10+ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, 7 tháng tăng cân khỏe
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng cần lưu ý về liều lượng, số bữa ăn, độ thô thức ăn, gia vị, nguyên liệu chế biến và đa dạng thực phẩm, cân bằng chất dinh dưỡng cho bé. Viện Dinh dưỡng NRECI sẽ chia sẻ đến cha mẹ một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng để đồng hành cùng con “ăn dặm không phải cuộc chiến”. |
Trong giai đoạn các bé từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính vẫn là sữa mẹ. Việc ăn dặm tại thời điểm này phần nhiều sẽ mang tính chất tập cho bé làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Tin liên quan:
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng
Như đã đề cập, các bé 6 tháng tuổi vẫn cần được duy trì sữa mẹ nên chỉ cần ăn dặm 1 bữa/ngày. Cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng tuổi phù hợp, đồng thời cần thực hiện nghiêm chỉnh. Điều này sẽ giúp bé tập được thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cụ thể lịch ăn dặm cho bé 6 tháng:
Thời gian biểu |
|
Giờ | Hoạt động |
7g – 8g | Ti mẹ/ sữa công thức (120ml) |
9g30 – 10g | Ăn cháo/bột (15g gạo; 15g thịt/cá; 15g rau củ + 10g dầu) |
11g | Trái cây |
12g | Ti mẹ/ sữa công thức (120ml) |
14g | Ti mẹ/ sữa công thức (120ml) |
16g | Ăn cháo/bột (15g gạo; 15g thịt/cá; 15g rau củ + 10g dầu) |
19g | Ti mẹ/ sữa công thức (120ml) |
21h | Ti mẹ/ sữa công thức (120ml) |
Cử đêm | Ti mẹ/ sữa công thức (120ml) |
Video hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé
Để giúp bậc cha mẹ không cần “vắt óc suy nghĩ” thực đơn ăn dặm mỗi ngày, đặc biệt là những ngày khởi đầu ăn dặm cho bé. Viện NRECI sẽ giới thiệu đến bạn các món ăn trong thực đơn đa dạng, thay đổi giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị | Cách làm | |
Thực đơn cháo bí đỏ: Bí đỏ thơm, ngọt là món ăn hầu như mọi bé đều ưa thích. Màu sắc bí đỏ khá hấp dẫn nên đâu cũng là lý do mà nhiều mẹ chọn món ăn bí đỏ là thức ăn cho bé ăn dặm đầu tiên. |
|
|
Thực đơn có súp khoai tây: Khoai tây là thực phẩm chứa lượng tinh bột cao, dễ hấp thu. Do đó, để các bé 6 7 tháng ăn dặm đúng cách thì mẹ cần chế biến khoai tây với sữa nhằm thay thế cho món cháo hàng ngày. |
|
|
Thực đơn có cháo yến mạch: Yến mạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. |
|
|
Thực đơn súp đậu: Nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm họ đậu chứa khá nhiều các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, dễ hấp thụ. Do đó, các mẹ đừng quên bổ sung món ăn họ đậu và thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng. |
|
|
Thực đơn cháo hạt sen: Hạt sen có vị thanh bùi, phù hợp cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, tâm sen sẽ có vị đắng nên các mẹ nên lưu ý tách tâm sen ra trước khi chế biến cho bé.
|
|
|
Thực đơn ngô ngọt, cháo cà rốt nấu tôm: Với món ăn này, nếu bé có khả năng ăn thô tốt. Mẹ có thể cho bé gặm thử ngô ngọt và cà rốt đã nấu chín. Ngược lại, nếu mẹ không an tâm thì có thể xay mịn và thêm vào cháo như bình thường.
|
|
|
Thực đơn cháo chuối: Chuối giàu khoáng chất, vitamin, dễ tiêu hóa nên thích hợp bổ sung trong giai đoạn đầu khi mẹ lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng. |
|
|
Thực đơn cháo khoai tím: Khoai lang tím rất giàu chất dinh dưỡng, chất xơ sẽ giúp bé hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. |
|
|
Ngũ cốc gạo táo |
|
Xay táo đã hấp thành nhuyễn, sau đó cho bột ăn dặm và khuấy với táo là hoàn thành. |
Thực đơn có trái cây tráng miệng: Kèm theo mỗi bữa ăn, mẹ có thể cho các bé làm quen với vị trái cây tráng miệng. Tùy vào sở thích và khả năng của mỗi bé mà mẹ chọn cách nếm trái cây phù hợp:
|
Trên đây là thực đơn các món mà mẹ có thể thay đổi thường xuyên trong suốt quá trình ăn dặm của bé. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp con phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần, đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kỳ giúp can thiệp kịp thời tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể cho con đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
Các nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé
Ăn dặm là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình dinh dưỡng của bé. Để đảm bảo bé làm quen và thích nghi tốt với giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Khởi đầu từ từ: Bắt đầu với lượng nhỏ, tăng dần theo khả năng của bé.
- Số lượng bữa ăn: Bắt đầu với 1 bữa/ngày, xen kẽ bú mẹ, sau đó tăng dần theo nhu cầu của bé.
- Độ thô của thức ăn: Bắt đầu với thức ăn loãng, nghiền nhuyễn, sau đó tăng dần độ thô theo khả năng nhai nuốt của bé.
- Nguyên liệu sạch, an toàn: Sử dụng thực phẩm tươi, không hóa chất, chế biến vệ sinh.
- Không thêm gia vị: Tránh muối, mắm và các loại gia vị khác trong năm đầu đời.
- Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng: Đa dạng thực phẩm, cung cấp đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Không ép bé ăn: Tôn trọng sự tự do ăn uống của bé, không ép buộc khi bé không muốn ăn.
- Đa dạng thực đơn: Thường xuyên thay đổi món ăn để bé không bị chán và khám phá được nhiều hương vị mới.
- Theo dõi phản ứng của bé: Quan sát xem bé có dị ứng hoặc không thích loại thực phẩm nào để điều chỉnh thực đơn phù hợp.
Lưu ý: Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé dưới 1 tuổi. Ăn dặm chỉ là bước bổ sung để bé làm quen với thức ăn đặc và đa dạng hóa khẩu vị.
Khi bắt đầu ăn dặm cho bé 6-7 tháng, bố mẹ cần theo dõi liều lượng, bắt đầu từ lượng ăn ít và tăng dần. Đảm bảo thực đơn đa dạng, không thêm gia vị và không ép bé ăn. Bên cạnh đó, cần lựa chọn thực phẩm an toàn và vệ sinh, thay đổi món ăn thường xuyên để bé không chán.
Xem thêm: Cẩm nang ăn dặm cho bé
Những loại thực phẩm nên cho bé ăn khi bắt đầu ăn dặm
Việc ăn dặm cần được đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ bé phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng cần phải đảm bảo được cung cấp đủ các chất sau:
- Chất đạm: Cá, trứng, thịt bò,các loại đậu,…
- Tinh bột: Khoai lang, ngũ cốc, mì ống, bánh mì, khoai tây,…
- Vitamin: Có trong các loại rau củ quả.
- Chất béo: Có nhiều trong hạt, dầu thực vật, bơ, mỡ động vật
Đây là 4 nhóm dưỡng chất cần thiết, quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn bé ăn dặm, bố mẹ cần bổ sung thêm:
- Sắt: Có trong các loại đậu tây, đậu đen, các loại rau có màu xanh đậm.
- Vitamin D: Ăn dặm với nguyên liệu từ cá hồi để bổ sung vitamin D, bên cạnh đó vẫn tiếp tục bổ sung vitamin D từ thực phẩm chức năng.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng cần đảm bảo cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, vitamin và chất béo. Ngoài ra, cần bổ sung sắt từ đậu tây, đậu đen và rau xanh đậm màu, cũng như vitamin D từ cá hồi và thực phẩm chức năng.
Cách chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 7 tháng
Thực tế, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng chỉ gồm các món ăn đơn giản, không cần cha mẹ nếu nướng quá cầu kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong cách chế biến, giúp bé ăn dặm đúng cách.
Không nên hâm đi hâm lại cháo nhiều lần trong 1 ngày
Mẹ không nên nấu quá nhiều trong một ngày, vì lúc này bé còn nhỏ và chưa thể ăn được nhiều. Nếu mẹ lỡ tay nấu nhiều thì cần chia nhỏ số cháo còn dư và cho vào tủ lạnh bảo quản.
Nên chọn thực phẩm theo mùa để chế biến
Nhằm đảm bảo độ tươi cũng như tránh lượng dư của các thuốc bảo quản, mẹ nên chọn các loại rau củ theo mùa. Nếu được, mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun các loại thuốc gây hại đối với sức khỏe của bé.
Không nên rã đông thực phẩm với nước nóng hoặc nhiệt độ phòng
Tránh rã đông thịt, cá bằng nước nóng hoặc để ở nhiệt độ phòng, vì điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm và làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Cách rã đông đúng: Cho thực phẩm đông lạnh xuống ngăn mát tủ lạnh trước 4-5 tiếng trước khi chế biến. Đây là cách an toàn và giúp bảo toàn chất dinh dưỡng tốt nhất.
Khi chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 6 7 tháng, mẹ cần hạn chế hâm nóng cháo nhiều lần trong ngày, chọn thực phẩm theo mùa và tránh rã đông bằng nước nóng hoặc nhiệt độ phòng để bảo quản dinh dưỡng và đảm bảo sự an toàn thực phẩm.
Lời khuyên của chuyên gia khi cho trẻ ăn dặm
Trong suốt quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng. Cha mẹ cần lưu ý một số lời khuyên của chuyên gia để quá trình ăn của con được tốt nhất.
Những điều nên làm
Để các bé có thể hợp tác vui vẻ, đồng thời quá trình ăn dặm của con diễn ra thuận lợi, không áp lực thì mẹ cần làm những điều sau đây:
- Ghế ăn dặm: Chọn loại ghế phù hợp với chiều cao và độ tuổi của bé. Nếu bé chưa ngồi vững, mẹ có thể bế bé khi cho ăn.
- Dụng cụ ăn uống: Sử dụng bát, thìa, đĩa được làm từ chất liệu an toàn cho bé như nhựa cao cấp, silicone,…
- Khăn lau: Chuẩn bị sẵn khăn xô hoặc khăn sữa để lau miệng cho bé.
- Thời gian ăn: Nên cho bé ăn vào buổi sáng, khi bé đói và dễ tiếp nhận thức ăn mới.
- Thực đơn: Bắt đầu với cháo loãng từ rau củ quả như bí đỏ, cà rốt, khoai lang,…
- Lượng thức ăn: Khởi đầu với 3 thìa cà phê, tăng dần theo nhu cầu của bé.
Những điều không nên làm
Những sai lầm thường gặp khi cho bé 6-7 tháng ăn dặm:
- Cho bé ăn dặm quá sớm: Hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng trước 6 tháng tuổi.
- Thiếu rau củ: Nên bổ sung đa dạng rau củ, đặc biệt là rau xanh đậm và củ màu vàng.
- Ép bé ăn quá nhiều: Tôn trọng nhu cầu ăn của bé, tránh gây biếng ăn.
- Chỉ cho bé ăn nước, bỏ cái: Phần cái chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Không thêm dầu mỡ: Dầu ăn cung cấp năng lượng và giúp bé hấp thu tốt hơn.
- Nấu cháo để cả ngày: Nên nấu cháo mới cho từng bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng.
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dành cho bé 6-7 tháng ăn dặm là nên chuẩn bị dụng cụ phù hợp, nên cho trẻ ăn vào buổi sáng, bắt đầu với cháo loãng từ rau củ quả và không ép bé ăn quá nhiều. Đồng thời, tránh cho bé ăn dặm quá sớm, bổ sung cân đối lượng thịt cá, rau củ.
Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn biết được thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng 7 tháng. Cha mẹ cần dựa vào nhu cầu cũng như khẩu vị của bé để thiết kế các món ăn khoa học, phù hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con. Mặt khác, cha mẹ cần chăm sóc sức khỏe chủ động cho trẻ bằng việc thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng trong từng giai đoạn để nắm được tình trạng và hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho các bé.
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ