.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì để mau khỏi? Nhóm thực phẩm “VÀNG” cho trẻ bị ho

0

Ho là một trong những tình trạng bệnh lý khiến nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ quan tâm và lo lắng. Đối với trẻ nhỏ ho gặp nhiều khi thời tiết thay đổi. Trẻ thường xuất hiện cơn ho với các tính chất khác nhau và thường kèm nôn trớ khiến việc chăm sóc trẻ hết sức khó khăn. Vậy trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị ho nên kiêng ăn gì để mau khỏi và những loại thực phẩm “VÀNG” nào dành cho trẻ bị ho. Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bệnh lý ho và chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi khi bị ho.

Nguyên nhân trẻ bị ho

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm phản ứng lại các tác động từ bên ngoài đến cơ thể nhằm hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus đồng thời đào thải các dịch tiết được tiết ra.

Nguyên nhân gây nên ho ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Đường hô hấp trên gồm các bộ phận như mũi, họng, amidan, xoang là những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài và các tác nhân gây bệnh gây nên tình trạng cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi,… gây nên các cơ ho và các bệnh lý này thông thường ít nguy hiểm và khỏi sau một thời gian điều trị.
  • Trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Các bộ phận từ thanh quản xuống phổi là các cơ quan hô hấp dưới. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn. Các cơn ho xuất hiện khi viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen,…Những bệnh lý này cần phải được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ bị dị ứng: Nhiều trẻ do nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh bên ngoài như bụi, phấn hoa, khói,… thường khiến trẻ bị ho, ngứa họng, chảy nước mũi, phát ban.
  • Trẻ mắc bệnh lý trào ngược acid dạ dày: Trẻ thường bị ho kèm theo nôn trớ, ợ hơi nóng bởi trào ngược khiến cho đường hô hấp trên dễ bị kích ứng gây ho ở trẻ.
  • Trẻ bị ho do hen suyễn: Khi trẻ bị hen suyễn thường có biểu hiện thở khò khè vào ban đêm và kèm theo ho ở trẻ.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ bị ho như xơ nang, nhiễm trùng xoang,…

Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?

  • Khi trẻ bị ho ngoài việc thực hiện chỉ định điều trị của bác sĩ ra thì việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là điều hết sức cần thiết. Bởi chế độ dinh dưỡng phù hợp còn giúp cho trẻ có sức đề kháng, cải thiện tình trạng ho và nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn khi không biết trẻ bị ho nên kiêng ăn gì. Sau đây là một số thực phẩm khi trẻ bị ho không nên ăn mà các bậc cha mẹ nên lưu ý:
  • Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì? Không nên cho trẻ sử dụng đồ lạnh như kem lạnh, nước đá lạnh, sữa chua lạnh, thực phẩm mới từ tủ lạnh chưa được để nguội,…Việc sử dụng đồ lạnh làm gia tăng tình trạng viêm và kích thích các cơn ho của trẻ nhiều hơn.
  • Hạn chế đồ ngọt bởi khi trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều mà không được vệ sinh răng miệng kĩ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng ho của trẻ kéo dài.
  • Hạn chế đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ vì các thực phẩm này dễ khiến dạ dày của trẻ bị ảnh hưởng, khó tiêu làm gia tăng nguy cơ tăng tiết dịch đờm từ đó khiến cho tình trạng ho của trẻ sẽ kéo dài và lâu khỏi hơn.
  • Hạn chế cho các thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng tằm vì các loại đồ ăn này giàu histamin dễ khiến trẻ bị dị ứng, và làm gia tăng tình trạng ho ở trẻ.
  • Một số loại đồ ăn vặt như hạt động phộng, hạt hướng dương, socola, hạt dưa cũng khiến trẻ bị tăng tiết dịch đờm khiến tình trạng ho của trẻ kéo dài.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị ho

Ngoài việc hạn chế một số thực phẩm khiến tình trạng ho của trẻ kéo dài thì việc đảm bảo dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng và cải thiện quá trình điều trị cơn ho của trẻ cũng là một vấn đề cần được chú ý trong khi chăm sóc trẻ. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bị ho:

  • Khi trẻ bị ho nên cho trẻ ăn các loại thức ăn được đun nóng, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Đặc biệt, cần đảm bảo đủ 4 nguồn dinh dưỡng cho trẻ là chất béo, protein, chất bột đường và vitamin khoáng chất.
  • Nên cho trẻ uống đầy đủ nước và nên cho trẻ uống nước ấm. Sử dụng nước ép hoa quả và nên làm nóng giúp trẻ dịu cơn ho và tăng cường sức đề khác từ các nguồn vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả ép.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin từ các loại rau củ quả giàu vitamin C, vitamin A, kẽm và sắt. Bởi vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, kẽm có tác dụng chống viêm. Các nguồn thực phẩm nên bổ sung như cà rốt, cam, ổi, thịt bò, thịt gà, trứng và các loại rau có màu xanh và màu đỏ.
  • Sử dụng một số thực phẩm tốt cho việc làm giảm ho theo các bài thuốc dân gian như cam hấp muối, hành tây, chanh quất mật ong hoặc đường phèn, lá hẹ hấp đường phèn. Là các loại thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên giúp làm dịu cơn ho và giảm tăng tiết đờm từ đó làm giảm cơn ho.

Bố mẹ nên làm thế nào để hạn chế tình trạng ho kéo dài ở trẻ?

Ho là một bệnh lý thường hay gặp ở trẻ nhỏ tuy nhiên bố mẹ cũng hoàn toàn có thể phòng ngừa giúp trẻ nhằm làm giảm tình trạng bị ho và các cơn ho kéo dài bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Thực hiện tiêm phòng các mũi vắc xin cho trẻ theo phác đồ của chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, nên cho trẻ tiêm vắc xin cúm hoặc viêm phổi nhằm làm giảm tình trạng trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen tập thể dục nâng cao sức khỏe hàng ngày. Khi trẻ bị ho không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ hạn chế kích thích gây ho, sặc khi ăn.
  • Bố mẹ nên hạn chế các nguyên nhân gây kích thích ho ở trẻ như các tác nhân dị ứng là lông thú, khói bụi, đồ ăn lạnh quá nhiều. Luôn giữ vệ sinh nhà cửa, luôn giữ ấm nhiệt độ trong nhà tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các nguồn bệnh như viêm họng, cúm hoặc một số bệnh về đường hô hấp khác.
  • Kiểm tra các yếu tố gây dị ứng cho trẻ: dị ứng thức ăn, dị ứng sữa…
  • Khi trẻ có biểu hiện ho dai dẳng kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao không hạ trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là các kiến thức chia sẻ cho các bậc phụ huynh về vấn đề trẻ bị ho, nguyên nhân khiến trẻ bị ho đồng thời cung cấp các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng trẻ bị ho nên kiêng ăn gì từ các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng. Mọi

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD