.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

0

Xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi cần lưu ý những gì? Đối với trẻ 7 tháng tuổi việc xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày luôn là điều khiến cho các bậc cha mẹ đau đầu vì không biết nên bổ sung dinh dưỡng và chế biến các thực phẩm như thế nào là hợp lý cho bé. Do đó, xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi cần chuẩn bị những gì trước mỗi bữa ăn và xây dựng các bữa ăn như thế nào là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng cũng như cách chế biến các món ngon cho bé yêu ngon miệng mỗi ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở nên thì bé đã bắt đầu có thể làm quen với việc ăn dặm cùng các loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhằm bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời việc ăn dặm sẽ giúp trẻ học các thói quen nhai nuốt phục vụ cho hệ tiêu hóa phát triển của trẻ nhỏ.

Khi trẻ đến giai đoạn 7 tháng tuổi thì chế độ ăn dặm của trẻ bắt đầu có sự thay đổi từ 1 bữa ăn dặm trong ngày chuyển sang 2 bữa ăn dặm trong ngày. Đồng thời, việc bổ sung đa dạng các nguồn dinh dưỡng với các loại thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng.

Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi có thể kết hợp ăn dặm và bú sữa mẹ

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi:

  • Đối với trẻ 7 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thực đơn ăn dặm là thực phẩm giúp trẻ tập làm quen với việc nhai nuốt và bổ sung thêm một phần dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Mỗi ngày trẻ cần duy trì 5-6 cữ bú tương đương với từ 700-900 ml sữa.
  • Đối với trẻ 7 tháng tuổi mỗi ngày nên cho trẻ ăn 2-3 bữa ăn dặm với 100-200ml bột hoặc cháo rây mỗi bữa ăn.
  • Trong thực đơn ăn dặm của trẻ cần đảo bảo các nguồn dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ các nhóm chất đạm-đường-béo.

Đối với trẻ 7 tháng tuổi việc chế biến các nhóm thực phẩm nhằm đảm bảo cung cấp đủ 3 nhóm dinh dưỡng chủ yếu trong mỗi bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng là điều cực kỳ quan trọng. Trẻ 7 tháng tuổi có thể ăn được những loại thực phẩm được chế biến sau:

  • Nhóm tinh bột: Cháo nhuyễn, súp, mì nấu mềm, các loại ngũ cốc xay nhuyễn,…
  • Nhóm chất đạm: Cá, thịt được xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn, lòng đỏ trứng gà nấu chín, đậu phụ hấp,…
  • chất béo: là nhóm chất quan trọng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất béo: thịt mỡ, dầu ăn, các loại cá béo, các loại hạt…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ được băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn, các loại củ rau được làm chín và nghiền nhuyễn, các loại nước ép hoa quả, các loại quả chín mềm nghiền nhuyễn,…

 

Bố mẹ lưu ý nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi cần lưu ý những nguyên tắc dinh dưỡng nào? Lúc này khi trẻ được 7 tháng tuổi ngoài việc lựa chọn đa dạng các nguồn thức ăn cho trẻ thì các bậc cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một số lưu ý trong nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi:

Cân bằng, đủ chất dinh dưỡng

Đối với trẻ 7 tháng tuổi việc cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng và đảm bảo theo nhu cầu của trẻ vừa giúp trẻ phát triển tốt đồng thời còn giúp trẻ tạo hứng thú với ăn uống cùng việc học hỏi thêm nhiều kỹ năng ăn uống khác.

Các nhóm vi chất cần bổ sung cho trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi như:

  • Canxi: Là thành phần giúp trẻ phát triển xương và chiều cao, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Mỗi ngày trẻ cần 400mg canxi/ngày. Các nhóm thực phẩm giúp cung cấp canxi cho trẻ như các loại trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá, tôm, hải sản, các loại hoa quả, đậu đỗ,….
  • Sắt: Là thành phần dinh dưỡng giúp sản sinh ra các tế bào máu. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò và các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt họ đậu, ngũ cốc.
  • Kẽm: Là thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ nhỏ. Trẻ thường dễ bị nhiễm khuẩn và ốm khi thiếu kẽm. Những nguồn thực phẩm chứa kẽm như thịt bò, thịt gà tây, tôm, bí ngô, các loại đậu như đậu lăng, hạt vừng. Măng tây,….
  • Vitamin C: Là nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt cần thiết vừa giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh vừa giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Nguồn vitamin C dồi dào chủ yếu trong các loại trái cây và rau quả đặc biệt là các loại quả mọng nước như dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, ổi, đu đủ, xoài, kiwi, bông cải xanh,….
  • Vitamin D: Vitamin D là nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường hấp thụ canxi giúp hệ xương chắc khỏe để trẻ bắt đầu cho giai đoạn tập đứng, tập bò, tập đi,….Do vậy nhu cầu vitamin D ở trẻ là cực kỳ lớn. Vitamin D được bổ sung qua nguồn thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa,…Bên cạnh đó thường xuyên cho trẻ tắm nắng và các hoạt động ngoài trời cũng góp phần tăng cường vitamin D.
  • Vitamin A: Giúp tăng cường thị lực sáng mắt, tránh các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà do thiếu vitamin A. Vitamin A có nhiều trong các loại rau củ quả màu cam như cà rốt, các loại rau lá xanh đậm, cá, thịt,…
  • Omega-3: Đây là loại dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho trí não giúp trẻ phát triển trí não cho việc học hỏi, quan sát xung quanh và tư duy phát triển. Các loại thực phẩm giúp cung cấp nguồn omega-3 dồi dào như cá biển, cá da trơn, các loại tảo biển, các loại hạt như quả óc chó, hạt lanh, hạt chia,….
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
Mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất

Lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ

Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau với lượng ăn khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý đến lượng ăn của trẻ mỗi ngày sao cho phù hợp. Thông thường sẽ từ 100-200ml cháo cho mỗi bữa ăn cùng với các loại rau, thịt nghiễn nhuyễn. Tuy nhiên, ngoài lượng cháo cho mỗi bữa ăn thì trẻ vẫn cần bổ sung chủ yếu là sữa tương đương 600-800ml sữa mỗi ngày hoặc hơn tùy nhu cầu của trẻ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ ăn và gây nên chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ.

Đọc thêm: Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Lượng ăn bao nhiêu trong một ngày?

Ăn đủ bữa và đúng giờ

Khi cho trẻ ăn dặm thì việc cho trẻ ăn đủ bữa và đúng giờ là điều quan trọng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học đồng thời giúp hệ tiêu hóa của trẻ phát triển khỏe mạnh mà không gặp bất kỳ ảnh hưởng nào. Các bậc cha mẹ nên thiết lập cho trẻ các khung giờ ăn dặm cố định đồng thời khoảng cách các bữa ăn không nên quá xa hoặc quá gần làm ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống của trẻ. Tốt nhất hai bữa ăn dặm của trẻ nên cách nhau ít nhất là 4 giờ trở nên.

Lịch tham khảo về chế độ ăn dặm cũng như sinh hoạt của trẻ 7 tháng tuổi:

  • 5-6 giờ sáng: Trẻ thức dậy ăn sữa công thức hoặc bú mẹ
  • 7-8 giờ sáng: Trẻ ăn dặm bữa sáng
  • 9 giờ: Ăn sữa và ngủ
  • 10 giờ: Thức giấc
  • 12 giờ trưa: Ăn sữa và ngủ trưa
  • 15 giờ chiều: Thức dậy và ăn sữa
  • 17-18 giờ: Ăn dặm bữa tối
  • 20 giờ: Ăn sữa và đi ngủ
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
Cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa

Tham khảo thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi

Đa dạng về thực đơn trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ 7 tháng tuổi là biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, để xây dựng một thực đơn mà không khiến các bậc cha mẹ đau đầu là điều không phải dễ dàng. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

Thứ hai và thứ 4

  • Sáng: sữa 150ml
    • Bữa ăn dặm sáng: Bột hoặc cháo rây nấu cùng thịt lợn và rau ngót nghiền nhuyễn
    • Bữa phụ sáng: 1/2 quả chuối + sữa chua
    • Trưa: sữa 150ml
    • Bữa ăn dặm chiều: Bột hoặc cháo rây nấu cùng tôm và rau cải xay nhuyễn
  • Tối: 150ml sữa
  • Khuya: 150ml sữa

Thứ ba và thứ 5

  • Sáng: sữa 150ml
    • Bữa ăn dặm sáng: Bột hoặc cháo rây nấu cùng cua và bí đỏ nghiền nhuyễn
    • Bữa phụ sáng: 50g đu đủ chín nghiền nhuyễn + phô mai
    • Sữa: 150ml sữa
    • Bữa phụ chiều: Nước ép dưa hấu
    • Bữa ăn dặm chiều: Bột hoặc cháo rây nấu cùng thịt bò và rau bina nghiền nhuyễn
  • Tối: 150ml sữa
  • Khuya: 150ml sữa

Thứ 6 và chủ nhật

  • Sáng: 150ml sữa
    • Bữa ăn dặm sáng: Bột hoặc cháo rây nấu cùng cá hồi và bí đỏ nghiền nhuyễn
    • Bữa phụ sáng: 1/2 quả hồng xiêm + sữa chua
    • Sữa: 150ml
    • Bữa ăn dặm chiều: Bột hoặc cháo rây thịt heo với khoai tây nghiền nhuyễn
  • Tối: sữa 150ml
  • Khuya: 150ml

Thứ bảy

  • Sáng: sữa 150ml
    • Bữa ăn dặm sáng: Bột hoặc cháo rây lươn đồng với bí ngòi nghiền nhuyễn
    • Bữa phụ sáng: 50g xoài chín nghiền nhuyễn + sữa chua
    • Sữa: 150ml
    • Bữa ăn dặm chiều: Bột hoặc cháo rây tim gà với đậu bắp nghiền nhuyễn
  • Tối: sữa 150ml
  • Khuya: sữa 150ml
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi nên đa dạng các loại thực phẩm

Mách cho bố mẹ một số mẹo để bé tập ăn, ăn nhanh chóng

Với mỗi trẻ trong quá trình ăn dặm sẽ có nhu cầu và sự hứng thú với đồ ăn khác nhau. Không phải em bé nào cũng sẵn sàng ăn ngon để các bậc cha mẹ yên tâm mà không có bất kỳ lo lắng nào về việc ăn uống của con. Ngoài việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi thì việc giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về dinh dưỡng cũng như hiểu biết về cách chăm các bé trong các khóa học dinh dưỡng cũng như đào tạo dinh dưỡng mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Một số mẹo giúp bé yêu của bạn tập ăn nhanh và ăn ngoan:

  • Không nên ép trẻ ăn và để trẻ tự do với việc ăn uống. Nếu trẻ ăn ít trong các bữa ăn dặm thì cha mẹ nên bổ sung thêm sữa sau các bữa ăn dặm.
  • Quan sát phản ứng của trẻ với các loại thức ăn và kịp thời phát hiện các dấu hiệu dị ứng cũng như việc trẻ thích ăn các loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào.
  • Cho trẻ ăn ở một nơi và thời gian ăn uống cố định. Điều này giúp cho trẻ có thói quen phản xạ ăn uống đúng đủ khoa học.
  • Nên cho trẻ khám phá bữa ăn của mình bằng việc cầm nắm thức ăn. Điều này vừa có lợi cho việc cầm nắm của trẻ cũng như tính tự giác khi ăn của trẻ.
  • Không nên làm trẻ mất tập trung khi ăn bằng việc xem phim, lướt điện thoại hoặc nô đùa làm ồn.
  • Luôn xử lý kịp thời khi trẻ có các dấu hiệu nghẹn, sặc khi ăn.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh cũng như thay đổi cách chế biến giúp bé thấy ngon miệng với các loại thức ăn khác nhau.

Việc làm đa dạng và phong phú thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi để trẻ có thể làm quen cũng như hình thành thói quen ăn uống là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ. Những món ăn đa dạng và phong phú giúp trẻ có đầy đủ nguồn dưỡng chất để phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

Hãy tham gia các khóa học dinh dưỡng cũng như đào tạo dinh dưỡng để có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về việc chăm sóc trẻ mỗi ngày. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng hiện nay. Bên cạnh đó, Viện còn cung cấp nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm bổ ích về việc chăm sóc sức khỏe, cách chăm sóc con đúng cách.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD