Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score
Phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score

Tổng quan

Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng là khía cạnh, một bước quan trọng trong lĩnh vực dinh dưỡng. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người có thể được thông qua các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc dinh dưỡng khác. Các số đo nhân trắc dinh dưỡng được được đánh giá là khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá nhân hoặc một cộng đồng.

Nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng giúp nâng cao kiến thức, sự hiểu biết trong đời sống người dân, giúp chúng ta đều biết rõ tác động của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ. Một chế độ ăn thiếu hoặc chưa đủ về lượng của các chất dinh dưỡng sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Cơ thể của trẻ sẽ có phản ứng với chế độ ăn thiếu dinh dưỡng bằng cách giảm hiệu suất hoạt động và có dấu hiệu tăng trưởng chậm.

Khi thiếu dinh dưỡng ở mức vừa, các biểu hiện như gầy còm (wasting) bắt đầu xuất hiện. Ở mức thiếu dinh dưỡng nặng, các biểu hiện này sẽ tăng lên. Sự gián đoạn tăng trưởng, giảm hoặc mất khả năng hoạt động vận động, còi cọc nghiêm trọng hơn và các biểu hiện lâm sàng rõ ràng như sưng do thiếu dinh dưỡng, các biến đổi trên da và tóc… cũng được nhận thấy.

Do đó, sử dụng các chỉ số nhân trắc trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Trong quá trình giám sát dinh dưỡng hoặc theo dõi sự biến đổi của tình trạng dinh dưỡng từng cá nhân hoặc cộng đồng thông qua các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Hơn nữa, các phép đo nhân trắc cũng không đòi hỏi quá nhiều việc phải sử dụng các thiết bị phức tạp và có thể thực hiện dễ dàng.

Chính vì lý do đó, hướng dẫn cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các chỉ số nhân trắc rất cần thiết để hỗ trợ các chuyên viên, phụ huynh có thể đánh giá nhanh hoặc triển khai các chương trình dinh dưỡng, dùng trong tư vấn dinh dưỡng hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score

Các chỉ số này bao gồm:

  • Cân nặng theo tuổi: Đánh giá trọng lượng của trẻ so với tiêu chuẩn cân nặng cho độ tuổi tương ứng. Z-Score cân nặng theo tuổi cao hơn 0.5 thể hiện trẻ có cân nặng hơn so với tiêu chuẩn, trong khi Z-Score dưới -0.5 cho thấy trẻ có cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn.
    Chiều cao theo tuổi (hoặc Chiều dài nằm theo tuổi, đối với trẻ em dưới 2 tuổi): Đánh giá chiều cao của trẻ so với tiêu chuẩn chiều cao cho độ tuổi tương ứng. Z-Score chiều cao theo tuổi cao hơn 0.5 cho thấy trẻ có chiều cao cao hơn so với tiêu chuẩn, trong khi Z-Score dưới -0.5 cho thấy trẻ có chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn.
  • Cân nặng theo chiều cao: Đánh giá trọng lượng của trẻ so với tiêu chuẩn cân nặng cho chiều cao tương ứng. Z-Score cân nặng theo chiều cao cao hơn 0.5 cho thấy trẻ có cân nặng hơn so với tiêu chuẩn, trong khi Z-Score dưới -0.5 cho thấy trẻ có cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn.
  • BMI theo tuổi: Đánh giá chỉ số BMI của trẻ so với tiêu chuẩn BMI cho độ tuổi tương ứng. Z-Score BMI theo tuổi cao hơn 0.5 thể hiện trẻ có chỉ số BMI cao hơn so với tiêu chuẩn, trong khi Z-Score dưới -0.5 cho thấy trẻ có chỉ số BMI thấp hơn so với tiêu chuẩn.

Các bảng từ Bảng 01 đến Bảng số 09 dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về Z-Score của các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng cho trẻ em và Bảng số 10 dành cho người trưởng thành.

Bảng đánh giá Z-Score từ 01 – 05
Bảng đánh giá Z-Score từ 06 – 09
Bảng đánh giá Z-Score từ 10 – 11

Xem thêm: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score (cho đối tượng từ 0 – 19 tuổi)

5/5 - (2 bình chọn)

Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ

Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Đăng ký Khóa học dinh dưỡng

Form Đăng ký khóa học [1]

Bài Liên Quan
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong khoai lang
Lượng calo trong khoai lang là bao nhiêu? Khoai lang là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mỗi người chúng ta và thường xuất hiện trong các chế...
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Khám phá lợi ích, thành phần dinh dưỡng của chuối với sức khỏe
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng riêng mà chúng sở hữu. Tuy nhiên, điều đáng nói là thành phần dinh dưỡng...
HÌNH ẢNH TẠI BUỔI THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ XƯƠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2022 - NCS: ĐẶNG NGỌC HÙNG
Nội dung chínhTổng quanĐánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-ScoreThực trạng về tình trạng loãng xương hiện nay tại Việt Nam Loãng xương đã trở nên phổ biến...
Giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Thành phần, giá trị dinh dưỡng của ngô ngọt
Ngô ngọt ngày càng được nhiều chị em truyền tai nhau như một người bạn thân thiết trong quá trình giảm cân. Không chỉ vậy, ngô ngọt còn mang đến...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD