.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ăn ngon, mau chóng lớn

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Giai đoạn bé được 6 7 tháng tuổi, ngoài thức ăn chính là sữa mẹ thì các mẹ nên tập cho bé ăn dặm. Việc này không chỉ tập cho trẻ làm quen với nguồn thức ăn khác mà còn giúp trẻ có được những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể tăng trưởng và phát triển. Lúc này, làm thế nào để thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi hợp lý, khoa học, cân đối là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn, trăn trở. Để giúp bé hào hứng trong các bữa ăn, hấp thu đầy đủ dưỡng chất, các mẹ cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu nào để mẹ nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc phụ huynh nên cho bé ăn dặm từ giai đoạn 6 tháng tuổi và kết thúc ở 24 tháng tuổi. Bởi nếu ăn dặm quá sớm đường tiêu hóa của trẻ rất khó hấp thu, tiêu hóa các chất dinh dưỡng, thậm chí còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do thiếu chất.

Song, các bậc cha mẹ cũng nên theo dõi dấu hiệu và thăm khám dinh dưỡng cho bé. Bởi tùy thuộc vào mỗi trẻ, giai đoạn ăn dặm có thể đến sớm hay đến muộn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Một số cách nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Quan trọng nhất, các bậc phụ huynh cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi thấy những dấu hiệu trẻ sẵn sàng bước vào chế độ ăn dặm:

  • Trẻ có thể ngồi thẳng khi có sự hỗ trợ và có thể tự giữ thẳng đầu mà không cần đỡ. Bởi khi trẻ có khả năng ngồi, sẽ có thể nhai và nuốt đúng cách.
  • Trẻ biết cách tém thức ăn được nhận từ muỗng và có thể nhai thức ăn bằng nướu.
  • Trẻ có nhu cầu ăn nhiều hơn dù đã cho trẻ bú sữa đủ cữ 8-10 lần trong ngày.
  • Trẻ có những biểu hiện thích thú, tò mò về các loại thức ăn. Các mẹ có thể quan sát thất trẻ có những biểu hiện đòi ăn, chăm chú nhìn thức ăn,…

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Khi bắt đầu lên kế hoạch và thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ một số nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

  • Liều lượng ăn: khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, không nhất thiết ăn quá nhiều, bổ sung quá nhiều chất mà cho trẻ ăn số lượng ít đến vừa phải và dần dần có thể nâng lên từng cấp một để trẻ dần quen và thích nghi.
  • Số lượng bữa ăn: cho trẻ ăn 1 bữa/ ngày xen kẽ với việc bú sữa mẹ. Giai đoạn sau có thể tăng dần cữ ăn dặm tùy theo nhu cầu đáp ứng của mỗi trẻ.
  • Độ thô của thức ăn: khi mới cho trẻ ăn dặm, trẻ cần thời gian thích nghi. Vì thế, các món ăn ban đầu loãng, nghiền nguyễn để dễ nuốt và sau đó tăng dần độ thô tùy khả năng của trẻ. Điều này giúp dạ dày của trẻ thích nghi không gây các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn, cho trẻ ăn dặm bột đến cháo trắng sau đó mới tăng cường bổ sung kèm các thực phẩm mềm, tán nhuyễn như bí ngô, khoai lang, thịt, cá, trứng,… bằm
  • Nguyên liệu để chế biến món ăn cho trẻ phải đảm bảo sạch và an toàn, không sử dụng thực phẩm cũ, không hóa chất có hại. Đặc biệt, trước khi chế biến thức ăn cần vệ sinh tay sạch. Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng có thể bắt đầu bằng tinh bột, trái cây, rau xanh dễ tiêu hóa. Đến tháng thứ 7, có thể bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, tôm, cua,… Nếu thực đơn có cá, tôm cần đảm bảo gỡ hết xương, vỏ thật kỹ.
  • Gia vị: chế biến món ăn cho trẻ không nên thêm gia vị quá nhiều. Thời gian đầu, không nên thêm vào để trẻ dễ dàng đón nhận món ăn hơn. Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nêm ít hạt nêm từ thịt, cá để tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, không nên thêm mắm, muối vào món ăn của trẻ nhé.
  • Đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ: thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết: nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Không tạo sức ép, ép trẻ ăn dặm: nếu như trẻ không muốn ăn tiếp, bố mẹ nên tạm ngưng khoảng 5-7 ngày, sau đó thử lại. Việc ép trẻ ăn sẽ ảnh hưởng tâm lý của trẻ, khiến trẻ sinh ra tâm lý lo lắng, sợ sệt trong mỗi bữa ăn.
  • Luôn nhớ giai đoạn 6 7 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chính cho trẻ.
  • Lựa chọn đa dạng thực phẩm, đổi món ăn thường xuyên để trẻ không bị ngán, chán ăn. Bên cạnh đó, cũng kiểm tra xem trẻ có dị ứng, hay không thích thực phẩm nào mà ghi chép lại.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Mẹ nên cho trẻ ăn dặm với liều lượng phù hợp

 

Nên bổ sung những thực phẩm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi?

Việc ăn dặm đúng cách, thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó, hỗ trợ trẻ khỏe, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Thế nên, một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng từ các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt bò, các loại cá, trứng, phô mai, sữa, các loại đậu: đậu pinto, đậu gà, đậu thận, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự,…, các loại hạt: hạt chia, lúa mì, yến mạch, diêm mạch, lúa mạch, óc chó, hạnh nhân, macca,…
  • Thực phẩm giàu tinh bột: các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì,…
  • Thực phẩm giàu chất béo: cân đối cho trẻ bổ sung chất béo động vật và thực vật. Nên sử dụng dầu hạt chế biến món ăn cho trẻ: dầu oliu, dầu mè, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu đậu nành,… Đồng thời, bổ sung chất béo tốt cho trẻ từ các loại cá: cá ngừ, cá hồi,… các loại đậu, các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, hạt macadamia,…
  • Thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả và trái cây: dưa chuột, cà chua, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, đậu hà lan, rau bina, măng tây, khoai tây, cải bắp, rau ngót, mồng tơi, quả bơ, chuối, đu đủ, táo, lê, đào, mơ, mận, kiwi, nho,…

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi một tuần

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần lên kế hoạch và thiết kế một cách khoa học. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để thiết kế thực đơn ăn dặm cho con phù hợp nhất.

Dựa vào khẩu vị, sở thích của trẻ mà cha mẹ thiết kế thực đơn ăn dặm phù hợp nhất. Sau đây là thực đơn để các bậc phụ huynh tham khảo 7 ngày cho trẻ ăn dặm món gì nhé:

Thứ 2: Món cháo bí đỏ

Bí đỏ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn thơm ngon. Đồng thời, màu sắc của bí đỏ cũng giúp trẻ thích thú hơn.

Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 2 thìa cà phê cháo trắng

Cách thực hiện;

  • Hấp bí đỏ đến mềm rồi nghiền nhuyễn
  • Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 gạo 10 nước. Sau khi cháo chín rây qua lưới cho cháo mịn
  • Trộn bí đỏ nghiền nhuyễn với cháo trắng cho trẻ ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Món cháo bí đỏ dinh dưỡng cho bé

Thứ 2: Súp khoai tây

Khoai tây giàu tinh bột, thơm và dễ tiêu hóa với trẻ nhỏ. Súp khoai tây với sữa cho trẻ ăn dặm dễ dàng thực hiện.

Nguyên liệu: Nửa củ khoai tây, 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Hấp khoai chín và nghiền nhuyễn.
  • Thêm sữa vào khoai nấu với lửa nhỏ, sau đó rây mịn rồi cho trẻ dùng.

Thứ 3: Bơ nghiền

Quả bơ rất tốt cho sức khỏe, phù hợp bổ sung cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm bởi bơ mềm và dễ tiêu hóa mà lại giàu dinh dưỡng. Có thể nói đến là chất béo, cùng nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin A, C, B9, khoáng chất như sắt, kali, canxi, magie,…

Nguyên liệu: 30g bơ chín, 50-60ml sữa mẹ hay sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Bơ chín, bỏ vỏ, thái lát và nghiền nhuyễn
  • Trộn đều bơ đã nghiền với sữa và cho trẻ ăn.

Thứ 4: Cháo yến mạch

Yến mạch cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tạo nên món cháo thơm ngon cho trẻ 6 7 tháng tuổi ăn dặm.

Nguyên liệu: 50g yến mạch cán nhỏ, 50-60ml sữa mẹ hay sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Nếu yến mạch chín và nghiền nhuyễn
  • Thêm sữa vào yến mạch rồi nấu với lửa nhỏ, sau đó rây mịn và cho bé ăn.

Thứ 5: Cháo rau

Rau lá xanh là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, đặc biệt chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các mẹ có thể chọn đa dạng rau để nấu cho bé: bông cải xanh, cải bó xôi,…

Nguyên liệu: 3-4 lá cải bó xôi, 2 thìa cà phê cháo trắng

Cách thực hiện:

  • Cải bó xôi rửa sạch và thái nhỏ
  • Nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo 10 nước. Cháo nhừ mẹ cho thêm rau vào và nấu chín.
  • Rây cháo mịn và cho bé ăn.

Thứ 6: Cháo lòng đỏ trứng

Nguyên liệu: 1 bát gạo nhỏ, 1 quả trứng.

Cách thực hiện:

  • Ngâm gạo vào nước lạnh cho mềm rồi nấu thành cháo
  • Lấy 1 quả trứng và hấp chín
  • Sau khi chín, tách lòng đỏ trứng và tán nhuyễn. Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng.
  • Cho lòng đỏ trứng vào nấu cùng cháo.
  • Rây cháo mịn và cho bé ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Món cháo lòng đỏ trứng dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Thứ 7: Cháo ngô, cà rốt

Nguyên liệu: cắt khúc khoảng 1cm ngô ngọt, 20g cà rốt, 2 thìa cà phê cháo trắng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngô, cà rốt và đem đi hấp chín
  • Dùng nước luộc nấu cháo theo tỉ lệ 1:10.
  • Xay nhuyễn ngô và cà rốt
  • Khi cháo gần chín, cho ngô và cà rốt đã xay vào.
  • Rây mịn cháo và cho trẻ ăn.

Chủ nhật: Cháo hạt sen

Hạt sen có vị bùi, thanh rất phù hợp để nấu cháo trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tránh bé khó ăn, các mẹ nên loại bỏ tâm sen trước khi nấu cháo.

Nguyên liệu: 30g hạt sen, 2 thìa cà phê cháo trắng

Cách thực hiện:

  • Tách bỏ tâm sen, đem hạt sen luộc đến chín mềm. Sau đó nghiền nhuyễn.
  • Dùng nước hầm hạt sen nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo, 10 nước. Cháo gần được, thêm hạt sen vào khuấy đều ở lửa nhỏ.
  • Rây cháo mịn và cho trẻ ăn.

Bên cạnh mỗi bữa ăn hằng ngày, các bậc phụ huynh nên cho trẻ làm quen với trái cây qua hình thức tráng miệng. Tùy vào sở thích mà chọn lựa quả phù hợp các mẹ nhé:

  • Ăn thô: nên cắt trái cây vừa theo bàn tay của trẻ để trẻ tự cầm ăn.
  • Nghiền nhuyễn: các trái cây: chuối, đu đủ, lê, táo, bơ, xoài, kiwi, thanh long,… có thể nghiền nhuyễn và đúc trẻ ăn.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng cùng những lời khuyên từ chuyên gia

Một số lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng không hâm đi, hâm lại thức ăn trong 1 ngày

Các bậc phụ huynh nên nấu theo bữa cho trẻ, không nên nấu quá nhiều và hâm đi hâm lại nhiều lần. Điều này không chỉ gây mất chất dinh dưỡng mà còn mất mùi vị thơm ngon của món ăn.

Đặc biệt, tuyệt đối không hâm nóng thức ăn đã xay nhuyễn trong hộp hay túi nhựa. Đồng thời, cũng hạn chế trộn chung các loại thức ăn vào cùng 1 bát hay hộp để hâm nóng.

Lựa chọn các thực phẩm chất lượng

Các ông bố bà mẹ nên chọn mua thực phẩm tươi mới mỗi ngày, đúng mùa, tránh mua trái mùa, nhất là rau củ quả. Bởi trái mùa thường được xử lý bằng nhiều hóa chất. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng

Nước nóng giúp rã đông thực phẩm nhanh hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, với nhiệt độ cao đột ngột như vậy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm rã đông mà còn là mối nguy giúp vi khuẩn bắt đầu phát triển và phá hủy thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Rã đông thực phẩm đúng cách

Không dùng nước lạnh để nấu cháo

Đa phần các mẹ đều không quan tâm yếu tố này mà chủ yếu dùng nước lạnh để nấu cháo cho con. Bởi ít mẹ biết rằng, nếu dùng nước lạnh nấu cháo sẽ làm hạt gạo trương lên, chất dinh dưỡng theo đó tan vào nước. Vì thế, lãng phí dinh dưỡng trong cháo.

Việc dùng nước nóng nấu cháo giúp cháo vừa dẻo mềm, thơm ngon mà không mất đi chất dinh dưỡng.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, các mẹ có thể bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm trong chăm sóc và nuôi dạy con trẻ. Từ đó, giúp bé luôn khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD