Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?
Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Tiểu đường thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp đối với phụ nữ mang thai. Việc phát hiện và điều chỉnh chế độ ăn uống, điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ sẽ phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, điều trị của bác sĩ để kiểm soát lượng đường cũng như tình trạng. Tuy nhiên, có khá nhiều mẹ tham khảo thông tin từ nhiều nguồn và băn khoăn không biết có cần tiêm insulin không hay tiêm vào thời gian nào. Để biết tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tin liên quan:
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Định nghĩa tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là tình trạng chỉ mức glucose huyết tương tăng hay rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, kháng insulin hoặc do cả hai. Theo phân loại của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, mức đường huyết tăng được phát hiện lần đầu ở thai phụ phân chia thành 2 nhóm, cụ thể như sau:
- Tiểu đường mang thai (diabetes in pregnancy/ overt diabetes): Tình trạng này mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán tiểu đường tiêu chuẩn. Tình trạng này được phát hiện thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ và không mất đi sau khi sinh con.
- Tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus – GDM): Tình trạng này có lượng glucose huyết tương thấp hơn tình trạng tiểu đường mang thai. Khác với tiểu đường mang thai, tiểu đường thai kỳ phát triển trong thời gian mang thai, và tự khỏi sau khi sinh con.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể thai phụ không thể sản xuất đủ lượng insulin trong quá trình mang thai. Insulin là hormone giúp đưa đường trong máu vào tế bào nhằm sử dụng làm năng lượng. Đồng thời, cơ thể phụ nữ mang thai lại tạo ra nhiều hormone hơn bình thường và kèm theo sự tăng cân, do đó, khiến các tế bào của cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả – đây được gọi là tình trạng kháng insulin.
Đọc thêm: Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần nhận biết sớm
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần thứ bao nhiêu? Có 2 phương pháp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ như sau:
Phương pháp 1
Phương pháp này đơn giản chỉ thực hiện 1 bước trong quy trình áp dụng nghiệm pháp dung nạp 75g đường glucose uống. Thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng khi mẹ bầu đã nhịn ăn được 8 giờ đồng hồ. Bác sĩ sẽ thực hiện đo nồng độ đường huyết tại các thời điểm lúc đói (trước khi uống đường) và tạo thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau khi uống đường. Kết quả chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ khi có 2/3 mẫu máu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Đường máu lúc đói (Glucose huyết tương lúc đói) ≥ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).
- Đường máu sau khi uống đường 1 giờ (Glucose huyết tương sau khi uống 1 giờ) ≥ 10 mmol/l (180 mg/dl).
- Đường máu sau khi uống đường 2 giờ (Glucose huyết tương sau khi uống 2 giờ) ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl).
Phương pháp 2
Phương pháp này thực hiện bởi 2 bước:
- Bước 1: Cho các mẹ uống 50g glucose (trước đó không cần nhịn đói). Sau khi uống, bác sĩ tiến hành đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ sau khi uống đường. Nếu kết quả thu được ≥ 7,2 mmol/l (130 mg/dL) sẽ tiếp tục đến bước 2 thực hiện.
- Bước 2: Các mẹ bầu nhịn đói 8 giờ. Thực hiện uống 100g glucose pha trong 250-300ml nước. Và được tiến hành đo mức glucose huyết tương tại các thời điểm: lúc đói, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi uống đường. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có 2/4 mẫu máu thỏa các yêu cầu sau:
Chỉ tiêu | Carpenter/Coustan | Nhóm dữ liệu Đái tháo đường Quốc gia của Hoa Kỳ (NDDG) |
Glucose huyết tương lúc đói | 5.3mmol/L | 5.8mmol/L |
Glucose huyết tương sau 1 giờ | 10.0mmol/L | 10.6mmol/L |
Glucose huyết tương sau 2 giờ | 8.6mmol/L | 9.2mmol/L |
Glucose huyết tương sau 3 giờ | 7.8mmol/L | 8.0mmol/L |
Điều trị trong tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc xét nghiệm chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm sẽ kiểm soát tốt tình trạng, hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều trị tiểu đường thai kỳ cần có sự kết hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng, thói quen và lối sống của các mẹ để kiểm soát mức đường huyết ổn định.
Mục tiêu kiểm soát đường huyết
Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ phải được kiểm soát đường huyết tích cụ và an toàn trong 1 khoảng thời gian hẹp. Điều này tốt cho sức khỏe cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
- Đường huyết lúc đói < 5,3 mmol/l.
- Đường huyết 1 giờ sau khi ăn < 7,8 mmol/l.
- Đường huyết 2 giờ sau khi ăn < 6.7 mmol/l.
Ngoài ra, các mẹ nên theo dõi và chú ý không để mức đường huyết lúc đói xuống thấp < 3,4 mmol/l.
Dinh dưỡng điều trị
Mục tiêu trong điều trị dinh dưỡng ở mẹ bầu tiểu đường thai kỳ là đạt mức glucose bình thường, tránh tăng ceton máu, cân nặng tăng đều và hợp lý, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tổng mức năng lượng mỗi ngày đối với phụ nữ mang thai được tính dựa trên cân nặng lý tưởng. Trong đó, tổng số năng lượng mỗi ngày cần là 30kcal/kg. Tuy nhiên, tùy theo mức cân nặng mà điều chỉnh năng lượng phù hợp:
- Phụ nữ mang thai thừa cân cần bổ sung 20-30 kcal/kg/ngày.
- Phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường 30-35kcal/kg/ngày
- Phụ nữ thiếu cân cần bổ sung 35-40 kcal/kg/ngày.
Đối với hàm lượng carbohydrate, các mẹ khi bổ sung nên phân bố thành nhiều bữa trong ngày để tránh glucose máu tăng sau khi ăn, và tỷ lệ carbohydrate chiếm khoảng ít nhất 45% nguồn cung cấp năng lượng. Trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày nên tuân thủ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ. Đặc biệt, chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp.
Về các chất dinh dưỡng, các mẹ chú ý protein chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp năng lượng, lipid chiếm 30%, trong đó chất béo bão hòa chiếm dưới 7%. Bên cạnh đó, các mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết trong thời gian mang thai.
Điều trị bằng thuốc
Cho đến nay, insulin human là thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ duy nhất được FDA công nhận. Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị để kiểm soát tốt tình trạng.
Bên cạnh đó, các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cũng cần đo đường huyết 4-6 lần/ ngày vào các thời điểm: trước bữa ăn, 2 giờ sau ăn và trước khi đi ngủ. Nếu như đường huyết tăng cao hay hạ thấp hơn bình thường cần liên hệ với bác sĩ điều trị ngay.
Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?
Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin là vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đây là liệu pháp điều trị nên sẽ theo hướng và chỉ định của bác sĩ. Mỗi cơ thể của mỗi mẹ bầu có cơ địa và sức khỏe cũng như tình trạng bệnh khác nhau, do đó, không được tự ý thực hiện khi chưa có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thì bắt buộc phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Đối với phụ nữ tiểu đường thai kỳ sau khi áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập, điều trị trong vòng 2 tuần mà không đạt được mục tiêu điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin hoặc chỉ số đường huyết tăng quá cao thì cần cân nhắc tiêm insulin.
Căn cứ vào mức glucose huyết, thời điểm đường huyết tăng và tình trạng kháng insulin mà bác sĩ đưa ra phác đồ tiêm insulin phù hợp. Trong trường hợp mẹ bầu gặp phải các biến chứng cấp như tăng ceton máu, tăng đường huyết nặng, nhiễm trùng, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân,… bác sĩ sẽ phải hội chẩn và dùng insulin theo liều lượng từ đề nghị của chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Việc này giúp điều trị và duy trì ổn định mức glucose trong máu.
Tiêm insulin có hại cho thai nhi không?
Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, các mẹ cũng lo lắng tiêm insulin điều trị như thế có hại cho thai nhi không. Theo các bác sĩ, ở Việt Nam, insulin là thuốc điều trị duy nhất và hoàn toàn an toàn, không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, việc tiêm insulin cho bà bầu cần thực hiện chuẩn sát và theo dõi sát sao. Bởi trong một số trường hợp vẫn có mẹ sau khi tiêm insulin gặp phải dị ứng, hạ đường huyết, nhiễm trùng vị trí tiêm,…
Các mẹ bầu lưu ý tiêm insulin đúng chỉ định, không được tự ý ngừng tiêm hay điều chỉnh liều lượng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi những điều này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, khi tiêm insulin, các mẹ cần kiểm tra lượng đường huyết tối thiểu 4 lần trong ngày như lúc mới ngủ dậy, trước và sau khi ăn bữa chính từ 1-2 giờ. Sau đó, ghi chú lại đầy đủ kết quả và theo dõi:
- Chỉ số bình thường của đường huyết khi đói và trước bữa ăn chính <95mg/dl.
- Chỉ số bình thường của đường huyết sau khi ăn 1 tiếng < 140mg/dl
- Chỉ số bình thường của đường huyết sau khi ăn 2 tiếng < 120mg/dl.
Nếu theo dõi các chỉ số có điểm bất thường, các mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và hỏi ngay ý kiến bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ sau khi tiêm insulin
Có đến 90% mẹ bầu kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả, ổn định nhờ tuân thủ chế độ ăn uống từ sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ, chuyên gia. Bữa ăn của thai phụ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ 45-55% carbohydrate, 15-20 % protein, 30% lipid cùng chất xơ và các vitamin và khoáng chất.
Tùy theo BMI (dựa theo số đo chiều cao và cân nặng) của mỗi mẹ trước khi mang thai mà lượng carbohydrate cho bữa chính có thể dao động từ 30 – 60g, bữa phụ từ 15 – 30g. Chẳng hạn, 1 suất ăn với 15g carbohydrate tương đương: ⅓ chén cơm trắng; 1 lát bánh mì; ½ cái bánh hamburger; ½ lạng bánh phở; ½ lạng bún; ½ chén bắp hoặc đậu đen, đậu xanh; ½ lạng khoai lang.
Bên cạnh đó, các mẹ cần chia nhỏ lượng thức ăn thành 3 bữa chính và 2-4 bữa phụ. Đồng thời, các mẹ nên uống nhiều nước, khoảng 2-2,5 lít nước trong ngày để hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Hơn nữa, nước còn giúp cơ thể mẹ trao đổi chất và thải độc hiệu quả.
Ngoài ra, các bác sĩ còn khuyên các mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, thực hiện các động tác nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Để có chế độ dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ phù hợp, khoa học, các mẹ nên thường trao đổi với bác sĩ, chuyên gia nhé! Việc trau dồi kiến thức dinh dưỡng giúp các mẹ nắm được nguyên tắc cũng như vai trò các chất mà thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của chính mình.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc. Để có sức khỏe tốt, kiểm soát đường huyết ổn định, thai nhi phát triển khỏe mạnh, các mẹ nên chú ý kiểm soát chế độ ăn, vận động hợp lý, tiêm insulin đúng cách. Các khóa học dinh dưỡng cho bà bầu nhằm trang bị kiến thức chuẩn chỉnh về chế độ ăn khi mang thai, vi chất thiết yếu cần bổ sung sẽ được đội ngũ giảng viên tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) trực tiếp giảng đáp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn dinh dưỡng khoa học mẹ nhé!
- 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? Một số lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt trong thai kỳ?
- Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai cho mẹ khoẻ – con phát triển toàn diện
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ