.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt?

Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt trong thai kỳ?

0

Trong thời kỳ mang thai, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ ăn nhiều thực phẩm chứa sắt cũng như sử dụng các viên uống bổ sung sắt. Vậy tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!

Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt?

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong đó, không thể không nhắc đến sắt. Vậy tại sao bà bầu thường nên bổ sung sắt? Các bác sĩ cho biết, trong thời kỳ này, nhu cầu về sắt của mẹ tăng cao gấp đôi so với người bình thường.

Theo nghiên cứu, có đến 40 – 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt. Kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu, trong đó 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.

Sắt là thành phần tạo nên hemoglobin – Chất vận chuyển oxy cho cả mẹ và thai nhi. Không chỉ có vậy, sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và tạo nên enzym hệ miễn dịch. Ngoài ra, sắt còn là yếu tố giúp tăng cảm giác ăn ngon miệng.

Mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt thường mất ngủ, mệt mỏi, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong những tháng đầu tiên, thiếu sắt có thể gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Trong những tháng cuối thai kỳ, thiếu sắt khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, dẫn đến đẻ non hoặc băng huyết ngay sau khi sinh, nhiễm trùng hậu sản nguy hiểm đến tính mạng.

Cách ăn uống khoa học cho bà bầu
Nhu cầu lượng sắt ở phụ nữa mang thai là gấp đôi so với người bình thường

Các dấu hiệu nhận biết thiếu sắt ở mẹ bầu

Mẹ bầu có thể nhận biết thiếu sắt qua một số dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, suy nhược cơ thể.
  • Tập trung kém.
  • Rụng tóc, móng tay yếu hơn bình thường.
  • Chịu lạnh kém.
  • Chán ăn.
  • Dễ ốm.
  • Thở dốc kể cả khi vận động nhẹ nhàng.
  • Khó vào giấc, ngủ không sâu.
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu thiết sắt thường có biểu hiện mệt mỏi

Ngay khi thấy những dấu hiệu này, trong quá trình khám thai, mẹ bầu nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng và cách bổ sung sắt phù hợp nhất.

Khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu?

Sau khi đã hiểu rõ tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt, chắc hẳn nhiều mẹ bầu thắc mắc vậy khi nào cần thực hiện. Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, ngay trước khi mang thai 3 tháng, chị em đã nên bổ sung sắt. Sau đó, trong suốt thai kỳ và sau sinh 1 tháng, mẹ vẫn cần uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt 1 ngày?

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt 1 ngày? Các bác sĩ cho biết, tùy theo giai đoạn của thai kỳ mà nhu cầu về sắt sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Khoảng 30mg/ngày.
  • 3 tháng tiếp theo: 30 – 60 mg/ngày.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Lượng sắt được bổ sung và dự trữ cần thiết trước khi sinh cần lớn hơn 60mg/ngày.

Tuy nhiên, tùy theo tình trạng thiếu máu do thiếu sắt mà mỗi mẹ bầu sẽ có mức bổ sung khác nhau. Nhiều trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng, mẹ bầu cần truyền tĩnh mạch tại bệnh viện trong 2 – 3 tháng để duy trì lượng máu ở mức ổn định.

Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai
Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày 30mg 

Nhóm thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu

Thực phẩm là nguồn bổ sung sắt an toàn mà mẹ bầu nhất định không được bỏ qua. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày, gồm có:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, heo, cừu có hàm lượng sắt, protein, vitamin B và khoáng chất vi lượng dồi dào.
  • Động vật thân mềm: Sò, ốc, trai, nghêu là những món ăn cung cấp nhiều sắt cho mẹ bầu. Cụ thể, 100g nghêu chứa tới 28 mg sắt.
  • Súp lơ: Trong 156gr súp lơ xanh nấu chín chứa khoảng 1mg sắt, đồng thời đây là nguồn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu.
  • Lòng đỏ trứng gà: Không chỉ cung cấp protein, vitamin, canxi, lòng đỏ trứng còn chứa nhiều sắt. Mẹ bầu có thể ăn 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/tuần.
  • Bí đỏ, cải bó xôi: Hàm lượng sắt cao, lại ít calo, phù hợp với mẹ bầu thiếu sắt nhưng không muốn bị tăng cân.
  • Các loại đậu: Chứa nhiều sắt tốt cho mẹ bầu, đồng thời cung cấp vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và tăng đề kháng.
  • Sô-cô-la đen: Nhiều sắt, có hoạt tính chống oxy hóa cao.

Để biết được hàm lượng dưỡng chất trong thực phẩm và lên thực đơn phù hợp với từng giai đoạn mang thai, mẹ có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng tham gia các khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để trang bị thêm các kiến thức dinh dưỡng chuẩn chỉnh trong quá trình mang thai và nuôi con sau này.

Đọc thêm: Bầu thiếu máu nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu thiếu máu chuẩn khoa học

Một số lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

Những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt. Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung, phụ nữ mang thai cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Ưu tiên bổ sung sắt thông qua thực phẩm bởi có thể cung cấp cùng lúc nhiều dưỡng chất khác, đồng thời hạn chế phản ứng phụ khi dùng thuốc.
  • Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật có khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt từ nguồn gốc thực vật. Do đó, mẹ bầu ưu tiên ăn nhiều thịt, hải sản, trứng để cung cấp dưỡng chất tốt hơn.
  • Sắt được hấp thụ tốt hơn nếu mẹ bầu bổ sung cùng lúc với thực phẩm giàu vitamin C. Do đó, mẹ đừng quên ăn hoa quả như ổi, cam, bưởi, dâu, kiwi, sơ ri,…
  • Sắt sẽ hạn chế hấp thụ nếu dùng chung với chất tannin có trong trà, caffein trong cafe, nước ngọt, phytat trong ngũ cốc thô và các sản phẩm từ sữa. Do đó bạn nên sử dụng các thực phẩm này sau khi ăn 2 tiếng.
  • Để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể, mẹ bầu nên sử dụng các loại viên uống bổ sung sắt theo chỉ định từ bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ cân nhắc bổ sung thêm acid folic giúp đề phòng các dị tật bẩm sinh thai nhi.
  • Thời điểm uống sắt và canxi cần phải cách nhau ít nhất 2 tiếng để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ.
  • Khi uống viên sắt, mẹ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để ngừa táo bón.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ, nên thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt?
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng dinh dưỡng 

Qua bài viết này, NRECI hy vọng rằng sẽ giúp bà bầu hiểu rõ hơn về việc tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt cũng như mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày. Nếu mẹ bầu có bất cứ thắc mắc gì về dinh dưỡng trong quá trình mang thai thì có thể liên hệ với đội ngũ bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng cho mẹ bầu chuẩn chỉnh, khoa học.

Xem thêm: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD