.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu? Liều lượng bao nhiêu là đủ?

0

Kẽm được biết đến là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết đối với mỗi chặng đường phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là việc vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần phải chú ý. Điều này không những giúp các bé ngủ ăn, ngon ngon mà còn tham gia vào quá trình tăng cường sức đề kháng, tăng chiều cao, phát triển trí não một cách toàn diện nhất. Mời bạn tham khảo bài viết sau đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để điểm qua một số lưu ý cần nhớ khi bổ sung kẽm cho bé nhé!

Giới thiệu về tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Lợi ích của kẽm đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh

Thực tế, con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như các nguyên tố cần thiết, nhằm đảm bảo sự cân bằng về mặt chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Kẽm là một trong số đó với sự đóng góp rất lớn vào hàng loạt các vai trò, do đó mà việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh sẽ rất quan trọng. Cụ thể:

  • Phát triển trí não: Kẽm tồn tại một lượng lớn trong trung tâm bộ nhớ của bão. Vì trong quá trình hoàn thiện và phát triển não bộ của bé không thể thiếu nguyên tố này, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch chính là hàng rào mạnh mẽ nhất để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nguyên tố vi lượng này hỗ trợ tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, gồm tế bào lympho B và T cùng đại thực bào. Nhờ đó việc bổ sung kẽm cho các bé chính là cách giúp củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn đầu đời của bé.
  • Phát triển hệ xương chắc khỏe: Không chỉ có Canxi, photpho, vitamin D mới thật sự cần thiết cho xương phát triển, chắc khỏe. Kẽm cũng được tìm thấy trong cấu tạo xương, do đó để trẻ đủ các nguyên tố cần thiết cho hệ thống xương phát triển toàn diện, giúp những ngày tháng về sau của bé cao lớn, xương chắc khỏe thì bên cạnh bổ sung canxi, cha mẹ cũng cần lưu ý đến bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh.
  • Giúp bé phát triển toàn diện: Trong giai đoạn mang thai, nếu người mẹ bổ sung đủ kẽm thông qua thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung theo như hướng dẫn của bác sĩ thì bé sẽ có thể phát triển khỏe mạnh. Vì kẽm thực tế có mặt trong thành phần cấu tạo của hơn 80 loại enzyme, tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, ARN từ đó tạo protein giúp bé phát triển được toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí tuệ.
  • Điều hòa chức năng nội tiết: Các tuyến nội tiết trong cơ thể được xem như “nhà máy” trực tiếp sản xuất nên các loại hormone trong cơ thể. Kẽm chính là nguyên tố không thể thiếu trong việc điều hòa hoạt động cả các tuyến nội tiết này (như: Tuyết yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,…). Bên cạnh đó, kẽm còn có chức năng điều hòa cũng như phát triển đặc tính sinh dục, tồn tại có trong tuyến tiền liệt giúp tăng cường khả năng sinh lý của nam giới. Đối với nữ thì kẽm giúp điều hòa kinh nguyệt, giữ cho làn da luôn khỏe mạnh.
  • Tăng cường khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất: Kẽm tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hóa các vi chất khác như đồng, canxi, magie, mangan,…và các enzyme khác. Bên cạnh đó, khi cơ thể không may tiếp nhận các kim loại nặng như Cadimin, Asen,… kẽm sẽ giúp làm giả các độc tính, tránh oxy hóa tế bào cũng như ngăn ngừa tình trạng ngộ độc.
  • Tăng cường khả năng thị lực: Kẽm có vai trò như nhà vận chuyển giúp đưa vitamin A vào võng mạc. Khi cơ thể thiếu kẽm, mắt sẽ không nhận đủ lượng vitamin A cần thiết, dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Do đó trong giai đoạn sơ sinh, kẽm sẽ giúp hoàn thực khả năng của mắt, giúp mắt bé tinh anh, khỏe mạnh hơn.
  • Tăng cảm giác ăn ngon của bé: Các bé thường có dấu hiệu kén ăn, làm ảnh hưởng đến việc nạp dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh để tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa,…
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Bổ sung kẽm cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường thị lực

Nhu cầu kẽm cho trẻ sơ sinh

Vào mỗi giai đoạn phát triển, mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau. Do đó cha mẹ cần tham khảo qua liều lượng dưới đây khi muốn bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh, do tổ chức Y Tế Thế Giới WHO quy định:

  • Bé từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ngày 
  • Bé từ 7-11 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Bé từ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
  • Bé từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
  • Bé từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
  • Bé trên 14 tuổi: Bé trai sẽ cần 11mg/ngày, bé gái sẽ cần 9mg/ngày là hợp lý

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thiếu kẽm 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong tư vấn dinh dưỡng cho phụ huynh có giải đáp không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Để việc bổ sung kẽm cho bé đạt được hiệu quả tối ưu, cha mẹ cần nắm rõ những trường hợp cần phải bổ sung sau đây:

Trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn, chậm lớn

Thực tế, kẽm có tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, tăng cường tổng hợp protein cho cơ thể. Việc bổ sung kẽm cho bé sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của khối lượng cơ của bé, không lo trẻ bị ốm yếu.

Đồng thời, kẽm cũng giúp cải thiện độ nhạy cho vị khác, khứu giác của bé. Từ đó bé ăn được ngon miệng hơn, và đẩy lùi tình trạng chán ăn.

Trẻ hay ốm vặt, hệ miễn dịch kém

Kẽm tham gia vào nhiều quá trình miễn dịch của cơ thể, nên nó sẽ kích thích sự phát triển và biệt hóa của tế bào miễn dịch lympho B, lympho T. Từ đó tại một hệ phòng thủ để cơ thể cơ thể ngăn ngừa các nhân tố gây bệnh. 

Đồng thời, kẽm còn giúp tổng hợp và bài tiết hormone tăng trưởng cho bé, từ đó kích thích tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiễm khuẩn.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Trẻ thiếu kẽm sẽ hay ốm vặt và hệ miễn dịch kém

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng được xem như những biến chứng thường gặp do bị thiếu kẽm và có khả năng gây tử vong ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ em bị tiêu chảy, bổ sung kẽm theo liều lượng 10mg/ngày liên tục từ 10-14 ngày sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy. Do đó, nếu con bạn bị tiêu chảy thì có nên cân nhắc bổ sung kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ khó ngủ về đêm, rối loạn giấc ngủ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng bé bị rối loạn giấc ngủ xảy ra ở hầu hết các bé bị thiếu kẽm, do tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương,… Vì vậy khi thấy bé có tình trạng bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán có bị thiếu hụt kẽm hay không, từ đó sẽ có biện pháp bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng về sau. 

Trẻ đang gặp các vấn đề về da

Những triệu chứng có biểu hiện như: Bong da, khô da, viêm da, nám da, dày sừng, nứt gót, vết thương lâu lành,… đều có thể dùng kẽm để hỗ trợ cho quá trình hồi phục. Nguyên nhân là do kẽm sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, cũng như chức năng miễn dịch và các phản ứng viêm của cơ thể. Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ có nguy cơ giảm sản sinh collagen, tăng cường phản ứng viêm.

Lưỡi bản đồ, móng tay dễ gãy mất bóng sọc 

Cuối cùng đối với những trẻ bị thiếu kẽm sẽ còn có các biểu hiện như viêm mé móng, dị ứng, tóc giòn dễ bị gãy rụng, loạn dưỡng móng, lưỡi bản đồ,… Do đó, khi theo dõi thấy con có những biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa con thăm khám ngay với bác sĩ để được chỉ định bổ sung kẽm đúng liều lượng.

Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi 

Với từng giai đoạn khác nhau, việc bổ sung kẽm cho bé khi nào cũng cần có tính linh hoạt để phù hợp với cơ thể cũng như sự phát triển của bé. Dưới đây là cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ theo từng độ tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo:

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Bé ở độ tuổi này, sữa mẹ vẫn được xem là cách tốt nhất, nhanh nhất để bổ sung kẽm cho bé. Vào giai đoạn đầu cho con bé, sữa mẹ không những cung cấp một nguồn kẽm lớn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, kháng thể cần thiết khác. Do đó, bạn nên cố gắng tận dụng nguồn sữa mẹ quý giá này để bé nhận được đủ lượng kẽm cần thiết đối với sự phát triển toàn diện. 

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ 

Trong giai đoạn này, mẹ nên hạn chế cho con bú sữa ngoài, hãy cố gắng tận dụng nguồn sữa mẹ dồi dào để giúp các bé phát triển tốt nhất. Vì vậy, các mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng kẽm cũng như các chất dinh dưỡng khác trong mỗi bữa ăn nhằm nâng cao khả năng bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Một vài điểm lưu ý mà các mẹ khi đang mang thai cần nắm để bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày. Việc mẹ thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng chính là biện pháp gián tiếp bổ sung kẽm cho con của mình.

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Cá, trứng, thịt, cua, tôm,…
  • Nhóm thực phẩm giàu lượng vitamin C: Chanh, bưởi, quýt, cam,… Vì kẽm và vitamin C đều có khả năng hỗ trợ hấp thu lẫn nhau.
  • Bổ sung thêm các loại đậu, hạt, đặc biệt là bổ sung đậu nành.

Trẻ từ 6 tháng trở lên

Kẽm sẽ được đưa vào cơ thể chủ yếu thông qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở phần ruột non. Vào giai đoạn này, trẻ sẽ bước vào thời kỳ ăn dặm nên bắt đầu có những cảm nhận, nhận thức đầu tiên về thức ăn.

Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý thay đổi thực đơn và làm đa dạng các món ăn thường ngày cho bé không bị nhàm chán. Đồng thời có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết – đặc biệt là kẽm trong khẩu phần ăn dặm mỗi ngày của bé.

Nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?

Khi bé bị thiếu kẽm có những triệu chứng, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ hay các trung tâm dinh dưỡng để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá trình trạng, xác định chính xác nguyên nhân cũng như tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn chăm sóc.

Lúc này bác sĩ sẽ chính là người trực tiếp đưa ra quyết định có hay không, liều lượng và thời gian bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Thời gian bổ sung thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng hay tùy vào tình trạng thực tế của mỗi bé.

Với trường hợp bé bị tiêu chảy, khi điều trị, việc bổ sung kẽm là phương án hỗ trợ cần thiết. Theo đó, phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cấp cho các bé dưới 6 tháng tuổi sẽ khuyến cáo bổ sung 10mg kẽm/ngày, đối với các bé từ 6-60 tháng tuổi thì cần bổ sung 20mg/ngày. Đồng thời, phương pháp điều trị này cũng quy định về thời gian bổ sung kẽm là khoảng 14 ngày liên tục.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Bổ sung kẽm cho trẻ khuyến cáo 10mg kẽm/ngày

Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

Trong khóa học dinh dưỡng cho bé, việc cha mẹ bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đạt được hiệu quả cao sẽ cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Uống kẽm cách xa bữa ăn để được hấp thu tốt nhất 
  • Không nên bổ sung kẽm cho bé cùng lúc với bổ sung sắt, thay vào đó quá trình này cần cách nhau ít nhất là 1-2  tiếng.
  • Không cho bé uống kẽm, và canxi cùng một lúc. Thực tế, kẽm nên được bổ sung trước canxi ít nhất 2 tiếng.
  • Để có thể tối ưu hóa khả năng hấp thụ kẽm của bé, trong thực đơn mỗi ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, đồng, sắt vào những ngày thực đơn có giàu kẽm.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các bậc phụ huynh biết cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần lưu ý thực hiện theo đúng với những chỉ định của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Mặt khác, tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đang cung cấp các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng phù hợp cho các bậc phụ huynh nhằm hỗ trợ quá trình nuôi con khoa học, biết cách bổ sung kẽm cho bé khi nào cũng như các thành phần dinh dưỡng khác.

Xem thêm: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD