên ốm vặt, ho, hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp nhiều lần.
  • Trẻ chậm ngồi, chậm bò, chậm đi so với tuổi
  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đi phân sống 
  • Da dẻ của trẻ xanh xao, kém hồng hào 
  • Các bắp thịt ở tay, chân mềm nhão, bụng to dần
  • Trẻ kém linh hoạt, ít vui chơi, vận động. 

Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường kể trên xảy ra với trẻ, các ông bố bà mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe, thăm khám để nắm rõ được tình hình thực tế của trẻ. Từ đó, có những biện pháp chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng và điều trị phù hợp. 

Dấu hiệu, nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ bao gồm theo dõi cân nặng và chiều cao, các biểu hiện như ốm vặt, phát triển chậm, tiêu hóa kém, da xanh xao và tình trạng vận động yếu. Nếu phát hiện những dấu hiệu này, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám sức khỏe và thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Trẻ có biểu hiện quấy khóc, không chịu ăn

Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với trẻ suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Qua giai đoạn trẻ bú sữa mẹ, nếu không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng có thể khiến trẻ gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng cũng như sự phát triển nền tảng về thể chất và trí tuệ. 

Đối với các trẻ suy dinh dưỡng, dinh dưỡng càng vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Việc thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đáp ứng năng lượng và đặc biệt là theo hướng dẫn, tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được tình trạng, cải thiện các chỉ số cơ thể. 

Hơn nữa, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, khoa học còn giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, trí tuệ. Đây là nền tảng cho trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt trong những năm sau này. 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? 

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Phần lớn các bậc phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng đều muốn cần liều “thần dược” điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ là do trẻ đã có một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cả về chất lượng và số lượng trong thời gian dài trước đó. Vì vậy, để khắc phục và điều trị “tận gốc”, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bậc phụ huynh cũng cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý mới thành công.” 

Để trẻ bị suy dinh dưỡng cải thiện tốt tình trạng, các cha mẹ nên ghi nhớ một số nguyên tắc cho trẻ ăn uống như sau: 

Cung cấp đủ năng lượng

Cha mẹ khi chế biến thức ăn cho trẻ nên cung cấp đủ năng lượng trong ngày. Đối với các trẻ suy dinh dưỡng được khuyến khích tăng năng lượng khẩu phần ăn bằng cách tăng lượng chất béo vào bữa ăn hằng ngày của trẻ. Bởi chất béo giàu năng lượng hơn so với chất bột đường và chất đạm. 

Các mẹ có thể sử dụng các loại chất béo như dầu, mỡ, bơ hoặc các thực phẩm giàu chất béo khác như đậu phộng, mè,… Tùy vào khẩu vị của trẻ cũng như tùy món mà bổ sung phù hợp. Chẳng hạn như các mẹ có thể bổ sung dầu mỡ vào bột, cháo, nước canh, đồ xào,… để tăng năng lượng trong bữa ăn của trẻ. 

  • Các mẹ trong độ tuổi ăn dặm, ngoài lượng dầu ăn đã có khi chế biến món ăn, các mẹ cũng có thể cho thêm 1 muỗng dầu nữa vào trong mỗi chén bột/ cháo của trẻ. 
  • Với các trẻ lớn hơn, các mẹ có thể chế biến các món như mỡ hành để trẻ ăn kèm cơm. 
  • Nếu các trẻ thích khoai tây, các mẹ có thể làm khoai tây để trẻ chấm bơ. 
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Cần cung cấp đủ năng lượng cho trẻ

Ngoài các loại bột, cháo hay cơm, và dầu mỡ trong chế biến món ăn, trẻ cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu năng lượng như các loại protein động vật và thực vật trong chế độ ăn. Quan trọng nhất vẫn là các mẹ cân đối và thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, tránh để thiếu chất dinh dưỡng. Một khi thiếu chất sẽ gây cho trẻ suy dinh dưỡng. 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Bổ sung các cữ phụ

Bổ sung các cữ phụ: sữa chua, phô mai, sinh tố, bánh cao năng lượng,…

Các mẹ nên tăng số lượng bữa ăn trong ngày cho trẻ lên 5-6 bữa. Tuy nhiên, ăn tăng bữa không có nghĩa là cho bé ăn vặt và cũng không phải là ăn bất kỳ lúc nào. Cơ thể của trẻ cần phải có thời gian để tiêu hóa thức ăn nên trẻ cũng cần phải được “nghỉ ăn hoàn toàn” trong thời gian khoảng 3 giờ giữa các bữa ăn. Vì vậy, các mẹ tăng số bữa ăn phụ cho trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ ăn thêm các bữa phụ ngay sau khi ăn bữa chính bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, sữa chua, phô mai, sinh tố, các loại trái cây,….
  • Cho trẻ ăn thêm 1 bữa tối phụ trước khi đi ngủ. Vào buổi tối khi cho trẻ ăn bữa phụ, các mẹ tránh cho trẻ bổ sung các thực phẩm “năng lượng rỗng” như nước ngọt, bánh kẹo,… Tốt nhất, các mẹ cho trẻ uống sữa ấm để dễ tiêu hóa, ấm bụng, giúp trẻ ngủ ngon hơn. 

Bổ sung đủ lượng dầu trong mỗi cữ ăn của trẻ: 1 muỗng canh dầu (5ml)/ nửa chén cháo

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng về chế độ ăn của trẻ, mắm, muối, các loại gia vị không nên thêm vào khi chế biến món ăn cho trẻ. Tuy nhiên, dầu ăn thì không nên loại bỏ bởi trẻ nhỏ không giống với người lớn. Trẻ cần nhiều chất béo để não bộ được xây dựng trong 3 năm đầu đời. 

Chất béo có lợi cho trẻ, nhất là các loại chất béo không bão hòa như omega 3,6,9, DHA và EPA. Nhu cầu chất béo của trẻ từ 6-11 tháng tuổi cần đạt mức 40% và trẻ từ 1-3 tuổi cần đạt 35-40%. Lượng chất béo có trong thực phẩm trẻ ăn hằng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ trong 3 năm đầu đời nên mỗi bữa ăn của trẻ nên bổ sung thêm khoảng 1 muỗng canh dầu ăn.

Chất béo không chỉ tham gia vào quá trình hình thành, phát triển não bộ của trẻ nhỏ mà còn giúp cơ thể trẻ hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K tốt hơn. Do đó, các mẹ nên cân đối chất béo trong bữa ăn với mỡ động vật  và dầu ăn theo tỷ lệ 7:3, có nghĩa là 1 bữa ăn dầu thì sẽ có 1 bữa ăn mỡ  (vì luôn có sẵn một lượng mỡ nhất định bên trong thịt/cá). Với dầu, các mẹ có thể ghi nhớ công thức trộn 1 muỗng dầu ăn dinh dưỡng tương đương 5ml vào nửa chén bột hay cháo, món ăn vừa nấu xong. 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ lượng dầu phù hợp

Bổ sung sữa cao năng lượng trước khi ngủ

Sữa cao năng lượng là thực phẩm nên chọn cho trẻ bị suy dinh dưỡng chứ không phải là “thần dược” để điều trị suy dinh dưỡng như các mẹ tưởng tượng. Do đó, sữa cao năng lượng giúp cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ trong quá trình điều trị suy dinh dưỡng. 

Sữa cao năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng là vì với các loại sữa bình thường trong 100ml cung cấp khoảng 67 Kcal còn với sữa cao năng lượng trong 100ml cung cấp đến 100Kcal. Trong khi đó, các trẻ suy dinh dưỡng cần nạp năng lượng nhiều hơn trong chế độ ăn để bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển theo nhu cầu của lứa tuổi. Mặt khác, các bé suy dinh dưỡng thường ăn được rất ít nên cần chọn các thực phẩm ít về khối lượng nhưng giàu chất lượng. 

Thế nên, các mẹ cần tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để chọn loại sữa phù hợp. Và mỗi tối các mẹ pha 1 ly sữa cao năng lượng ấm cho trẻ uống trước khi đi ngủ để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng, đồng thời giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn. 

Tẩy giun định kỳ

Trẻ bị nhiễm giun sán cũng gây ảnh hưởng sức khỏe và khả năng dinh dưỡng: 

  • Chán ăn, kém hấp thu: giun sán ký sinh lâu ngày trong cơ thể làm quá trình hấp thu dưỡng chất bị giảm khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. 
  • Giảm tình trạng dinh dưỡng do giun sán hút hết các dưỡng chất khi ăn vào. 
  • Phát triển cả thể chất và tinh thần kém hơn so với trẻ khác. 
  • Nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn như viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột,… 

Đối với các trẻ từ 1 tuổi trở lên, các bậc phụ huynh cho trẻ tẩy giun định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun sán vì vậy cha mẹ cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng. Nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận,… không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy cần có sự theo dõi từ bác sĩ. 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Bổ sung vi chất nếu nghi ngờ thiếu: sắt, kẽm, vitamin B,…

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám và nhờ sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ phát triển. Sau đây là một số vitamin và khoáng chất dễ thiếu hụt khi trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung cho cơ thể: 

  • Canxi: giúp xương răng của trẻ chắc khỏe, tăng trưởng về chiều cao, hạn chế thấp còi, còi xương, xương yếu. Một số thực phẩm giàu canxi: các loại sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh đậm, sản phẩm từ đậu tương, cá,… 
  • Kẽm: tăng cường khả năng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ăn ngon miệng, đồng thời kích thích trẻ ăn ngon. Kẽm cũng hỗ trợ trẻ tăng trưởng nhanh về chiều cao, ngăn ngừa rối loạn phát triển. Một số thực phẩm giàu kẽm: thịt bò, sò, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,…
  • Vitamin D: giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi làm cho xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt hơn. Bên cạnh việc cho trẻ vận động ngoài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì các bậc phụ huynh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá, các loại cá, nhất là ở các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích,…), lòng đỏ trứng gà. 
  • Vitamin A:  có vai trò tạo sắc tố võng mạc, tăng cường thị lực và giúp cơ thể chống oxy hóa tốt hơn. Các thực phẩm giàu vitamin A: dầu gan cá, cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, khoai lang,… 
  • Sắt: bổ sung sắt để cơ thể trẻ có đủ lượng máu nuôi cơ thể, tránh xảy ra tình trạng thiếu máu. Một số thực phẩm giàu sắt: gan động vật, thịt đỏ, hải sản, thịt gà, rau xanh, trứng, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…  

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đa vi chất cho trẻ bị suy dinh dưỡng giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Từ đó, cải thiện chiều cao và cân nặng tốt nhất. 

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cần cung cấp đủ năng lượng qua việc tăng lượng chất béo trong khẩu phần ăn, bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng, đảm bảo cân đối chất dinh dưỡng, bổ sung dầu ăn, cho trẻ uống sữa cao năng lượng trước khi đi ngủ, tẩy giun định kỳ và bổ sung thêm các vi chất cần thiết.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Bổ sung đa dạng thực phẩm vào chế độ ăn của trẻ

Mẫu thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi mà các mẹ tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ. Sau đây là một số gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng theo độ tuổi mà các mẹ có thể tham khảo: 

Thực đơn cho trẻ dưới 1 tuổi bị suy dinh dưỡng

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thoải mái để nâng cao chất lượng sữa cho con bú. Trường hợp các mẹ không đủ sữa mà cần dùng sữa bột thay thế thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về sản phẩm phù hợp. 

Theo các chuyên gia cùng với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và không thêm bất kỳ chất nào từ bên ngoài. Đồng thời, các mẹ nên duy trì cho con bú đến khi tròn 24 tháng tuổi. Đặc biệt, các mẹ tranh thủ cho trẻ bú sữa non trong vòng 72 giờ sau sinh. 

Thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng 6-12 tháng tuổi

Thực đơn dành cho trẻ 6 tháng tuổi 700-800kcal (G:L:P = 50%:40%:10%) phân bổ các cử:

  • 7h: Sữa mẹ/sữa công thức (120ml)
  • 9h: Cháo cá hồi (gạo 15g; cá hồi 15g; rau 15g; dầu ăn 10g)
  • 10h: Chuối
  • 12h: Sữa mẹ/sữa công thức (120ml)
  • 14h: Sữa mẹ/sữa công thức (120ml)
  • 16h: Cháo bí đỏ thịt bằm (gạo 15g; thịt bằm 15g; bí đỏ 15g; dầu ăn 10g)
  • 19h: Sữa mẹ/sữa công thức (120ml)
  • 21h: Sữa mẹ/sữa công thức (120ml)
  • Cử đêm: Sữa mẹ/sữa công thức (120ml)

Tùy vào mức độ suy dinh dưỡng của trẻ sẽ được bổ sung các loại sữa công thức với mức năng lượng khác nhau, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia trước khi sử dụng.

Thực đơn cho trẻ từ 1-2 tuổi suy dinh dưỡng

Trẻ từ 1-2 tuổi chế độ ăn với mức năng lượng cần đạt 900-1000kcal (G:L:P = 50%:40%:10%) phân bổ các cử như sau:

  • 7h: Cháo cá hồi (gạo 30g; cá hồi 25g; rau 25g; dầu ăn 10g)
  • 9h: Sữa mẹ/sữa công thức (150ml)
  • 11h: Cháo bí đỏ thịt bằm (gạo 30g; thịt bằm 25g; bí đỏ 25g; dầu ăn 10g)
  • 14h: Chuối (100g)
  • 15h: Sữa mẹ/sữa công thức (150ml)
  • 17h: Cháo tôm rau ngót (gạo 30g; tôm bằm 25g; rau ngót 25g; dầu ăn 10g)
  • 20h: Sữa mẹ/sữa công thức (150ml)
  • Cử đêm: Sữa mẹ/sữa công thức (150ml)

Thực đơn cho trẻ từ 2-3 tuổi suy dinh dưỡng 

Trẻ từ 2-3 tuổi chế độ ăn với mức năng lượng cần đạt 1100-1200kcal (G:L:P = 50%:40%:10%) phân bổ các cử như sau:

  • 7h: Bún mọc (Bún 80g; Mọc 35g; rau 50g; dầu ăn 10g)
  • 9h: Sữa công thức/ sữa tươi (200ml)
  • 11h: Cơm nát, gà rim, su su xào, canh bí đỏ (cơm 55g; gà 35g; rau củ 50g; dầu ăn 10g)
  • 14h: Táo (160g)
  • 17h: Cơm nát, cá thu sốt cà, canh rau cải (cơm 55g; cá thu 35g; rau củ 50g; dầu ăn 10g)
  • 17h: Cháo tôm rau ngót (gạo 30g; tôm bằm 25g; rau ngót 25g; dầu ăn 10g)
  • 20h: Sữa công thức/ sữa tươi (220 – 250ml)

Nếu như trong ngày trẻ muốn ăn thêm, các mẹ có thể bổ sung thêm sinh tố, hoa quả chín để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ. 

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ăn ngon, mau chóng lớn

Lưu ý khi bổ sung vi chất và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Để trẻ suy dinh dưỡng cải thiện sớm tình trạng, bắt kịp đà tăng trưởng, trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Vệ sinh ăn uống: Mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi, sau khi nấu chín thức ăn nên cho trẻ ăn ngày. Đồng thời, không dắt trẻ ra những nơi có nhiều bụi bặm, công trường xây dựng, đường xá cho ăn… vì đó là nguồn lây nhiều bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. 
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn bên ngoài: Các món ăn lề đường, vỉa hè hay các thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói,… không giàu dưỡng chất, không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa kém, cần nguồn dinh dưỡng chất lượng cao. 
  • Vệ sinh cá nhân: Các mẹ thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ. Đồng thời, hướng dẫn trẻ hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, cơ thể, tạo thói quen rửa tay trước ăn và sau khi đi đại tiện. Hơn nữa, khi tay chân bẩn, các mẹ hướng dẫn và hình thành thói quen cho trẻ vệ sinh, làm sạch ngay không nên đưa lên mặt, trên cơ thể. Ngoài ra, các mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ thường xuyên và ngăn trẻ mút tay, không đưa đồ vật vào miệng để tránh giun sán. 
  • Khích lệ trẻ khi ăn: Các mẹ không nên cáu và quát mắng khi trẻ không ăn hay không muốn ăn. Thay vào đó, các mẹ thường xuyên động viên, khuyến khích, tạo cảm giác vui vẻ trong bữa ăn. 
  • Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý: Các mẹ cho trẻ uống sữa, tập ăn dặm đúng độ tuổi và đúng bữa. Trong thực đơn ăn uống cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ không ngán. 
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng: Các mẹ theo dõi các chỉ số cơ thể của trẻ để biết trẻ phát triển hay chậm chân tại chỗ. 
  • Ngừa và trị bệnh: Khi trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,… không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, các mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Uống thuốc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
  • Khuyến khích trẻ vận động, thể thao thường xuyên: Tập luyện thể dục, vận động cơ thể giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Trẻ vận động cũng giúp cơ thể khỏe và linh hoạt hơn.
  • Bổ sung vi chất cho trẻ: Bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ cần bổ sung vi chất từ các sản phẩm bổ sung bên ngoài cho trẻ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng quá liều mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về sản phẩm phù hợp, tình trạng của trẻ nên bổ sung vi chất nào, liều lượng ra sao,… 

Để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc như vệ sinh ăn uống, không cho trẻ ăn thức ăn bên ngoài, đảm bảo vệ sinh cá nhân, khích lệ trẻ khi ăn, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, theo dõi biểu đồ tăng trưởng, ngừa và trị bệnh một cách cẩn thận, uống thuốc tẩy giun định kỳ, khuyến khích trẻ vận động và bổ sung vi chất cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Bổ sung thêm vi chất cho trẻ

Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng tại NRECI có gì?

Tại NRECI, quá trình tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng bao gồm đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua cân nặng, chiều cao, điều tra khẩu phần ăn, khám lâm sàng và đánh giá tổng quan. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra thực đơn ăn uống phù hợp một cách chi tiết, giúp trẻ phục hồi và phát triển một cách lành mạnh.

Đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng nhiệt huyết, tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ và thấu hiểu cùng bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

  • Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, can thiệp nhiều trường hợp chậm tăng cân, giảm cân ở trẻ em và người lớn.
  • BS Nguyễn Thị Kim Hải – Trưởng khoa dinh dưỡng lớn tư vấn các trường hợp có bệnh lý nền như suy thận, tiểu đường, huyết áp,…
  • BS Nguyễn Thị Hòa – Trưởng khoa dinh dưỡng nhi, can thiệp phần lớn các trường hợp suy dinh dưỡng, thừa cân ở trẻ,…

NRECI không chỉ là nơi tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về dinh dưỡng cho mọi đối tượng mà còn sẵn sàng chia sẻ cùng bạn những khó khăn gặp phải. Hãy để lại thông tin, đội ngũ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng sẽ liên hệ sớm nhất!

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Tư vấn dinh dưỡng cùng BS Hải

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Từ đó, các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo: 

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD