Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng giàu dưỡng chất, giúp con phát triển, mẫu thực đơn cho bé 16 tháng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng giàu dưỡng chất, giúp con phát triển, mẫu thực đơn cho bé 16 tháng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng rất quan trọng. Bởi vì, giai đoạn từ 16 – 18 tháng là thời điểm vàng cho sự phát triển nhận thức, thể chất của bé. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng gợi ý đến ba mẹ chế độ dinh dưỡng cho trẻ giàu dưỡng chất giúp con phát triển toàn diện.

Trẻ em 16 tháng tuổi phát triển như thế nào? Có những thay đổi gì?

Ở giai đoạn này, bé trai có cân nặng khoảng 9,4 -11,8kg, chiều cao khoảng 75,4 – 80,2cm. Bé gái nặng khoảng 8,7 – 11,2kg, chiều cao khoảng 73 – 84,2cm. Thời gian ngủ của bé từ 11 – 14 tiếng mỗi ngày, bé chỉ ngủ 2 giấc là giấc trưa và giấc tối.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng
Trẻ 16 tháng có sự phát triển về nhiều mặt

Trẻ 16 tháng tuổi đã có sự phát triển về thể chất khá rõ, bé hiếu động và tò mò với mọi thứ xung quanh hơn. Bé đã có thể thành thục các kỹ năng như:

  • Vịn vào đồ vật và đứng lên, ngồi xuống
  • Tập đi các bước ngắn
  • Đi lùi hoặc đi vòng tròn
  • Cầm nắm đồ chơi, chơi đồ chơi 1 mình
  • Leo lên, xuống giường hoặc cũi
  • Cầm thìa, nĩa lấy thức ăn hoặc cầm bút vẽ nguệch ngoạc
  • Nhảy, múa, hát theo video
  • Bắt chước hành động của người lớn như: dáng đi, cách nói chuyện, biểu cảm khuôn mặt

Nhận thức về thế giới quan của trẻ cũng đã bắt đầu thay đổi. Ba mẹ sẽ bất ngờ khi thấy bé đưa tay lên tai và giả vờ như đang nói chuyện điện thoại. Bé cũng thích khám phá các đồ vật nhiều màu sắc, thích thú khi chơi với thú cưng.

Trẻ 16 tháng ăn bao nhiêu một ngày là đủ? Xây dựng thực đơn cho bé 16 tháng

Trẻ em ở mỗi giai đoạn sẽ có sự phát triển kỹ năng, thể chất khác nhau. Do đó, chế độ đủ dinh dưỡng sẽ đảm bảo cho trẻ có đủ năng lượng để hoạt động. Đây sẽ là nền tảng thể chất cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của bé.

Nhu cầu năng lượng cho trẻ 16 tháng

Đối với trẻ trên 1 tuổi, nhu cầu năng lượng mỗi ngày của trẻ được tính như sau: 1000kcal + 50x(cân nặng hiện tại – 10). Như vậy, trẻ 16 tháng cần 1000 – 1150 cal để đảm bảo năng lượng hoạt động cả ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng
Trẻ 16 tháng cần khoảng 1000 – 1150kcal trong 1 ngày

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng hợp lý và khoa học

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng hợp lý nhất là ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bữa chính có thể là cháo, cơm, mì, soup, bún hoặc phở…. Bữa phụ cho bé ăn phô mai, sữa chua, váng sữa, trái cây… Mặc dù trên 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng của bé từ thức ăn là chính nhưng trẻ vẫn cần bổ sung 400-500ml sữa / ngày.

Đọc thêm: Cách tính nhu cầu năng lượng mỗi ngày cho trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai

Nhóm thực phẩm cần thiết nên bổ sung vào thực đơn cho bé 16 tháng 

Để đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, ba mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc vàng – xanh – đỏ trong bữa ăn. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu về nguyên tắc này như thế nào nhé!

  • Vàng: Màu vàng biểu trưng cho nhóm năng lượng. Các thực phẩm giàu năng lượng như: Cơm, cháo, nui, mì, phở…sẽ giúp bé yêu nạp đầy năng lượng, phát triển não bộ và hệ thần kinh.
  • Xanh: Biểu trưng cho nhóm vitamin và khoáng chất. Có thể kể đến các loại rau củ và trái cây như: rau chân vịt, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, bắp cải, bí đỏ, dâu tây, táo…Vitamin và khoáng chất có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, giúp tăng trưởng và chắc khỏe xương, giúp bộ máy tiêu hóa của bé được hoạt động trơn tru và tăng cường sức đề kháng.
  • Đỏ: Đỏ đại diện cho nhóm chất đạm và chất béo. Chất đạm có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các loại đậu, đỗ. Chất béo có trong các thực phẩm như: dầu, mỡ, phô mai, bơ, sữa chua, các loại hạt có dầu. Nhóm chất này cực kỳ quan trọng vì giúp phát triển tế bào mới làm cơ thể lớn lên, tạo ra men và dịch tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường hormon thần kinh, giúp não bé được phát triển hoàn thiện hơn.

Thực đơn mẫu cho trẻ 16 tháng

Nhiều ba mẹ chắc hẳn vẫn còn băn khoăn chưa biết sắp xếp bữa ăn cho bé như thế nào là hợp lý và đa dạng. Dưới đây là mẫu thực đơn cho bé ba mẹ có thể tham khảo:

Ngày thứ 1:

  • Bữa sáng – Bún tôm thịt bằm
  • Bữa phụ – Táo
  • Bữa trưa – Cơm nát + cá hồi sốt cam + canh rau bó xôi
  • Bữa phụ (chiều) – đậu hũ yến mạch sốt thanh long đỏ
  • Bữa tối – Cơm nát + Chả ức gà + canh rau dền

Ngày thứ 2:

  • Bữa sáng – Mì ý thịt bò bằm
  • Bữa phụ – Chuối
  • Bữa trưa – Cơm nát + Lươn xào chua ngọt + canh bí đỏ
  • Bữa phụ ( chiều) – Panna Cotta xoài
  • Bữa tối – Cơm nát +Trứng hấp rau củ + canh mồng tơi

Ngày thứ 3:

  • Bữa sáng – Nui thịt bằm
  • Bữa phụ – Sữa chua
  • Bữa trưa – Cơm nát + Chả tôm + canh bầu nấu tôm
  • Bữa phụ (chiều) – Bánh khoai lang tím nhân phô mai
  • Bữa tối – Cơm nát + thịt bò bằm sốt bí đỏ + canh bí ngòi

Một số lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ 16 tháng tuổi

Giai đoạn 16 tháng tuổi, bé yêu đang trong quá trình hoàn thiện các kỹ năng về thể chất, nhận thức và cảm xúc. Vì thế, bố mẹ cũng cần lưu ý một số điểm khi chăm sóc trẻ để bé được phát triển khỏe mạnh.

  • Chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ: Hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, các loại nước có ga để tránh làm hỏng men răng. Nên đánh răng cho trẻ hàng ngày bằng bàn chải mềm để tránh sâu răng. Sâu răng làm bé đau nhức, không muốn ăn uống, lâu dần sẽ làm bé có triệu chứng biếng ăn.
  • Cho bé ngủ đủ giấc, không cho trẻ thức quá khuya: Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não và hệ thần kinh.
  • Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ nhóm chất: Đổi món liên tục để bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời kết hợp đầy đủ nhóm chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
  • Thức ăn chế biến mềm, thực phẩm tươi ngon: Hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt vì thế thức ăn cần chế biến mềm, lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Cần can thiệp y tế khi thấy bé có những biểu hiện bất thường: Bé chưa biết bò, chưa nói được từ đơn lẻ, không nhận biết sự vật xung quanh,…
  • Khuyến khích bé phát triển nhận thức, cảm xúc: Việc chơi đùa cùng với bé, cho bé chơi đồ chơi theo ý thích, đọc truyện cho bé trước giờ đi ngủ,…
  • Cân bằng cảm xúc khi bé nhõng nhẽo: Giai đoạn này bé sợ xa cách và sẽ bám bố mẹ hơn, không kiểm soát được cảm xúc nên dễ nổi giận dễ cười. Chính vì vậy, bố mẹ hãy ôm bé, thì thầm vào tai bé những lời yêu thương, chọc bé cười để bé bình tĩnh và giúp bé mau chóng cân bằng lại cảm xúc.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng
Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ nhóm chất cho bé

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng khoa học, giàu dưỡng chất chính là nền tảng vững chắc để bé được phát triển toàn diện. Chúng tôi biết rằng mỗi đứa trẻ có 1 thể chất và quá trình phát triển khác nhau. Chính vì vậy, nếu ba mẹ còn băn khoăn hãy để NRECI đồng hành và tư vấn cho ba mẹ nhé!

Vì sao bố mẹ nên khám dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng biếng ăn?

Khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng tuổi có vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Dưới đây là một số lý do vì sao nên can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng biếng ăn:

  • Hỗ trợ phát triển toàn diện: Bé 16 tháng đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về thể chất lẫn tâm hồn, vì thế chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp hỗ trợ sự phát triển về hệ thần kinh, xương, cơ quan khác trong cơ thể.
  • Tạo thói quen ăn uống tốt: Xây dựng thói quen ăn uống tốt cho trẻ và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng tốt còn tăng cường hệ thống miễn dịch của bé, giúp chống lại các vi khuẩn gây hại.
  • Các bác sĩ tại NRECI sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ về các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ, liều lượng dùng phù hợp để trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, những trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng sẽ được chẩn đoán và can thiệp vào chế độ ăn để cải thiện và phát triển phù hợp với độ tuổi và các bạn cùng trang lứa.

Vậy nên, việc tư vấn dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng tuổi giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những thay đổi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ cao lớn, phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng
Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ cùng BS Hải – NRECI

Xem thêm: 

Rate this post

Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ

Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Đăng ký Khóa học dinh dưỡng

Form Đăng ký khóa học [1]

Bài Liên Quan
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Khoai lang là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mỗi người chúng ta và thường xuất hiện trong các chế...
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Khám phá lợi ích, thành phần dinh dưỡng của chuối với sức khỏe
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng riêng mà chúng sở hữu. Tuy nhiên, điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng...
HÌNH ẢNH TẠI BUỔI THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ XƯƠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2022 - NCS: ĐẶNG NGỌC HÙNG
Nội dung chínhTrẻ em 16 tháng tuổi phát triển như thế nào? Có những thay đổi gì?Trẻ 16 tháng ăn bao nhiêu một ngày là đủ? Xây dựng thực đơn...
Giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Ngô ngọt ngày càng được nhiều chị em truyền tai nhau như một người bạn thân thiết trong quá trình giảm cân. Không chỉ vậy, ngô ngọt còn mang đến...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD