.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

0

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì là mối quan tâm của nhiều người bởi dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Chức năng của đường tiết niệu là đào thải chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể, do vậy cơ quan này có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Vậy bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Ngoài việc tuân thủ đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để thúc đẩy quá trình điều trị. Vậy bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, dưới đây là các loại thực phẩm tốt giúp cải thiện tình trạng bệnh:

  • Thực phẩm giàu probiotic: Probiotic là một loại men vi sinh có lợi cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, tuy nhiên chúng không có sẵn trong cơ thể mà cần được bổ sung từ thực phẩm. Probiotic giúp giảm viêm đường tiết niệu, niệu đạo. Do vậy, người bệnh nên ăn nhiều sữa chua, sữa chua uống lên men, nấm thủy sinh.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là một trong những “lá chắn” giúp ức chế vi khuẩn E.Coli – Tác nhân gây ra viêm đường tiết niệu. Các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như ổi, cam, quýt, chanh, kiwi, bắp cải, cà chua,…
  • Trái cây và rau xanh: Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ dồi dào cho cơ thể, vừa giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, vừa tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân có hại gây bệnh.
  • Quả mọng: Lượng proanthocyanidin dồi dào trong nam việt quất, mâm xôi,… giúp ngăn chặn vi khuẩn E.Coli và nấm bám vào thành đường tiết niệu, tăng cường hệ thống miễn dịch 
  • Dấm táo: Dấm táo chứa những enzym, axit axetic, dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ ức chế sản sinh vi khuẩn E.Coli, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn tốt.
  • Gừng, tỏi: Allicin và các hợp chất trong gừng, tỏi có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ tốt.
  • Thực phẩm chứa đường D-mannose: Đường mannose có trong xoài, việt quất, nha đam giúp giảm tái phát viêm đường tiết niệu.

Thực phẩm bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên tránh xa

Ngoài bổ sung những thực phẩm trong nhóm “bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì”, người bệnh cần tránh ra những loại sau đây:

  • Đồ ăn cay nóng: Ớt, tiêu khiến cho bàng quang bị kích thích, làm người bệnh cảm thấy cực kỳ khó chịu.
  • Hải sản: Hải sản khiến vùng kín người bệnh luôn trong trạng thái ẩm ướt và thường xuyên ngứa ngáy.
  • Thực phẩm nhiều đường, muối: Đồ ngọt, thức ăn quá mặn, thực phẩm muối chua, đồ chế biến sẵn nằm trong danh sách người bị viêm đường tiết niệu nên tránh xa.
  • Chocolate: Trong chocolate chứa caffeine gây áp lực lên bàng quang của người bệnh.
  • Nước ngọt dành cho người ăn kiêng (diet soda): Hàm lượng caffeine và chất tạo ngọt cực lớn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cafe: Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người uống trên 2 ly cafe /ngày có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với người không uống.
  • Đồ uống có cồn: Bia, rượu có hại cho sức khỏe, hơn thế nữa còn gây áp lực lớn lên bàng quang, khiến triệu chứng viêm đường tiết niệu nặng hơn.
Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?
Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm đường tiết niệu nên uống các loại nước nào?

Ngoài vấn đề bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, rất nhiều người thắc mắc nên uống gì để cải thiện bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống của người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm lợi tiểu và tăng sức đề kháng. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Nước lọc: Đứng đầu danh sách chắc chắn không thể bỏ qua nước. Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm loãng nước tiểu để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu nhanh hơn.
  • Nước ép hoa quả: Nước ép cam, nam việt quất, ổi, mâm xôi cực kỳ tốt cho những người bị viêm đường tiết niệu.
  • Nước rau má: Người bệnh có thể ép rau má lấy nước để uống hoặc kết hợp cùng mía đỏ.
  • Nước rau dền: Rửa sạch 50g rau dền cơm, 30g lá bông mã đề và 10g cam thảo đất ép lọc lấy nước để uống trong ngày.
  • Nước đậu xanh đường phèn: Sau khi vo sạch 100g đậu xanh, người bệnh thêm nước và đun thật kỹ rồi thêm 20g đường phèn khuấy đều, chia uống trong ngày.
  • Nước giá đậu xanh đường phèn: Rửa sạch 200g giá đậu xanh và 30g lá bông mã đề 30g rồi ép lấy nước cốt, thêm đường phèn 30g khuấy đều là có thể uống.
  • Nước dừa, mía đỏ: Lấy nước dừa trộn cùng nước mía đỏ để uống trong ngày có thể cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu.
  • Nước râu ngô: Bạn có thể tận dụng râu ngô để đun nước uống như nước trà mỗi ngày.
  • Nước lá bông mã đề: Tương tự như râu ngô, đun lá mã đề tươi lấy nước có thể uống thay trà.
  • Nước rễ cỏ tranh: Bạn có thể kết hợp rễ cỏ tranh cùng vỏ dưa hấu và mía đỏ nấu nước uống mỗi ngày.
  • Trà xanh và trà thảo mộc: Chất polyphenol, EGCG có trong trà xanh và trà thảo mộc giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.

Người bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu do vi khuẩn tấn công, phổ biến nhất là E.coli. Cụ thể, vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận sau đó sinh sôi nảy nở gây nhiễm khuẩn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan của hệ tiết niệu.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không cảm nhận được triệu chứng, một số trường hợp sẽ cảm thấy khó chịu khi đi tiểu như  tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, muốn đi nhưng không được. Khi tình trạng viêm nhiễm trở nặng, người bệnh có thể bị mệt mỏi, sốt cao, đi tiểu ra máu hoặc mủ,…

Các bác sĩ cho biết, viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi được mà cần có sự can thiệp chuyên khoa. Nếu chủ quan, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tái phát, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng thận nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, sảy thai. Do vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện và có phương án điều trị phù hợp.

Bệnh viêm đường tiết niệu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài việc thăm khám, điều trị theo phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh còn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, uống gì, kiêng gì và có thể áp dụng vào thực tế để nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, đừng ngại liên hệ với các chuyên gia của Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng để được giải đáp cụ thể nhé!

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD