.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

0

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp ở các bà bầu hiện nay. Trong số những câu hỏi liên quan tới bệnh lý này, một vấn đề được các thai phụ quan tâm nhất là tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân, phát triển khỏe mạnh? Sau đây là câu trả lời của các bác sĩ đến từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi chia sẻ tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số kiến thức cơ bản về tình trạng này. Theo định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) được hiểu là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong suốt thời gian mang thai”.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp trong giai đoạn mang thai

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với mẹ

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp phải các tai biến trong suốt quá trình mang thai, phổ biến là:

  • Cao huyết áp: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn, gây ra nhiều biến chứng như tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, sinh non. Tỷ lệ thai phụ đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giật cao hơn khoảng 12% so với các thai phụ không mắc phải tình trạng này. Vì vậy, việc đo huyết áp, theo dõi cân nặng và kiểm tra protein niệu thường xuyên là rất cần thiết trong các buổi khám thai định kỳ.
  • Sinh non: Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn so với các thai phụ không mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn đến sinh non bao gồm kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật và tăng huyết áp.
  • Đa ối: Dịch ối nhiều thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ, làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Sẩy thai và thai lưu: Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Những thai phụ này cần được kiểm tra glucose huyết một cách thường xuyên để đảm bảo tình trạng ổn định.
  • Nhiễm khuẩn niệu: Nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt, thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm khuẩn niệu. Việc không điều trị nhiễm khuẩn niệu có thể dẫn đến viêm đài bể thận cấp, gây ra nhiều tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non và nhiễm trùng ối.
  • Ảnh hưởng về lâu dài: Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn phát triển thành đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Đồng thời, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cũng dễ bị béo phì và tăng cân quá mức sau khi sinh, nếu không có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đối với bé

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân, bạn cần nắm được ảnh hưởng của bệnh lý này đối với thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Trong giai đoạn ba tháng đầu, thai có thể không phát triển đầy đủ, dẫn đến sảy thai tự nhiên và các dị tật bẩm sinh. Thay đổi này thường xảy ra từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi có thể tăng trưởng quá mức.

Theo các nghiên cứu về tác động của đái tháo đường thai kỳ đến thai nhi (1) thì dưới đây sẽ là một số ảnh hưởng:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai khiến tụy của thai nhi tiết ra insulin nhiều hơn bình thường, dẫn đến thai nhi tăng trưởng quá mức.
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Khoảng 15% – 25% trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ glucose huyết tương và gặp các vấn đề chuyển hóa.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Mẹ bầu bị tiểu đường có thể sinh con mắc các vấn đề ở đường hô hấp.
  • Tăng các biến cố lúc sinh
  • Tăng hồng cầu: Là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Vàng da sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin khiến tăng bilirubin huyết tương gây ra vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Gia tăng tần suất trẻ béo phì khi lớn lên, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và rối loạn tâm thần – vận động. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng gấp 8 lần khi đến độ tuổi từ 19 – 27 tuổi.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến bé

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Thông thường tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng, bởi những rối loạn đường huyết xảy ra cách âm thầm. Các triệu chứng tiểu đường thai kỳ (2) dưới đây xuất hiện mẹ bầu cần chú ý:

  • Dễ khát nước: Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ cảm thấy khát nước, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài tình trạng khát nước, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường cũng cảm thấy buồn tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường.
  • Thị lực giảm trong thời gian ngắn: Lượng đường trong máu tăng bất thường làm thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần, bà bầu thấy bị mờ mắt, tầm nhìn bị hạn chế. Thông thường tình trạng mờ mắt không xảy ra thường xuyên, hầu hết chấm dứt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số mẹ bầu cho biết họ cảm thấy mờ mắt kéo dài cho tới khi sinh xong. Mờ mắt kèm theo đau đầu dễ làm thai phụ nhầm lẫn với cảm giác mệt mỏi do ốm nghén.
  • Cảm thấy mệt mỏi kéo dài: Hầu hết mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đều cho biết triệu chứng mệt mỏi là điều phổ biến nhất. Tình trạng này gia tăng đặc biệt ở những mẹ bị rối loạn insulin. Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, buộc phải tách nước để hòa tan đường trong máu, khiến cơ thể thiếu năng lượng. Điều này cũng giải thích tại sao mẹ bầu dễ cảm thấy buồn ngủ.
  • Viêm nhiễm vùng kín kéo dài: Rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bị viêm nhiễm vùng kín kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi ở vùng kín bị suy yếu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, gây bệnh.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ cần nhận biết sớm

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Sau đây là giải đáp của chúng tôi về tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân. Để đảm bảo sức khỏe và cân bằng đường huyết trong thai kỳ, mẹ nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm sau đây:

  • Thịt nạc và cá nạc: Cung cấp nguồn protein chất lượng cao, giúp duy trì sức khỏe cơ bắp của mẹ và thai nhi.
  • Đậu hũ và các loại đậu: Là nguồn thực phẩm giàu protein thực vật.
  • Sữa chua không đường, sữa không béo, sữa không đường dành riêng cho mẹ bầu mắc tiểu đường: Cung cấp canxi và các dưỡng chất quan trọng cho thai phụ và thai nhi.
  • Gạo lứt: Lựa chọn gạo lứt thay cho gạo trắng giúp kiểm soát mức đường huyết và cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa.
  • Rau xanh, củ quả, cà chua, trái cây ít ngọt: Là nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong huyết ổn định sau khi ăn.
  • Dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương: Giúp bổ sung chất béo không bão hòa, tốt cho tim mạch.

Thêm vào đó, mẹ bầu cần lưu ý ăn thêm 2-3 bữa phụ trong ngày để giảm thiểu tình trạng đột ngột tăng hoặc hạ đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và đồng thời giúp thai nhi tăng cân một cách an toàn.

Hơn nữa, mẹ bầu nên chú ý đến hàm lượng carbohydrate đơn giản và phức tạp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các loại carbohydrate phức tạp có tốc độ hấp thụ đường chậm, giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Do đó, thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngô, táo, lê, cam, đào,…

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng cho bầu tiểu đường

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

Để duy trì lượng đường trong máu ổn định và kiểm soát tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần tránh ăn các loại thực phẩm sau:

  • Bánh kẹo, hoa quả ngọt, chè, kem.
  • Thịt khô, xúc xích, mì ăn liền, đồ đóng hộp.
  • Nội tạng của động vật và lòng đỏ trứng.
  • Bơ, đồ rán, đồ chiên xào, mỡ động vật.
  • Các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, ma túy.
  • Nước ép hoa quả chứa nhiều đường, nước đóng chai có hương liệu, nước có ga.

Một số lưu ý cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ những hướng dẫn sau đây để duy trì sức khỏe:

  • Hạn chế ăn mặn, không nên ăn quá 6g natri mỗi ngày. Điều này giúp kiểm soát huyết áp cho cơ thể.
  • Ăn bữa sáng lành mạnh và khoa học để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Bữa sáng cần cung cấp đủ dinh dưỡng và không nên có nhiều đường.
  • Không được bỏ bữa chính, nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ, không quá nhiều. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể mẹ bầu.
  • Ăn thêm các bữa phụ để hạn chế tăng đột ngột lượng đường trong máu, giúp insulin có đủ thời gian chuyển hóa đường vào tế bào. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày cũng giúp giảm tình trạng ốm nghén.
  • Thiết kế chế độ dinh dưỡng cân bằng để đảm bảo cả mẹ và bé đều nhận đủ chất dinh dưỡng mà vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động thể thao phù hợp để duy trì sức khỏe cơ thể.
  • Nghỉ ngơi đều đặn và điều độ để giảm căng thẳng và duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Chú ý bổ sung thực phẩm tốt cho người tiểu đường thai kỳ

Việc tuân thủ những điều trên sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Trên đây là giải đáp về câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại NRECI, bao gồm các khóa học dinh dưỡng Nhi khoa, khóa học cho mẹ bầu để có được những hành trang dinh dưỡng trong thai kỳ và nuôi con toàn diện.

Xem thêm: 

Nguồn tham khảo:

5/5 - (5 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD