.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em 2

Cảnh báo về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

0

Theo WHO, sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp và gia tăng tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương và mắc bệnh. Vì thế, các bậc phụ huynh hiểu và nhận biết các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ giúp bảo vệ sức khỏe con trẻ một cách tốt

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết không còn là căn bệnh xa lạ tại Việt Nam thế nhưng số ca mắc bệnh mỗi năm vẫn duy trì ở mức cao. Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2022 cả nước ghi nhận hơn 360.000 ca mắc sốt xuất huyết mới, 133 ca tử vong. Ai cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, trẻ nhỏ là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý để phát hiện sớm và nhận biết kịp thời dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nếu trẻ là:

  • Trẻ sơ sinh;
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng;
  • Trẻ bị bệnh béo phì;
  • Trẻ bị bệnh về ung thư máu, suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, viêm phổi…;
  • Trẻ đang bị các bệnh khác như tay chân miệng, COVID-19,…
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Tuy nhiên, trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến nhất.

Virus Dengue là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Virus này được truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn và thâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua đường máu khi bị muỗi đốt. Các nhà khoa học đã tìm ra bốn chủng virus Dengue khác nhau lần lượt là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu trẻ nhiễm chủng virus nào thì cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch với chính chủng virus Dengue đó. Vì thế, trẻ vẫn có thể tái phát bệnh trở lại nếu nhiễm phải chủng virus Dengue khác và khả năng tăng nặng hơn nếu tái nhiễm lần thứ 2 trở đi.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em được chia làm 03 dấu hiệu căn cứ theo các giai đoạn lâm sàng của bệnh là: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Cụ thể:

Dấu hiệu ở giai đoạn sốt

Dấu hiệu: trẻ sốt cao từ 39 – 40 độ. Tình trạng sốt diễn ra đột ngột, liên tục từ 2 – 3 ngày.

Các dấu hiệu khác cần lưu ý:

  • Trẻ bị chán ăn, khó chịu, buồn nôn, bứt rứt và hay quấy khóc.
  • Da xung huyết, đau xương khớp, chảy máu cam, đau nhức hốc mắt…
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ sốt cao từ 39-40 độ

Dấu hiệu ở giai đoạn nguy hiểm

Dấu hiệu: vẫn còn sốt hoặc hạ sốt, bắt đầu xuất hiện tình trạng thoát huyết tương (xét nghiệm máu thì thấy số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3) do tăng tính thấm thành mạch. Giai đoạn này diễn ra từ 3 -7 ngày sau khi trẻ mắc bệnh.

Các dấu hiệu khác cần lưu ý:

  • Trẻ bị tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, mạch nhanh nhỏ.
  • Trẻ ngủ li bì, lạnh đầu chân tay, ít tiểu.
  • Xuất huyết dưới da (chân, tay, bụng, mặt…), xuất huyết niêm mạc (tiểu ra máu, chảy máu mũi,…)
  • Rối loạn đông máu.

Dấu hiệu ở giai đoạn phục hồi

Dấu hiệu: Vượt qua giai đoạn nguy hiểm từ 48 – 72 giờ, trẻ sẽ dần phục hồi, giảm sốt, huyết áp ổn định. Trẻ lúc này thèm ăn và tiểu nhiều hơn.

Các bậc phụ huynh nên đưa con mình đến bệnh viện ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và luôn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.

Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Do bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc thù mà đa phần là điều trị các triệu chứng. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà hay bệnh viện. Các phụ huynh cần lưu ý những việc sau:.

Phụ huynh nên làm:

  • Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt cho trẻ em, miếng dán hạ sốt;
  • Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên;
  • Bổ sung nước cho trẻ qua nước lọc, sữa, dung dịch điện giải, cháo loãng…;
  • Lau người cho trẻ bằng nước ấm;
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C, Canxi để tăng sức đề kháng.
  • Đảo bảo chế độ dinh dưỡng cho bé lúc bệnh

Phụ huynh không nên làm:

  • Không cho trẻ uống các thuốc có chứa Aspirin hay Ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Không áp dụng các biện pháp dân gian như cạo gió, xông thuốc,…;

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế, chúng ta hãy áp dụng biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết theo các hướng dẫn của cơ sở y tế. Hy vọng sau bài viết trên của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giúp các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em để bảo vệ cho sức khỏe con trẻ mình.

Xem thêm: 

 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD