Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Gợi ý cho mẹ 7 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm ngon miệng, giàu dinh dưỡng
Gợi ý cho mẹ 7 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm ngon miệng, giàu dinh dưỡng
Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm

Các bé trong giai đoạn tròn 1 tuổi được xem như thời điểm con phát triển về trí não và thể chất một cách mạnh mẽ. Vào giai đoạn này, con cũng đang dần làm quen với những thực đơn, có đa dạng các món ăn. Do đó đòi hỏi mẹ phải chuẩn bị những bữa ăn vừa hấp dẫn lại dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu về thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm đủ chất và hỗ trợ bé phát triển tốt trong bài viết này nhé!

Cơm nát là gì? Bé 1 tuổi ăn có ăn cơm nát được không?

Cơm nát là gì?

Từ chia sẻ của các chuyên gia, thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm có thể sử dụng cơm nát. Đây là món ăn có các hạt cơm được nghiền nhuyễn. Vào độ tuổi bé bắt đầu ăn dặm, cơm nát sẽ giúp bé dễ ăn và no lâu hơn.

Đồng thời, cha mẹ khi chế biến có thể kết hợp cùng các món ăn khác để tăng thêm hương vị, kích thích sự thèm ăn của bé. Sau giai đoạn bé thường xuyên được cho ăn cháo, bé cũng dễ dàng thưởng thức loại cơm này vì nó có kết cấu nhão giống nhau, tuy nhiên cơm nát sẽ có độ thô, không lỏng như cháo.

Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Cơm nát được ưu tiên khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Bé 1 tuổi ăn có ăn cơm nát được không?

Trong thực tế, các bé trên 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu với chế độ ăn dặm thay vì phải phụ thuộc vào sữa mẹ, sữa công thức,… Khi bé phát triển lớn hơn, hàm lượng thực ăn sẽ được chuyển dần từ dạng lỏng sang đặc, sau đó đến dạng rắn để phù hợp với khả năng ăn nhai, hệ tiêu hóa.

Để xác định dinh dưỡng cho bé 1 tuổi có ăn cơm được chưa, cha mẹ có thể dựa vào những yếu tố sau: Hệ tiêu hóa của con đã phát triển mạnh hay chưa, trẻ đã mọc đủ số răng, khả năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn đã tốt chưa, con còn đang bú sữa mẹ hay sữa công thức,… Lúc này, cha mẹ có thể quyết định được thời điểm phù hợp cho con mình bắt đầu ăn cơm nát. Nếu các bé phát triển theo đúng với tiến độ, 2 tuổi bé mọc đủ 20 cái răng thì việc ăn cơm với bé là điều dễ dàng hơn. Những chiếc răng này sẽ hỗ trợ con có thể nghiền nát thức ăn tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cho bé ăn giống với người lớn thì bé có thể gặp phải những vấn đề như: Nghẹn, nôn trớ, đầy hơi, mắc các bệnh về tiêu hóa,…

Do đó, trong thực đơn cho bé ăn cơm 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho con làm quen với cơm nát. Giai đoạn này, các bé ăn cơm nát sẽ không bỡ ngỡ khi loại thức này này có dạng nát giống như cháo, bột,… Đồng thời, điều này cũng hỗ trợ sự phát triển của cơ hàm, hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Với một số bé 1 tuổi không thỏa yếu tố trên thì cơm nát chỉ là phần tập ăn ăn chơi, không là bữa ăn chính chủ yếu cho trẻ, bởi bé gặp vấn đề tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng.

Bé 1 tuổi ăn cơm nát bao nhiêu là đủ?

Trong quá trình tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia cho cha mẹ, Khi đề cập đến vấn đề ăn dặm, nếu muốn chuẩn bị một thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm, tốt nhất mẹ nên tập cho bé ăn một ít cơm nát xen kẽ cùng với cháo, sữa.

Cha mẹ cần lưu ý chia thành 3 bữa chính mỗi ngày, 1 đến 2 buổi cháo, sữa và 1 bữa cho bé ăn cơm. Vào giai đoạn này, cháo hay sữa vẫn được coi là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp với hệ tiêu hóa của các bé.

Đồng thời, trong dinh dưỡng cho bé 1 tuổi cần có các món ăn được thay đổi thường xuyên để các bé không bị ngán. Các món cũng cần có độ mềm, đều và được xay nhuyễn.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi tập ăn cơm

Để xây dựng được một thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm, cha mẹ cần hiểu và nắm rõ những nguyên tắc dưới đây. Mặt khác, khi nuôi con, các bậc phụ huynh có thể tham khảo tham gia các khóa học dinh dưỡng, mục đích trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng con được tốt hơn.

Cụ thể sẽ có các nguyên tắc:

Nguyên tắc số 1

Khi xây dựng một thực đơn ăn cơm cho bé 1 tuổi, cha mẹ cần chú ý kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm trong cùng một bữa ăn:

  • Nhóm tinh bột: Cháo, cơm, những món ăn được chế biến liên quan đến gạo.
  • Nhóm chất đạm: Cá, thịt,…
  • Nhóm chất béo: Sữa, trứng, lạc,…
  • Nhóm khoáng chất, vitamin: Hoa quả tươi, rau củ quả,…

Nguyên tắc số 2

Cha mẹ khi lựa chọn thực phẩm chế biến cho con, nên chọn loại tươi ngon để thực hiện. Bên cạnh đó, quá trình chế biến món ăn, cha mẹ cần lưu ý hạn chế sử dụng đường, muối, những loại gia vị khác như ớt, tiêu,… Vì đây là những loại gia vị gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn ăn dặm.

Nguyên tắc số 3

Khi bé bắt đầu lên 1 tuổi, các bé cần có 3 bữa ăn chính. Do đó, cha mẹ có thể thiết kế thời gian ăn của con trùng với thời gian ăn của gia đình. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn thêm các bữa ăn phụ, vào những khung giờ như: 9 giờ, 16 giờ, 21 giờ tùy vào nhu cầu của từng bé.

Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Tăng cường các bữa phụ cho bé

Nguyên tắc số 4

Bên cạnh thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi, cha mẹ cũng cần lưu ý cho con uống duy trì mỗi ngày từ 300 đến 500ml sữa.

“Bỏ túi” 7 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm giàu dưỡng chất, dễ hấp thu

Trong thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm, cha mẹ nên sử dụng với đa dạng các món ăn, chú ý cân bằng hàm lượng dinh dưỡng để con mình có thể hấp thụ tốt nhất. Dưới đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn “bó túi” được một số thực đơn cho bé, hãy áp dụng ngay để con có được những bữa ăn ngon, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển trí não, thể trạng.

Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm đa dạng các loại thực phẩm

Thực đơn số 1

  • Cơm nát
  • Su su luộc
  • Sốt bí đỏ dashi cá bào
  • Lươn om cùng chuối đậu
  • Sinh tố (xoài + chuối)

Trong thực đơn số 1 này, món lươn om cùng chuối đậu, mẹ nên nấu theo phong cách tối giản nhất, đồng thời nhớ hạn chế hương vị nhé!

Thực đơn số 2

  • Cơm nát
  • Cá hồi phi lê (sốt cà chua)
  • Canh ngao nấu cùng rau mồng tơi
  • Tráng miệng – bưởi

Thực đơn số 3

  • Cơm nát
  • Đậu hủ chiên
  • Canh cá rốt, nấu cùng tôm bằm nguyễn
  • Tráng miệng – xoài chín

Thực đơn số 4

  • Cơm nát
  • Thịt bò bằm, xào hành tây
  • Canh rau đay
  • Tráng miệng – đu đủ chín

Thực đơn số 5

  • Cơm nát, rắc ít phô mai
  • Cải cầu vồng
  • Tim, gan bồ câu (xào mướp)
  • Trứng rán cùng măng tây, cá hồi
  • Tráng miệng – xoài

Thực đơn số 6

  • Cơm nát
  • Canh cải bó xôi
  • Thịt sườn cà ri
  • Tráng miệng – nho đen không hạt

Thực đơn số 7

  • Cơm nát, nấu cùng đậu lăng đỏ
  • Đậu hủ sốt
  • Canh mướp
  • Salad cà rốt, súp lơ xanh trộn cùng sốt kem sữa phô mai
  • Cá cơm shirasu cho bé đang ăn dặm
  • Tráng miệng – chuối

Một số lưu ý cho mẹ khi cho trẻ ăn cơm nát

Từ các tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia NRECI, khi muốn xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Duy trì tính đa dạng của thực đơn hàng ngày của bé, cần thay đổi món ăn liên tục nhằm đảm bảo bé được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.
  • Ưu tiên cho bé ăn nhúng món đã được xay nhuyễn, có độ mềm để bé dễ ăn và hấp thụ hơn.
  • Bên cạnh việc đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện cho con, cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết như chất béo, trái cây, tinh bột, chất đạm, rau xanh,…
  • Khi chế biến các món ăn cho con, cha mẹ cần lưu ý không thêm các gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu, ớt,…
  • Mẹ cần nhớ không nên ép con mình ăn nếu bé không thích. Bên cạnh đó, vào những ngày đầu bé tập ăn dặm, mẹ nên cho con tập làm quen dần dần, bắt đầu chỉ với 2 đến 3 muỗng cơm nát.
  • Sau mỗi bữa ăn của con, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua, hoặc tráng miệng với hoa hỏa. Cách này sẽ giúp bé được bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng như kích thích khả năng tiêu hóa của bé được tốt hơn.
  • Trong thực đơn ăn cơm cho bé 1 tuổi nên được xây dựng theo tiêu chí ưu tiên về dinh dưỡng. Quá trình bé tập ăn dặm, cần chú ý đến quá trình nhai, nuốt thức ăn của bé. Nếu phát hiện có các biểu hiện không ổn, cha mẹ cần cẩn trọng điều chỉnh lại chế độ ăn, cách nấu của mình sao cho phù hợp với trẻ nhất.
Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm
Mẹ nên lựa chọn đa dạng thực phẩm cho bé

Thông qua chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp cha mẹ lên được thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm. Thực đơn phải có tính đa dạng, màu sắc bắt mắt để con của bạn có hứng thú ăn hơn. Khi chế biến món ăn cho con trong độ tuổi này, mẹ cần chú ý hầm chín, cắt nhỏ nhé!

Mặt khác, để chuẩn bị tốt những kiến thức trong quá trình nuôi dạy con, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để tìm hiểu thêm các kiến thức dinh dưỡng hợp lý, khoa học thông qua các khoá học đào tạo dinh dưỡng phù hợp cũng như tư vấn dinh dưỡng cho bé một cách chuẩn chỉnh.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ

Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Đăng ký Khóa học dinh dưỡng

Form Đăng ký khóa học [1]

Bài Liên Quan
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Khoai lang là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mỗi người chúng ta và thường xuất hiện trong các chế...
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Khám phá lợi ích, thành phần dinh dưỡng của chuối với sức khỏe
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng riêng mà chúng sở hữu. Tuy nhiên, điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng...
HÌNH ẢNH TẠI BUỔI THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ XƯƠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2022 - NCS: ĐẶNG NGỌC HÙNG
Nội dung chínhCơm nát là gì? Bé 1 tuổi ăn có ăn cơm nát được không?Cơm nát là gì?Bé 1 tuổi ăn có ăn cơm nát được không?Bé 1 tuổi...
Giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Ngô ngọt ngày càng được nhiều chị em truyền tai nhau như một người bạn thân thiết trong quá trình giảm cân. Không chỉ vậy, ngô ngọt còn mang đến...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD