.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Kiểm soát đường huyết tại nhà

“Bỏ túi” cách kiểm soát đường huyết tại nhà đơn giản, hiệu quả

0

Tự theo dõi lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng và hỗ trợ quá trình điều trị. Kiểm soát đường huyết tại nhà, thông qua các chỉ số như đường huyết lúc đói, sau ăn,… Từ đó người bệnh có thể thay đổi lối sống, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng duy trì lượng glucose ở mức ổn định. Nhờ ý thức đối với sức khỏe, người bệnh cũng hạn chế được một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn biết thêm một vài thông tin có trong bài viết này!

Tiểu đường là gì?

Đối với người bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết tại nhà là không nên bỏ qua. Quá trình này giúp đánh giá hiệu quả điều trị, nhờ đó mà bạn có thể thay đổi kịp thời chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp hơn.

Trước hết, bạn cần nắm rõ thông tin cơ bản của căn bệnh này:

Định nghĩa

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, đái tháo đường sẽ được chia ra thành nhiều loại, với các hướng điều trị khác nhau. Với những người tiểu đường tuýp 1 thì hướng điều trị chủ yếu là tiêm bổ sung Insulin. Tiểu đường tuýp 2 thì diễn biến trong khoảng thời gian dài, có liên quan đến những bệnh nhân bị béo phì, năng lượng nạp vào nhiều hơn nhu cầu mà cơ thể cần, dẫn đến đề kháng insulin và cuối cùng là thiếu insulin,…

Kiểm soát đường huyết tại nhà
Đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong báo ở mức cao

Các yếu tố sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường:

Độ tuổi đã trên 45 tuổi.

  • Bị béo phì.
  • Không thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao.
  • Tiền sử gia đình: Tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, rối loạn lipid máu,…

Đối với những người bệnh tiểu đường, thì việc chủ động trong quá trình chăm sóc như ăn uống khoa học, bổ sung đủ thành phần, luyện tập thể thao, sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết sẽ có vai trò quan trọng hỗ trợ ổn định đường huyết, hạn chế tốt các biến chứng.

Trong những yếu tố trên, kiểm soát chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống, sinh hoạt là yếu tố quan trọng nhất, có thể tránh được việc tăng dần số lượng thuốc cần uống uống theo thời gian của bệnh, thậm chí giảm bớt liều khi đường huyết được duy trì ổn định

Kiểm soát đường huyết bằng cách nào?

Với những người bị bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết tại nhà nhằm phòng tránh các biến chứng bệnh hiệu quả. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, hiện này sẽ không có mẫu số chung cho ngưỡng đường huyết an toàn đối với tất cả các người bệnh. Tốt nhất đường huyết nên đạt trong mức:

  • HbA1c < 7%
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: 4.4 – 7.2 mmol/l (80 – 130 mg/dl)
  • Chỉ số đường huyết của người bệnh trước khi ăn < 7.2 mmol/l
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn khoảng 2 tiếng < 10 mmol/l (180 mg/dl)

Kiểm soát đường huyết an toàn, hiệu quả có thể được thực hiện theo những cách đơn giản, linh hoạt mà mọi người bệnh đều có thể dễ dàng thực hiện được. Việc cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng, khả năng vận động và tuân thủ quá trình điều trị hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh lẫn tinh thần được tốt hơn. Cụ thể:

  • Ngay từ khi bạn được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn cần phải học cách tự chăm sóc cơ thể và theo dõi quy trình bệnh mỗi ngày.
  • Chủ động theo dõi đường huyết, biết mức đường huyết cần đạt.
  • Tham khảo theo hướng dẫn của bác sĩ để biết cách xử lý khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hoặc quá thấp.
  • Tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp mỗi ngày.
  • Khuyến khích việc luyện tập thể thao
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh đúng cách, đúng với các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn chỉ định.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích, thuốc lá,…
Kiểm soát đường huyết tại nhà
Kiểm soát đường huyết tại nhà bằng cách tuân thủ thuốc điều trị đúng cách

Thực tế, bệnh tiểu đường không phải là bệnh lây nhiễm nhưng nó lại là bệnh phổ biến hiện nay, một khi đã mắc bệnh sẽ cần phải thực hiện điều trị lâu dài, dễ tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gánh nặng chi phí, thời gian của người bệnh. Do đó, bạn cần phải giữ cho bản thân tâm trạng thoải mái, mới có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh có được tín hiệu tốt.

Vì sao người bệnh tiểu đường nên kiểm soát đường huyết?

Nếu bạn quản lý tốt việc kiểm soát đường huyết tại nhà, người bệnh không chỉ ngăn được các biến chứng không mong muốn của bệnh tiểu đường, mà còn xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp do bệnh gây ra như tăng đường huyết, hạ đường huyết,…

Với thói quen kiểm tra đường huyết còn giúp bạn có thêm một số lợi ích khác:

  • Biết được kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường đang ở mức độ nào.
  • Việc tập thể dục và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Qua đó thăm khám thêm với bác sĩ để xem lại có cần thay đổi hay duy trì chế độ ăn hiện tại không.
  • Những vấn đề bệnh lý và căng thẳng ảnh hưởng đến tiểu đường như thế nào.
  • Thuốc hiện tại hoạt động tốt ra sao, có cần đến gặp bác sĩ để thay đổi thuốc hay không.
  • Kiểm soát được thời điểm mà lượng đường trong máu tăng cao hay xuống thấp trong ngày.
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
Kiểm soát đường huyết giúp xử lý kịp thời các tình huống tăng hay hạ đường huyết

Tần suất kiểm tra đường huyết

Cần căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, việc kiểm soát đường huyết tại nhà sẽ được thực hiện với tần suất cũng như thời gian tương ứng. Nếu người bệnh có sử dụng insulin nhiều hơn một lần trong mỗi ngày, hay sử dụng máy tiêm insulin, thì các bác sĩ chuyên môn sẽ khuyên bạn kiểm tra lượng đường có trong máu ít nhất 3 lần/ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra đường huyết ngay tại nhà nếu thuộc một trong những đối tượng được kể sau đây:

  • Đái tháo đường tuýp 1: Thử ít nhất 3 lần mỗi ngày.
  • Đái tháo đường tuýp 2: Cần thực hiện kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều. Đồng thời thực hiện sau mỗi bữa ăn khoảng 1 đến 2 giờ, trước khi đi ngủ hay có dấu hiệu nghi ngờ có tình trạng hạ đường huyết.
  • Người tiền tiểu đường hay nghi ngờ với những triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, hiện tại có loại máy có thể giúp kiểm tra đường huyết 24/24, với người bệnh có điều kiện dư dả có thế áp dụng để theo dõi đường huyết tại nhà.

Cách kiểm soát đường huyết tại nhà

Lợi ích của việc kiểm soát đường huyết tại nhà sẽ mang lại quá trình điều trị bệnh được tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý mà bác sĩ gửi đến bạn để tham khảo, áp dụng trong đời sống thường ngày.

Bổ sung nước mỗi ngày

Đối với cơ thể của người bị tiểu đường, lượng đường huyết tăng dẫn đến quá trình đào thải nước tiểu gia tăng, mục đích là đưa lượng đường ra khỏi cơ thể. Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài càng nhiều thì có nguy cơ gây mất nước cho cơ thể.

Khi người tiểu đường bị mất nước sẽ dẫn đến tình trạng cô đặc máu, tăng nồng độ chất hòa tan gây khó khăn cho việc đào thải lượng đường thừa, cũng như các chất cặn bã khác. Điều này dẫn đến nguy cơ hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan ceton.

Với một người khỏe mạnh thì cần uống khoảng 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày. Đối với người bệnh tiểu đường thì cần bổ sung nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất đi. Bổ sung nước sẽ giúp làm răng lưu lượng máu, cải thiện tốc độ tuần hoàn ngoại vi, ngăn sự phát sinh các biến chứng do bệnh gây ra.

Kiểm soát đường huyết tại nhà
Người tiểu đường nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày

Có chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Để kiểm soát đường huyết tại nhà, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cũng nhắc nhở bạn có chế độ ăn uống hợp lý. Không chỉ kiểm soát dinh dưỡng hấp thụ mỗi ngày mà thói quen ăn uống cần được thay đổi. Đặc biệt, biến chứng đường huyết cao thường diễn ra sau bữa ăn, do đó hãy lưu ý:

  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa cũng như ăn bù vào những bữa khác.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thay vì bạn chỉ ăn 3 bữa chính như thường. Người bệnh nên ăn ít hơn trong 3 bữa này và bù thêm 1 đến 3 bữa ăn phụ.
  • Lưu ý kiểm soát lượng tinh bột: Hấp thụ quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng đường huyết một cách đột ngột. Người bệnh có đường huyết cao nên sử dụng 50 – 60% nhu cầu tinh bột, thay thế bằng thức ăn không làm tăng đường huyết như khoai sọ, khoai tây, ngũ cốc, gạo lứt,…
  • Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường tinh chế làm tăng đường huyết như sữa chế biến, nước ngọt, rượu, bia, bánh kẹo, trái cây đóng hộp,…
  • Hạn chế các loại thực phẩm chế biến với chất béo động vật, lúc này nên thay thế bằng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe tim mạch: Dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,…
  • Ăn các loại trái cây tươi cùng các loại rau xanh để cung cấp thêm cho cơ thể các vitamin. Tuy nhiên, nên chọn cần tránh ăn các loại trái cây có nhiều đường như nhãn, sầu riêng, xoài,…
Kiểm soát đường huyết tại nhà
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

 

Bổ sung cho cơ thể chất xơ

Một số nghiên cứu cho rằng nếu ăn nhiều chất xơ, sẽ giúp đường huyết của người bệnh được ổn định hơn. Chất xơ không tạo ra năng lượng, làm mau no, hỗ trợ làm chậm việc hấp thu các chất đường bột trong ruột, kích thích hoạt động co bóp của ruột cũng như tiêu hóa các loại thực phẩm khác.

Trong các khóa học dinh dưỡng của các chuyên gia, khi chia sẻ cho người bệnh tiểu đường thì nó nhắc đến chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây có vỏ, các loại đậu, củ quả, gạo lứt,…

Đồng thời, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới thì những người bệnh tiểu đường cần phải bổ sung ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Điều này giúp insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn chậm đi xuống ruột hơn, giúp đường trong máu không tăng nhanh sau khi ăn.

Nếu bạn không có thói quen ăn chất xơ thì nên bắt đầu với lượng nhỏ, sau đó hãy tăng dần lượng lên, đồng thời kết hợp với việc uống nhiều nước sẽ giảm tình trạng đầy bụng, giảm chỉ số HbA1c, ngăn các biến chứng không mong muốn.

Ăn quá nhiều chất xơ có tốt không?
Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn

Kiểm soát tốt tình trạng stress

Thực tế, việc kiểm soát đường huyết tại nhà không chỉ liên quan đến mỗi chế độ dinh dưỡng thường ngày, hoạt động của insulin mà nó còn ảnh hưởng chính bởi tâm lý hiện tại của người bệnh. Nếu bạn bị stress kéo dài, có thể sẽ sản sinh ra hormone đối kháng cortisol, làm giảm đi độ nhạy của insulin, lúc này có thể khiến đường huyết tăng cao hơn.

Mặt khác, tình trạng stress sẽ khiến người bệnh có những thói quen ăn uống không lành mạnh, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Các loại thực phẩm cần phải hạn chế là đồ ăn nhanh, thuốc lá, cà phê, bia rượu,… Thay vào đó, người bệnh phải giữ cho tinh thần mình luôn lạc quan, thư giãn, tập thể dục thường xuyên, giải trí lành mạnh để kiểm soát tâm lý được hiệu quả.

Thường xuyên tập luyện thể thao

Tập luyện thể thao sẽ có hiệu quả trong tăng cường hoạt động của tim mạch, điều hòa đường huyết và năng các biến chứng đường huyết cao. Tùy vào thể trạng của từng người, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên có các bài tập luyện phù hợp, duy trì tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Khi bạn tập thể dục, cơ thể của bạn sẽ sử dụng glucose tốt hơn. Từ đó sẽ giúp giảm đi lượng đường trong máu. Một số môn thể thao mà bạn có thể áp dụng là đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Kiểm soát đường huyết tại nhà
Thường xuyên luyện tập thế dục thể thao

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà

Nếu được hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết tại nhà, thử tiểu đường tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Quá trình này không chỉ giúp bản thân người bệnh có thể tự kiểm soát lượng đường huyết tại nhà mà còn cho ra kết quả tương đối chính xác. Thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa sạch tay với xà phòng cũng như nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi tiến hành đo.
  • Lắp kim lấy máu vào ống dẫn, điều chỉnh mức độ sâu của kim tương ứng với da của mỗi người.
  • Gắn que thử vào máy đo glucose máu, cần lưu ý đóng lọ chứa que thử, mục đích tránh làm que bị ẩm.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp các đầu ngón tay, sau đó thả lỏng tay theo chiều cơ thể nhằm giúp máu có thể lưu thông được tốt hơn.
  • Cần sát trùng và chờ cho tay khô.
  • Đâm mũi kim vào đầu của ngón tay, cần lưu ý đạt độ sâu phù hợp sau đó bóp nhẹ ngón tay để máu rơi vào que thử.
  • Sử dụng một cái khăn sạch hay miếng dán urgo dán kín vết thương, tránh hiện tượng nhiễm trùng.
  • Theo dõi trên máy hiển thị kết quả, sau đó ghi chép lại số liệu.
  • Sau khi sử dụng xong cần vệ sinh máu, cũng như các dụng cụ thử theo như hướng dẫn của bác sĩ.

Theo các khóa học dinh dưỡng của chuyên gia, đối với bệnh tiểu đường khi kiểm tra thì chỉ số đường huyết an toàn sẽ nằm trong khoảng 80 – 180 mg/dl. Người bị hạ đường huyết sẽ nằm dưới 70 mg/dl, người bị đường huyết tăng sẽ trên 180 mg/dl.

Kiểm soát đường huyết tại nhà
Cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Một số lưu ý trong việc kiểm soát đường huyết

Tuy các bước thực hiện kiểm tra khá đơn giản, nhưng để kiểm soát đường huyết tại nhà an toàn và có hiệu quả thì bạn cần chú ý đến một số điểm cần lưu ý sau:

  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên môn khi được hướng dẫn. Cần phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước và sau khi tự theo dõi đường huyết.
  • Nhớ ghi chép chính xác và cụ thể về thời gian thực hiện kiểm tra, kết quả và số liệu có liên quan của mỗi lần theo dõi. Thông qua đó, bác sĩ mới có cơ sở phán đoán tình trạng bệnh, đưa ra một phác đồ điều trị cũng như lời khuyên chính xác nhất cho bạn.
  • Các que thử máu và máy đo phải khớp chính xác mã vạch. Trong trường hợp bộ dụng cụ không chính xác với nhau thì cần được đổi hay mua máy mới để sử dụng.
  • Đối với cách kiểm tra đường huyết tại nhà phải được thực hiện liên tục, người bệnh cần giữ thói quen đo đường huyết định kỳ. Cần chú ý kiểm tra vào từng thời điểm cụ thể trong ngày.
  • Không được sử dụng lại các que và kim lấy máu. Nếu sử dụng lại mà thì sẽ không cho ra được kết quả kiểm tra chính xác, mà còn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
  • Nếu thực hiện đo nhiều lần thì không nên đo ở một ngón duy nhất. Cần có sự luân phiên lấy máu trên những ngón tay khác nhau. Nếu xuất hiện dấu hiệu đau nhức ở ngón tay thì không nên tiến hành lấy máu ở ngón đó.
  • Cần đảm bảo lượng máu trên que thử là vừa đủ để máy có thể hoạt động.
  • Bộ dụng cụ kiểm tra phải đảm bảo vệ sinh, đã được sát trùng cẩn thận.
  • Không chỉ mỗi dụng cụ mà trong mỗi lần thử thì người bệnh cần chắc chắn tay mình sạch, khô ráo để cho ra được kết quả chính xác nhất.
Kiểm soát đường huyết tại nhà
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi tự theo dõi đường huyết tại nhà

Quá trình theo dõi này tại nhà sẽ giúp người bệnh đánh giá được chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, bệnh lý, phản ứng của thuốc. Thông qua đó, người bệnh có thể kịp thời thay đổi chế độ ăn phù hợp với thể trạng, tham khảo chuyên gia để được tư vấn dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế các biến chứng bệnh đái tháo đường nguy hiểm có thể xảy ra.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về kiểm soát đường huyết tại nhà an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ tâm trạng vui vẻ, chú ý luyện tập để cải thiện sức khỏe. Mặt khác, để giúp người bệnh có được chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp với tình trạng hiện tại thì việc tư vấn dinh dưỡng là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) còn có các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng phù hợp với người tiểu đường, các chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn trong quá trình thay đổi dinh dưỡng điều trị bệnh hiệu quả.

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thiếu hụt vitamin D gây bệnh gì?
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Khuyến nghị bổ sung vitamin D chuẩn Chuyên gia
Vitamin D là một trong những vi chất thiết yếu đối với sức khỏe cơ thể. Vitamin D giúp xương...
[RECAP] Talkshow “Từ cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!”
Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã có một cuối tuần cháy hết mình khi buổi Talkshow...
Thực phẩm tốt cho gan
 10+ thực phẩm tốt cho gan, tăng cường sức khỏe  
Gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bảo vệ và hỗ trợ gan hoạt động...
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD