.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho trẻ thiếu máu

7 thực đơn cho trẻ thiếu máu giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện

0

Tại sao việc xây dựng thực đơn cho trẻ thiếu máu lại quan trọng đến vậy? Thiếu máu là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Thiếu máu có thể là biểu hiện của nhiều rối loạn bất thường diễn ra trong cơ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thiếu máu ở trẻ thường do tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt. Do đó việc xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Ở bài viết này Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về việc xây dựng thực đơn cho trẻ thiếu máu, cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ thiếu máu: Nguyên nhân và triệu chứng

Thiếu máu ở trẻ em là một rối loạn máu phổ biến xảy ra khi trẻ có quá ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh thực hiện chức năng trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể vì chúng cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Quá trình này diễn ra thông qua một loại protein bên trong mỗi tế bào hồng cầu có tên gọi là huyết sắc tố. Nếu không được cung cấp đầy đủ oxy, hầu hết mọi hoạt động sinh lý bình thường diễn ra trong cơ thể đều gặp trở ngại. Khi đó, trẻ sẽ luôn cảm thấy rất mệt mỏi, yếu ớt, đồng thời, tình trạng nặng hơn của sự thiếu hụt oxy trong cơ thể có thể gây nên tổn thương các mô và cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thiếu máu xảy ra khi các hồng cầu trong cơ thể bị phá hủy nhanh chóng, mất đi hoặc không tạo ra các tế bào hồng cầu mới đủ nhanh. Thiếu máu phổ biến ở trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên khi giai đoạn tăng trưởng nhanh đòi hỏi nhu cầu cung cấp sắt và các chất dinh dưỡng khác cao hơn bình thường.

Thực đơn cho trẻ thiếu máu
Thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ

Các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em, cao nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Thiếu máu không tái tạo: Là tình trạng tủy xương của trẻ không tạo đủ các tế bào hồng cầu mới.
  • Hội chứng tan máu, thiếu máu tán huyết: Nguyên nhân là do cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn bình thường và tủy xương không kịp tạo ra các tế bào thay thế mới đủ nhanh.
  • Thiếu máu thiếu sắt: Sắt là nguyên liệu vô cùng quan trọng trong quá trình tạo máu. Thiếu chất sắt trong chế độ ăn, cơ thể trẻ không hấp thụ được chất sắt hoặc tăng tiêu thụ sắt (ví dụ như chảy máu, kinh nguyệt) đều có thể dẫn tới thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Thiếu máu thiếu sắt cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng thiếu máu ở trẻ. Tuy nhiên, may mắn là tình trạng này có thể thay đổi được nếu trẻ được cung cấp thực đơn cho trẻ thiếu máu phù hợp.
  • Bệnh lý thiếu máu hồng cầu hình liềm: Bình thường hồng cầu có hình đĩa, lõm hai mặt. Khi có một rối loạn nào đó, tủy xương sẽ tạo ra tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường. Hồng cầu hình liềm thường dính, cứng, dễ gãy và cong như lưỡi liềm làm tắc nghẽn các mạch máu và ngăn cản sự lưu thông và trao đổi oxy thích hợp tới các mô và cơ quan trong cơ thể.
  • Bệnh lý thiếu di truyền thalassemia: Là một nhóm bệnh lý rối loạn về máu di truyền mà bố mẹ có thể truyền sang cho con cái. Trong thalassemia tủy xương cũng tạo ra các hồng cầu bất thường. Các triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào phân loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây thiếu máu khác có thể gặp bao gồm: bệnh tự miễn, rối loạn đông cầm máu, chảy máu do chấn thương, ung thư, một số loại thuốc và tình trạng nhiễm trùng.

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị thiếu máu

Mỗi đứa trẻ có thể gặp các triệu chứng thiếu máu khác nhau. Một số triệu chứng đặc hiệu đối với từng nguyên nhân gây thiếu máu nhưng hầu hết là không đặc hiệu. Thiếu máu cũng có thể là một triệu chứng liên quan đến các bệnh khác. Các triệu chứng thiếu máu được ghi nhận thường xuyên nhất bao gồm:

  • Da niêm mạc nhợt nhạt
  • Tăng nhịp tim ( nhịp tim nhanh )
  • Khó thở, hoặc thở nhanh
  • Thiếu năng lượng, hoặc dễ mệt mỏi
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng dậy
  • Đau đầu
  • Cáu gắt
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Vô kinh hoặc chậm kinh
  • Lưỡi đau hoặc sưng (viêm lưỡi)
  • Vàng da, niêm mạc mắt và miệng
  • Lách to, gan to
  • Chậm tăng trưởng và phát triển
  • Chậm lành vết thương và mô bị suy yếu
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Trẻ thiếu máu thường chậm tăng trưởng và phát triển

Điều quan trọng là phải hiểu rằng một số triệu chứng thiếu máu có thể giống với triệu chứng của các vấn đề y tế phổ biến khác hoặc rối loạn máu khác. Bởi vì một số triệu chứng này cũng có thể chỉ ra các tình trạng khác và thiếu máu có thể là triệu chứng của một vấn đề y tế khác. Do đó, tình trạng thiếu máu ở trẻ phải được đánh giá bởi chuyên gia y tế có trình độ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn cho trẻ thiếu máu

Thực đơn cho trẻ thiếu máu cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ: Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thiếu máu ở trẻ là do thiếu sắt. Vì vậy bổ sung các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt cừu chứa nhiều sắt trong thực đơn cho trẻ thiếu máu là điều hết sức cần thiết. Các loại thịt đỏ giúp trẻ phòng ngừa thiếu máu, đồng thời giúp giảm nồng độ cholesterol máu hiệu quả.
  • Hải sản: Đây là một thực phẩm dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho trẻ thiếu máu. Hải sản có chứa rất nhiều sắt và các vitamin có lợi cho sức khỏe. Các loại hải sản nên cho bé ăn nhằm mục đích phòng chống tình trạng thiếu máu được khuyến khích bao gồm: cá, sò, nghêu, hến, tôm, trai, cua…
  • Gan lợn: Gan lợn có chứa nhiều vitamin A, D, B cùng các khoáng chất thiết yếu quan trọng khác giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh. Do đó, mẹ nên cân nhắc việc bổ sung gan lợn trong thực đơn hàng ngày cho trẻ.
  • Rau củ và trái cây xanh: Rau xanh có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Mẹ nên cung cấp cho bé các loại rau xanh và trái cây như: cải xoăn, rau diếp, cải bó xôi, bí ngô, rau ngót, súp lơ xanh, khoai tây và các loại đậu đỗ, dưa hấu, dâu tây, nho, đu đủ, chà là, chuối, mận……Các loại rau và trái cây cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu ích giúp trẻ bù đắp lượng sắt còn thiếu trong cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt hiệu quả: Cam, chuối, quýt, đu đủ, rau muống, rau ngót,…
Thực đơn cho trẻ thiếu máu
Bổ sung các loại thịt đỏ vào thực đơn cho trẻ thiếu máu

Thực đơn cho trẻ thiếu máu 7 ngày

Trẻ từ 7-9 tháng

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, CN Thứ 7
6h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
8h cháo trứng Cháo tôm cháo gan cháo thịt bò
10h Chuối tiêu 1/3 quả – ½ quả Đu đủ: 100g Hồng xiêm: 1 quả Xoài: 100g
11h Bú mẹ Bú mẹ cháo mẹ Bú mẹ
14h cháo tim cháo thịt bò cháo cá quả cháo tôm
16h Nước cam Chuối tiêu Đu đủ Nước cam
17h đến sáng hôm sau Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ

Trẻ từ 10-12 tháng thiếu máu

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, CN Thứ 7
6h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
8h cháo cá lóc cháo thịt gà cháo thịt bò cháo trứng
10h Chuối tiêu 1/2 quả – 1 quả Đu đủ: 200g Hồng xiêm: 1 quả Xoài: 200g
11h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
14h cháo trứng cháo cua cháo tôm cháo gan
16h Nước cam Nước cam Nước cam Nước cam
18h cháo cá cháo tim (gà, lợn) cháo cháo thịt nạc
19h đến sáng hôm sau Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ

Trẻ 1-2 tuổi thiếu máu

Thay thế các bữa bột bằng các bữa cháo nấu với các loại thực phẩm giàu sắt. Đối với trẻ lớn nên cho ăn cơm với các loại thức ăn có chứa nhiều chất sắt. Cho trẻ ăn thêm sữa chua 1 – 2 hộp/ngày, ăn các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Thực đơn cho trẻ thiếu máu
Thực đơn cho trẻ thiếu máu
Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, CN Thứ 7
6h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
8h Cháo tôm Cháo thịt gà Cháo thịt bò Cháo trứng
10h Sữa chua: 200ml Đu đủ: 200g Sữa chua: 200ml Xoài: 200g
11h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
14h Súp thịt bò khoai tây Súp đậu xanh bí đỏ Cháo tim (lợn, gà) Cháo cá
16h Nước cam Sữa chua: 200ml Nước cam Sữa chua: 200ml
18h Cháo cá Cháo lươn Cháo gan (gà, lợn) Cháo gà
21h Cháo trứng Cháo tôm Cháo bầu dục Cháo thịt bò
22h đến sáng hôm sau Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ

Một số lưu ý cho mẹ khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ thiếu máu

  • Mẹ cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt khi có thai và khi cho con bú. Bổ sung sắt theo đúng yêu cầu của Bác sĩ. Uống bổ sung viên sắt liên tục từ khi biết có thai cho đến một tháng sau khi sinh.
  • Thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất sáu tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, lựa chọn các loại thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng và thay đổi phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Sử dụng nước sạch, ăn uống hợp vệ sinh để phòng tránh các bệnh gây ra do giun sán và tiêu chảy
  • Cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần khi trẻ được từ 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ, các triệu chứng thiếu máu có thể nhận biết được, cũng như thực đơn cho trẻ thiếu máu. NRECI được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Các khoá học dinh dưỡng tại NRECI được thiết kế lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với nhiều đối tượng học viên. Song, học viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học và vận dụng các kiến thức dinh dưỡng vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể liên hệ với NRECI để được đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho con, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và có những điều chỉnh phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay gặp phải khó khăn gì trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho con, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Xem thêm: 

5/5 - (3 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD