.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B gây bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng thiếu vitamin B

0

Có bao giờ mọi người thắc mắc vì sao mà bác sĩ luôn khuyên chúng ta ăn uống cân đối, đầy đủ dưỡng chất không? Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Trong số các dưỡng chất, vitamin dù cơ thể chỉ cần lượng nhỏ nhưng lại giữ nhiều vai trò quan trọng.

Chẳng hạn, Vitamin nhóm B gồm nhiều loại, mỗi loại thực hiện chức năng và vai trò khác nhau. Nếu như thiếu hụt một trong những vitamin B cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để biết thiếu vitamin B gây bệnh gì cũng như nhận biết triệu chứng thiếu vitamin B, cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin B

Vitamin nhóm B gồm nhiều loại vitamin, mỗi loại đều thực hiện chức năng và vai trò khác nhau. Do đó, sự thiếu hụt bất kỳ vitamin loại B nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ yếu gây thiếu hụt vitamin B như sau:

  • Chế độ ăn uống kém, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.
  • Cơ thể hấp thu kém có thể do mắc các bệnh: đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, suy tim, bệnh tuyến giáp, hội chứng kém hấp thu.
  • Nhu cầu cơ thể tăng ở những giai đoạn đặc biệt: tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú, người cao tuổi,…
  • Nghiện rượu
  • Một số rối loạn và bệnh lý đường ruột, dạ dày: viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm teo dạ dày,…
  • Cơ thể thiếu máu
  • Sử dụng một số thuốc điều trị bệnh cản trở hấp thu một số vitamin B
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Thiếu vitamin B có thể là do chế độ ăn uống kém

Triệu chứng cơ thể thiếu vitamin B

Nếu như mọi người lo lắng thiếu vitamin B gây bệnh gì, nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Việc theo dõi triệu chứng, dấu hiệu bất thường ở cơ thể giúp mọi người phát hiện triệu chứng thiếu vitamin B. Từ đó, mọi người có biện pháp khắc phục, cân đối dinh dưỡng phù hợp, thăm khám bác sĩ sớm nhằm cải thiện triệu chứng, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Triệu chứng thiếu vitamin B có sự khác nhau ở từng loại vitamin, cụ thể như sau:

Triệu chứng thiếu vitamin B1

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ít hay không có cảm giác thèm ăn
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Có vấn đề về tim
  • Ngứa, tê ở bàn chân, bàn tay
  • Giảm khối lượng cơ
  • Thường cáu kỉnh, phản xạ kém, giảm nhận thức
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Giảm thị lực
  • Khó thở

Triệu chứng thiếu vitamin B2

  • Các bệnh về da, nhất là da nhanh bị lão hóa
  • Loét khóe miệng
  • Sưng miệng và cổ họng
  • Môi sưng, nứt nẻ
  • Mắt đỏ, ngứa, dễ chảy nước mắt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Dễ rụng tóc
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Thiếu vitamin B2 gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi

Triệu chứng thiếu vitamin B3

  • Màu sắc da bị đổi thành đỏ hoặc nâu khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Các mảng da sần sùi.
  • Buồn nôn, nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đau đầu, mệt mỏi, phiền muộn.
  • Lưỡi đỏ tươi.

Triệu chứng thiếu vitamin B5

  • Tê và bỏng bàn tay, bàn chân
  • Đau đầu, thường cáu gắt
  • Khó ngủ, bồn chồn
  • Mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm
  • Hạ đường huyết
  • Suy giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm cúm, viêm họng,…
  • Co rút cơ bụng
  • Mắc chứng ngưng thở trong khi ngủ

Triệu chứng thiếu vitamin B6

  • Thiếu máu
  • Đóng vảy trên môi
  • Khóe miệng có vết nứt
  • Sưng lưỡi
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ mắc bệnh
  • Tâm trạng bất ổn, hay lo lắng, phiền muộn
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Mệt mỏi, thiếu năng lượng là biểu hiện thiếu vitamin B6

Triệu chứng thiếu vitamin B7

  • Tóc mỏng
  • Phát ban
  • Đóng vảy quanh miệng, mắt và mũi.
  • Móng tay dễ gãy
  • Phiền muộn, lo lắng và mệt mỏi

Triệu chứng thiếu vitamin B9

  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh
  • Vết loét trong miệng, trên lưỡi hay sưng lưới
  • Thay đổi da, tóc hoặc móng
  • Cảm thấy khó thở
  • Mất vị giác
  • Da tái nhợt
  • Các vấn đề về nhận thức: khó tập trung, dễ cáu kỉnh, hay quên, thậm chí trầm cảm,…

Triệu chứng thiếu vitamin B12

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt
  • Tê, ngứa bàn chân, bàn tay
  • Giảm thị lực
  • Thiếu máu
  • Táo bón
  • Các vấn đề về trí nhớ
  • Sụt cân
  • Ăn không ngonư
Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón

Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B gây bệnh gì là điều mà nhiều người quan tâm. Để cơ thể khỏe, hạn chế thiếu dưỡng chất, vi chất, có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia. Hoặc có thể trải nghiệm các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để hiểu hơn về nhu cầu, vai trò cũng như hàm lượng mà cơ thể cần.

Việc thiếu vitamin B gây bệnh gì sẽ không thể nói chung chung mà thiếu hụt mỗi loại vitamin B sẽ gây nên tình trạng bệnh khác nhau.

Thiếu vitamin B1

Thực tế, với những người có sức khỏe bình thường hiện nay, việc thiếu hụt vitamin B1 là điều hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, với những người rối loạn hấp thu hay giảm khả năng hấp thu vitamin B1 do tác dụng phụ của thuốc, bệnh,.. sẽ gia tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin này.

Tình trạng thiếu hụt vitamin B1 kéo dài, có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe. Trong đó, phổ biến nhất là 2 bệnh: bệnh beriberi và bệnh wernicke.

  • Bệnh beriberi: bệnh tê phù beriberi gồm 2 loại là tê phù ướt và tê phù khô. Tê phù ướt là tình trạng do thiếu hụt vitamin B1. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và tim mạch, đôi khi còn gây suy tim. Tê phù khô là tình trạng bệnh gây tổn thương đến dây thần kinh, ảnh hưởng đến hoạt động các cơ. Nếu như không phát hiện và điều trị sớm các tình trạng này, có thể gây ra nhiều biến chứng tổn thương thần kinh vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.
  • Bệnh não wernicke: thiếu hụt vitamin B1 kéo dài và trở nên nghiêm trọng gây rối loạn nhân cách, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, rối loạn tâm thần,… Với tình trạng này, bác sĩ sẽ cho người bệnh bổ sung vitamin B1 liều cao theo đường uống kết hợp chế độ ăn uống cân bằng để phục hồi. Cũng tương tự như bệnh beriberi, bệnh wernicke cũng nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Bị tê phù nề do thiếu vitamin B1

Thiếu vitamin B2 – Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B2 rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra khi bị rối loạn nội tiết như các vấn đề về tuyến giáp hoặc một số bệnh lý khác. Tình trạng thiếu vitamin B2 nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu và đục thủy tinh thể. Nguy hiểm hơn cả, trong thai kỳ, mẹ bầu thiếu vitamin B2 có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe như sau:

  • Thiếu vitamin B2 gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể
  • Thiếu máu do thiếu sắt: vitamin B2 giữ nhiều vai trò quan trọng, trong đó, có sự tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đến các tế bào. Do đó, khi thiếu hụt vitamin này có thể làm thay đổi sự hấp thụ sắt và gây thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi.
  • Đục thủy tinh thể:đây là một chứng rối loạn về mắt gây ra hiện tượng thấu kính mờ và khi đáp ứng đủ vitamin B2 có thể giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
  • Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành

Thiếu vitamin B3

Vitamin B3 tham gia vào nhiều quá trình quan trọng của cơ thể, vì thế thiếu hụt vitamin này gây nên nhiều ảnh hưởng:

  • Gây rối loạn quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Điều này khiến cho tế bào khắp cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, hoạt động kém. Một khi chức năng của các cơ quan suy giảm kéo dài sẽ gây nhiều rối loạn bệnh lý.
  • Rối loạn tiêu hóa: viêm niêm mạc đường tiêu hóa, chảy máu trực tràng, viêm dạ dày, tiêu chảy,…
  • Ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ADN, ARN
  • Bệnh Pellagra: đây là một trong những bệnh nguy hiểm khi thiếu vitamin B3. Khi mắc bệnh này, da của người bệnh bị tổn thương nặng. Không chỉ da, hệ tiêu hóa cũng bị tổn thương và rối loạn tâm thần biến chứng nặng. Tình trạng càng kéo dài, không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết do Pellagra. Đây là tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Rối loạn tiêu hoá do thiếu vitamin B3

Thiếu vitamin B5

Vitamin B5 luôn có sẵn trong thực phẩm tự nhiên nên việc thiếu hụt là hiếm gặp. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng thiết hụt hay bị suy dinh dưỡng thì có thể thiếu hụt vitamin B5 cùng các loại vitamin khác.

Tình trạng thiếu vitamin B5 sẽ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động nhiều đến sức khỏe mà chỉ gây những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và bổ sung dinh dưỡng cân đối, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy kiệt, mệt mỏi trong thời gian dài.

Thiếu vitamin B6

Cơ thể thiếu vitamin B6 gây ra bệnh thần kinh ngoại vi và hội chứng giống như bệnh pellagra khi thiếu vitamin B3. Tuy nhiên, tình trạng còn đi kèm với các dấu hiệu viêm da tiết bã, viêm lưỡi và bệnh khô môi. Đối với người trưởng thành, thiếu vitamin B6 có thể gây lú lẫn, bất thường trên điện não đồ và co giật.

Thiếu vitamin B7 – Thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Vitamin B7 (biotin) cũng tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể. Cơ thể con người có thể sản xuất một lượng nhỏ biotin từ vi khuẩn trong đường ruột để hạn chế tình trạng thiếu hụt. Tuy nhiên, nếu không bổ sung đủ vitamin B7, cơ thể sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh lý.

Một trong những bệnh điển hình nhất của thiếu vitamin B7 chính là bệnh da liễu. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm đen, nhiều mụn, bong tróc. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin B7 kéo dài, cơ thể thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi, suy nhược,…

Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Thiếu vitamin B7 gây rụng tóc

Thiếu hụt vitamin B9

Vitamin B9 còn được gọi là acid folic – đây là thành phần quan trọng trong sản xuất các tế bào hồng cầu cũng như có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ống thần kinh. Tình trạng thiếu hụt vitamin B9 sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hệ thần kinh cũng như những hậu quả nghiêm trọng khác như sau:

  • Thiếu máu hồng cầu to: tình trạng này là sự rối loạn trong quá trình tạo máu. Cơ thể bị thiếu máu do các hồng cầu phát triển không đúng, kích thước lớn hơn bình thường khiến hồng cầu bị vỡ và không thể ra ngoài xương tủy để vận chuyển oxy trong máu. Điều này gây nên sự thiếu hụt oxy hóa ở các mô và cơ quan trong cơ thể.
  • Giảm bạch cầu và tiểu cầu khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.
  • Dị tật ống thần kinh ở thai nhi: trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thiếu hụt vitamin B9 có thể gây nên dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Nhồi máu cơ tim: vitamin B9 có khả năng làm giảm nồng độ homocystein – chất này gây tổn thương nội mạc động mạch, gây ra quá trình xơ vữa động mạch, hình thành mảng xơ vữa và gây nên xơ cứng động mạch. Do đó, khi thiếu hụt vitamin B9 sẽ khiến cho nồng độ homocysteine tăng cao dẫn đến các ảnh hưởng trên. Từ đó, gây nên các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

Thiếu hụt vitamin B12

Nếu thiếu vitamin B12 nhẹ có thể sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không phát sinh bệnh lý. Tuy nhiên, nếu không bổ sung kịp thời, tình trạng thiếu vitamin B12 kéo dài sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Mệt mỏi, suy nhược kéo dài
  • Tủy sống thoái hóa, thoái hóa dây thần kinh thị giác, thoái hóa dây thần kinh ngoại biên,…
  • Thiếu máu hồng cầu với lưỡi to, mất gai lưỡi nếu thiếu nặng có thể dẫn tới suy tim, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rối loạn tiêu hóa
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Thiếu hụt vitamin B12 gây suy nhược cơ thể

Như vậy, việc thiếu hụt bất kỳ vitamin B nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, phát hiện triệu chứng thiếu vitamin B sớm vô cùng quan trọng. Khi phát hiện dấu hiệu bất ổn, cần thăm khám ngay để có biện pháp khắc phục, cải thiện chế độ lành mạnh, cân đối, hợp lý nhất.

Vitamin B có trong thực phẩm nào? Điểm danh nhóm thực phẩm chứa vitamin B

Để phòng thiếu hụt vitamin B, cách tối ưu nhất chính là cải thiện chế độ dinh dưỡng qua thực phẩm bổ sung hằng ngày. Vậy vitamin nhóm b có trong thực phẩm nào ? Vấn đề này được khá nhiều người quan tâm nhằm chọn thực phẩm phù hợp. Việc cân đối thực phẩm chứa vitamin B đúng nguyên tắc, hàm lượng vô cùng quan trọng, nhưng lại gây khó khăn cho mọi người. Thế nên, nếu khó khăn mọi người có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ.

Sau đây sẽ là một số gợi ý về thiếu vitamin B nên ăn gì cũng như các thực phẩm chứa vitamin B dồi dào:

  • Cá hồi: là loại cá béo giàu dinh dưỡng, không chỉ nổi tiếng có hàm lượng acid béo dồi dào mà giàu vitamin B. Trung bình 100g cá hồi có 18% RDI vitamin B1, 29% RDI vitamin B2, 50% RDI vitamin B3, 19% RDI vitamin B5, 47% RDI vitamin B6 và 51% RDI vitamin B12.
  • Rau lá xanh: rau xanh không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa. Một số loại rau lá xanh giàu vitamin B9: rau bina, rau xanh Collard, rau diếp Romaine,…
  • Gan: giàu vitamin B cùng nhiều dưỡng chất khác. Trung bình 100g gan bò cung cấp 12% RDI vitamin B1, 201% RDI vitamin B2, 87% RDI vitamin B3, 69% RDI vitamin B5, 51% RDI vitamin B6, 138% RDI vitamin B7, 65% RDI vitamin B9 và 1.386% RDI vitamin B12.
  • Trứng: trứng cũng là thực phẩm giàu dưỡng chất và là thực phẩm chứa vitamin B dồi dào. Trung bình 1 quả trứng 50g có chứa 15% RDI vitamin B2, 7% RDI vitamin B5, 33% RDI vitamin B7, 5% RDI vitamin B9 và 9% RDI vitamin B12.
  • Sữa là thực phẩm giàu vitamin B cùng đa dạng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Thịt bò là loại thịt cung cấp một lượng vitamin B dồi dào. Trung bình 100g thịt bò cung cấp 5% RDI vitamin B1, 8% RDI vitamin B2, 39% RDI vitamin B3, 6% RDI vitamin B5, 31% RDI vitamin B6 và 29% RDI vitamin B12.
  • Hàu, trai và hến cũng là thực phẩm chứa vitamin B dồi dào. Không chỉ vậy, hàu, trai, hến còn giàu giàu protein và một số khoáng chất, bao gồm sắt, kẽm, selen và mangan cần thiết cho cơ thể.
  • Cây họ đậu nên bổ sung bởi cung cấp hàm lượng vitamin B9 cao. Đồng thời, cây họ đầu cũng cung cấp một lượng nhỏ các vitamin B khác, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3 và vitamin B6. Một số loại đậu giàu vitamin B: đậu đen, đậu xanh, đậu thận, đậu lăng, đậu pinto, đậu nành,…
  • Thịt gà, đặc biệt là ức gà cung cấp nhiều vitamin và protein hơn so với thịt sẫm màu. Thịt gà cung cấp vitamin B2, B3, B5, B6, B12
  • Sữa chua không chỉ cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột mà còn giàu vitamin B2 và B12.
  • Thịt heo giàu dưỡng chất, cùng đa dạng vitamin B. Trung bình 100g thịt thăn heo có chứa 69% RDI vitamin B1, 24% RDI vitamin B2, 24% RDI vitamin B3, 9% RDI vitamin B5, 27% RDI vitamin B6, 14% RDI vitamin B12.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mì, bột ngô, gạo, yến mạch, lúa mạch, hạt kê,… không chỉ giàu chất xơ, mà còn giàu vitamin và khoáng chất. Trong đó, ngũ cốc nguyên hạt cũng giàu vitamin B, bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9.
Thiếu vitamin B gây bệnh gì?
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Theo đó, mọi người cũng đã bỏ túi cho mình và nắm được thiếu vitamin B nên ăn gì. Từ đó, bổ sung đa dạng thực phẩm, cân đối dưỡng chất trong chế độ ăn uống hằng ngày để cải thiện tình trạng, bảo vệ sức khỏe.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về thiếu vitamin B gây bệnh gì giúp mọi người bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích trong nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, để sức khỏe tốt, cân bằng dưỡng chất, mọi người nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia. Đồng thời, để nâng cao kiến thức cũng như nắm rõ nguyên tắc thiết kế thực đơn bạn có thể tham gia các khoá đào tạo dinh dưỡng từ các bác sĩ, chuyên gia tại NRECI nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD